Bộ GTVT đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNTại đường Nguyễn Chí Thanh, lực lượng chức năng cũng đã bỏ chốt kiểm tra giấy đi đường, người dân có thể tham gia giao thông thoải mái hơn.
Tại đường Nguyễn Chí Thanh, lực lượng chức năng cũng đã bỏ chốt kiểm tra giấy đi đường, người dân có thể tham gia giao thông thoải mái hơn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
Đăng ký
Tai Việt Nam, Bộ GTVT vừa đề xuất tăng mức phạt với nhiều hành vi vi phạm giao thông đường bộ, trong đó có một số hành vi bị đề nghị xử phạt cao hơn 4 – 5 lần so với Nghị định 100 và các luật, quy định trước đó.
Các hành vi bị đề nghị tăng mạnh mức xử phạt như chở quá tải, không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách, dừng, đỗ xe trên cao tốc không đúng nơi quy định, quay đầu xe trên đường cao tốc, gắn biển số không rõ chữ, số, sơn, dán, sửa…
Riêng Bộ Tư pháp đề nghị cân nhắc bổ sung hành vi “không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông” (như không đeo khẩu trang) vào Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Đề xuất tăng mức phạt mới về vi phạm giao thông đường bộ cần lưu ý

Tại Việt Nam, dự kiến, một số hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ sẽ bị áp dụng mức xử phạt tăng so với Nghị định 100 hiện hành. Trong số đó, có hành vị bị xử phạt cao gấp 4-5 lần so với trước.
Việc tăng mức phạt này là nội dung trong dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng mà Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) vừa trình lên Chính phủ.
Sân bay Quốc tế Nội Bài. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ GTVT đề nghị cho nhân viên hàng không sử dụng giấy đi đường cũ
Theo đó, mức xử phạt hành vi chở quá tải vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt nặng hơn nhiều so với trước.
Cụ thể, ở mức vi phạm cao nhất, số tiền phạt đối với tài xề lên đến 50 triệu đồng (hiện nay là 12 triệu đồng). Nếu tính cả hình phạt với chủ xe thì mức phạt lên đến trên 140 triệu đồng.
Dự thảo cũng quy định 3 mức vi phạm chở quá tải từ 10-20%, 20-50% và trên 50% thay vì 5 mức như hiện nay.
Với mức quá tải từ trên 10% đến 20%, mức phạt từ 2-3 triệu đồng sẽ tăng lên 4-6 triệu đồng.
Với mức quá tải từ trên 20% đến 50%, phạt 13-15 triệu đồng (hiện nay phạt 3-5 triệu đồng)
Với mức chở quá tải trên 50% phạt 40-50 triệu đồng (theo luật hiện nay, chở quá tải từ trên 100% đến 150% phạt 7-8 triệu đồng, trên 150% phạt 8-12 triệu đồng).
© Depositphotos.com / Оleg_DoroshenkoCảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam.
Cảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Cảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam.
Đáng chú ý, hành vi không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách với người đi môtô, xe máy, dự thảo đề xuất nâng mức phạt từ 200.000-400.000 đồng lên 400.000-600.000 đồng.
Với người đi xe đạp máy, xe đạp điện, dự thảo đề xuất mức phạt tăng từ 100.000-200.000 đồng lên 400.000-600.000 đồng.
Với hành vi dừng, đỗ xe trên cao tốc không đúng nơi quy định, quay đầu xe trên đường cao tốc, dự thảo đề xuất nâng mức phạt từ 6-8 triệu đồng lên 10-12 triệu đồng.
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2021
Bộ GTVT: Có thể tham khảo cách làm của Trung Quốc đối với dự án Cát Linh - Hà Đông
Theo dự thảo, với hành vi gắn biển số không rõ chữ, số, sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển, dự thảo đề xuất tăng mức phạt lên 4-6 triệu đồng (theo luật hiện nay là 800.000 đến 1 triệu đồng).
Như Sputnik thông tin trước đó, Nghị định 100 hiện quy định mức phạt cho hành vi để giấy phép lái ôtô quá hạn 6 tháng là 4-6 triệu đồng.
Trong dự thảo này, Bộ Giao thông Vận tải để xuất chia làm 2 mức vi phạm: với bằng lái quá hạn dưới 3 tháng, chủ xe bị phạt 5-7 triệu đồng. Để quá hạn từ 3 tháng trở lên, mức phạt là 10-12 triệu đồng. Đây cũng là mức phạt cho tài xế không có bằng lái, hoặc bằng lái không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Người điều khiển môtô hai bánh dung tích xilanh dưới 175cm3, không có bằng lái xe hoặc sử dụng giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp, hoặc bằng lái bị tẩy xóa, bị đề xuất mức phạt 1-2 triệu đồng (theo luật hiện nay là 800.000-1,2 triệu đồng).
Người điều khiển xe máy có dung tích xilanh trên 175cm3, không có bằng lái xe hoặc sử dụng bằng lái hết hạn bị đề xuất tăng mức phạt là 4-5 triệu đồng.
Đặc biệt, người tham gia đua môtô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép bị đề xuất mức phạt 10-15 triệu đồng (luật hiện nay là 7-8 triệu đồng). Trong trường hợp đua ô tô, dự thảo đề xuất mức phạt 20-25 triệu đồng (hiện nay là 8-10 triệu đồng).
“Việc tăng mức xử phạt để tăng cường răn đe, đảm bảo an toàn trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự”, Bộ GTVT lý giải.
Ông Lê Anh Tuấn Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ, do thời gian qua tại một số tỉnh thành trên cả nước đã xảy ra tình trạng sử dụng ôtô, môtô, xe gắn máy, xe máy điện để đua xe trái phép gây mất trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, do đó, cần thiết phải tăng mức phạt.

‘Không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch’ khi tham giao thông cũng sẽ bị phạt?

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã ký báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng.
Hành khách thực hiện thủ tục soi chiếu an ninh tại các máy mới được lắp đặt bổ sung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.06.2021
Bộ GTVT: Tạm dừng các chuyến bay giữa Quảng Ninh, Gia Lai và TP.HCM
Theo đó, Thứ trưởng Oanh nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc bổ sung hành vi “không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh của của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông” vào Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Bộ Tư pháp cho rằng, bổ sung việc phạt hành vi “không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch” là để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Tư pháp dẫn ví dụ người điều khiển mô tô tham gia giao thông không đeo khẩu trang trong thời gian giãn cách xã hội cũng cần bị xử phạt.
Theo đại diện Bộ Tư pháp, thực tế hiện nay, nhiều người tham gia giao thông không đeo khẩu trang bị lực lượng Công an kiểm tra, xử phạt nhưng không nộp phạt.
© Depositphotos.com / ХuanhuonghoTai nạn giao thông ở Việt Nam.
Tai nạn giao thông ở Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tai nạn giao thông ở Việt Nam.
Thực tế còn tồn tại hiện nay là lực lượng Công an chưa có đủ căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính (tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính) theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
“Cơ quan thẩm định cũng đề nghị Bộ GTVT phối hợp với Bộ Y tế để quy định mức phạt, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả bảo đảm thống nhất với hành vi quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế”, Bộ Tư pháp lưu ý.
Theo đó, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bỏ quy định tại Khoản 8 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định chủ phương tiện, nếu không hợp tác với cơ quan chức năng, không chứng minh hoặc không giải trình được mình không phải là người đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng cho rằng, người có thẩm quyền xử phạt phải có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính.
Khu vực soi chiếu an ninh sảnh A đã thông thoáng, không còn cảnh hành khách xếp hàng dài chờ đợi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2021
Bộ GTVT triệu tập cuộc họp khẩn tìm nguyên nhân gây ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất
Trong trường hợp chủ phương tiện không hợp tác với cơ quan chức năng để xác định đối tượng đã điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm thì có thể xử phạt đối với hành vi không thực hiện theo yêu cầu, không hợp tác với cơ quan chức năng.
Về việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt và hàng không dân dụng, báo cáo thẩm định của Bộ Tư pháp cho rằng, Ban soạn thảo Nghị định cần quy định rõ trình tự, thời gian, cách thức tổ chức thực hiện đối với nhiều hình thức xử phạt trên cơ sở quy định về hình thức xử phạt tại Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cụ thể các vấn đề như “đình chỉ việc xây dựng, cải tạo, nâng cấp cảng biển hoặc xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị khác có thời hạn”, “đình chỉ việc tiếp nhận tàu thuyền hoạt động tuyến quốc tế vào cảng biển” hay biện pháp khắc phục hậu quả thuộc thẩm quyền của Chính phủ như “buộc phải hạ phần hàng xếp vượt quá trọng tải cho phép chở của xe ô tô”, “buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm”.
“Tất cả phải theo đúng quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và để bảo đảm tính khả thi của việc thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thực tế”, Bộ Tư pháp nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала