Hợp đồng tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Úc là tuyệt mật vì lo ngại về phản ứng cứng rắn của Trung Quốc

© AP Photo / Carolyn KasterChủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Washington, năm 2015.
Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Washington, năm 2015. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Đăng ký
Quá trình thành lập liên minh an ninh Mỹ-Úc-Anh về quan hệ đối tác ba bên nhằm tăng cường hợp tác an ninh, quân sự và ngoại giao, viết tắt là AUKUS đã được giữ bí mật, điều hiếm có đối với những sự kiện như vậy, - chuyên gia quân sự Nga Kashin nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik.
Để đảm bảo chế độ bí mật, ba nước đối tác thậm chí còn cố tình gây thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan hệ với Liên minh châu Âu. Trước hết, mối quan hệ với Pháp đã bị phá hoại, vì Úc xóa bỏ hợp đồng với Pháp để đóng 12 tàu ngầm. Thay vào đó, Australia sẽ đóng ít nhất 8 tàu ngầm đa năng chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự giúp đỡ của Anh và Mỹ.
Đây không phải là lần đầu tiên trong những năm qua Australia nỗ lực cải thiện và mở rộng đội tàu ngầm hiện bao gồm 6 tàu ngầm cũ lớp Collins. Các tàu ngầm này do công ty đóng tàu Saab Kockums của Thụy Điển thiết kế và lắp ráp tại Australia từ các bộ phận do Thụy Điển cung cấp, đã được đưa vào biên chế Hải quân Australia trong những năm 1996-2003.
© Ảnh : PeripitusTàu ngầm lớp Collins ở Úc
Tàu ngầm lớp Collins ở Úc - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tàu ngầm lớp Collins ở Úc

Dự án có những chậm trễ về tài chính và nhiều vấn đề kỹ thuật

Những chiếc tàu ngầm lớp Collins phải chịu đựng sự rung động nghiêm trọng do động cơ chạy bằng điện diesel, các hệ thống điều khiển tự động bị lỗi thời, độ tin cậy kém và còn có những vấn đề khác. Các chuyên gia đã cố gắng giải quyết những vấn đề này trong quá trình các đợt sửa chữa và nâng cấp rất tốn kém. Đến nay, hạm đội vốn có vấn đề đã trở nên lỗi thời.
Kể từ năm 2007, Australia tìm kiếm phương án thay thế những chiếc tàu ngầm cũ. Trong quá trình cạnh tranh lâu dài, tàu ngầm mới nhất của Nhật Bản thuộc lớp Soryu đã nổi lên như một lựa chọn được yêu thích nhất.
Soryu là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân tiên tiến nhất trên thế giới, được thiết kế để hoạt động ở Thái Bình Dương và đáp ứng các yêu cầu của Hải quân Australia. Việc cung cấp những chiếc tàu ngầm lớp Soryu cho Australia có thể trở thành thỏa thuận xuất khẩu vũ khí lớn đầu tiên trong lịch sử thời hậu chiến của Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản và đích thân Thủ tướng Shinzo Abe đã lên tiếng ủng hộ thỏa thuận này. Đã có vẻ Chính phủ Australia cũng bày tỏ sự ủng hộ. Tuy nhiên, vào năm 2016, thái độ của Australia đột ngột thay đổi. Và Úc không giải thích đầy đủ về lý do khiến họ thay đổi lập trường. Người ta chỉ có thể dự đoán rằng, khi đó, Úc đã lo ngại rằng, hợp đồng mua tàu ngầm của Nhật Bản trong khi quan hệ Trung-Nhật xấu đi nghiêm trọng sẽ gây ra sự tức giận của Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Úc.
Kết quả là vào năm 2016, Pháp đã ký một thỏa thuận liên chính phủ với Australia về việc đóng 12 tàu ngầm lớp Suffren tại các nhà máy đóng tàu của Australia với sự hỗ trợ của Pháp. Đây là phiên bản diesel-điện của tàu ngầm hạt nhân lớp Barracuda được đóng cho Hải quân Pháp. Theo thỏa thuận, các tàu ngầm này sẽ được đưa vào biên chế Hải quân Úc vào năm 2032.
© AFP 2023 / Ludovic MarinNaval Group CEO Herve Guillou poses during the official launch of the new French nuclear submarine "Suffren", built by Naval Group, at the French naval base in Cherbourg, north-western France on July 12, 2019. - The 99-metre-long black steel monster is named after Pierre-Andre Suffren, an admiral who distinguished himself against the English in the 18th century. The actual launch will only take place at the end of July, with a three-year delay, before dockside tests, then at sea, and its delivery to the French Navy in Toulon before summer 2020.
Naval Group CEO Herve Guillou poses during the official launch of the new French nuclear submarine Suffren, built by Naval Group, at the French naval base in Cherbourg, north-western France on July 12, 2019. - The 99-metre-long black steel monster is named after Pierre-Andre Suffren, an admiral who distinguished himself against the English in the 18th century. The actual launch will only take place at the end of July, with a three-year delay, before dockside tests, then at sea, and its delivery to the French Navy in Toulon before summer 2020. - Sputnik Việt Nam
1/2
Naval Group CEO Herve Guillou poses during the official launch of the new French nuclear submarine "Suffren", built by Naval Group, at the French naval base in Cherbourg, north-western France on July 12, 2019. - The 99-metre-long black steel monster is named after Pierre-Andre Suffren, an admiral who distinguished himself against the English in the 18th century. The actual launch will only take place at the end of July, with a three-year delay, before dockside tests, then at sea, and its delivery to the French Navy in Toulon before summer 2020.
© Ảnh : Public DomainTàu ngầm hạt nhân dự án "Barracuda"
Tàu ngầm hạt nhân dự án Barracuda  - Sputnik Việt Nam
2/2
Tàu ngầm hạt nhân dự án "Barracuda"
1/2
Naval Group CEO Herve Guillou poses during the official launch of the new French nuclear submarine "Suffren", built by Naval Group, at the French naval base in Cherbourg, north-western France on July 12, 2019. - The 99-metre-long black steel monster is named after Pierre-Andre Suffren, an admiral who distinguished himself against the English in the 18th century. The actual launch will only take place at the end of July, with a three-year delay, before dockside tests, then at sea, and its delivery to the French Navy in Toulon before summer 2020.
2/2
Tàu ngầm hạt nhân dự án "Barracuda"
Sau khi đạt được thỏa thuận liên chính phủ, hai bên phải ký hợp đồng, và chính khi đó đã xuất hiện những khó khăn. Không giống như những chiếc tàu ngầm lớp Soryu được đóng hàng loạt cho hạm đội Nhật Bản (12 chiếc đã được đóng), dự án đóng tàu ngầm cho Pháp chỉ tồn tại trên giấy. Về nguyên tắc, chi phí của dự án ở giai đoạn này là ước tính và có thể gia tăng nghiêm trọng. Hơn nữa, có mọi lý do để cho rằng, ban đầu người Pháp đã đánh giá thấp dự án này để ký kết hợp đồng càng sớm càng tốt.
Kết quả là, sau khi đạt được thỏa thuận liên chính phủ, hai bên bắt đầu bước vào đàm phán mới để sửa một số điểm về chi phí và các điều kiện kỹ thuật của hợp đồng. Sự chậm trễ trong quá trình này khiến phía Úc ngày càng bất bình. Sau một thời gian, trên báo chí xuất hiện những tin đồn về việc, phía Úc không hài lòng với tiến độ của dự án, và họ bắt đầu tìm kiếm một giải pháp thay thế.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc

Song song với điều đó đã diễn ra một quá trình khác - mối quan hệ giữa Australia và CHND Trung Hoa đã xấu đi. Đến năm 2020, mối quan hệ song phương bước vào giai đoạn hạ nhiệt rõ rệt. Trung Quốc không hài lòng với thực tế là Úc, nước phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, chiếm gần 40% kim ngạch xuất khẩu), đang gia tăng hợp tác quân sự-chính trị với Hoa Kỳ. Các yếu tố khác của sự bất mãn là những nỗ lực của Úc nhằm chống lại “ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc” dẫn đến sự phân biệt đối xử với một số nhà đầu tư và giới truyền thông Trung Quốc.
Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Chuyên gia Trung Quốc: Mỹ biến Australia thành “người canh gác” cho châu Á
Và “giọt nước cuối cùng” là việc Úc đòi hỏi phải có một cuộc điều tra về cách thức Trung Quốc xử lý đại dịch COVID-19. Kể từ mùa xuân năm 2020, Trung Quốc bắt đầu áp đặt các hạn chế cứng rắn (mặc dù không chính thức) đối với các mặt hàng xuất khẩu của Australia (rượu vang, bông, than đá, v.v.).
Trong khi đó, cuộc đối đầu Mỹ-Trung ở Thái Bình Dương ngày càng gia tăng, và Hoa Kỳ bắt tay củng cố hệ thống liên minh của mình. Hệ thống này đã gặp phải những khó khăn. Hai đồng minh (Philippines và Thái Lan) trên thực tế chuyển sang chính sách đa vector độc lập và đang phát triển quan hệ với CHND Trung Hoa. Hàn Quốc đang cố gắng tránh xa xung đột Trung-Mỹ. Và ngay cả Nhật Bản gần đây cũng cố gắng không gây khó chịu cho Trung Quốc.
Ý định của phía Mỹ phát triển nhanh chóng các cuộc tiếp xúc quân sự với Australia có vẻ hợp lý. Mối quan hệ giữa hai nước có mức độ tin cậy cao nhất, một bằng chứng cho điều đó là việc Úc tham gia vào liên minh các cơ quan tình báo Five Eyes, còn gọi là Ngũ Nhãn. Mỹ có thể chuyển giao cho Australia những công nghệ nhạy cảm, và việc Úc sẽ sở hữu 8 chiếc tàu ngầm hạt nhân được chế tạo và duy trì với chi phí ngân sách Australia có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho Mỹ. Như vậy, vào năm 2021, Úc đã thấy chín muồi các điều kiện để thực hiện những thay đổi trong việc lập kế hoạch quân sự.
Mặc dù quyết định của Úc từ chối ký hợp đồng với Pháp không gây bất ngờ, nhưng, cách đưa ra quyết định này có thể được coi là bất thường. Những quyết định như vậy hiếm khi được chuẩn bị trong khi giữ kín kế hoạch với các đồng minh. Vụ việc là một sự sỉ nhục đối với Pháp. Chỉ hai tuần trước khi ký kết AUKUS, các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao Pháp và Australia đã tổ chức họp "tham vấn" thường niên, trong đó họ khẳng định cam kết của mình đối với thỏa thuận tàu ngầm. Kết quả là, Pháp đã thực hiện một bước chưa từng có khi triệu hồi các đại sứ tại Mỹ và Úc để tham vấn.
Tập trận hải quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Ở Úc có thể xuất hiện các căn cứ mới của Hoa Kỳ
Những gì đã xảy ra gây khó chịu cho cả các nước EU và toàn bộ liên minh châu Âu. Gần đây EU đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình. Ví dụ, hiện tại, một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Hoàng gia Hà Lan đang hiện diện ở Thái Bình Dương trong thành phần nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh, và một tàu khu trục nhỏ của Hải quân Đức cũng đang ở trong khu vực. Bằng cách này EU muốn cho thấy rằng, họ đang hoạt động tích cực ở Thái Bình Dương và sẵn sàng hợp tác với Mỹ - đối tác của họ trong NATO. Hóa ra, sự hợp tác chỉ là đơn phương.
Tuy nhiên, người Mỹ vốn có thái độ coi thường đối với châu Âu. Nhưng, để đáp lại điều đó, Brussels và Paris không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nổi cơn thịnh nộ. Có lẽ, thỏa thuận này đã được giữ bí mật vì những lo ngại về phản ứng cứng rắn của Trung Quốc. Ở giai đoạn chuẩn bị, Trung Quốc có thể leo thang mạnh gây áp lực kinh tế đối với Australia để phá vỡ thỏa thuận. Theo quan niệm của các tác giả AUKUS, sau khi ký kết thỏa thuận này, Trung Quốc phải đối mặt với một thực tế mới và họ sẽ kiềm chế cảm xúc tức giận. Đồng thời, thỏa thuận AUKUS là một đòn giáng mạnh vào quan hệ Trung-Úc, và về lâu dài, hậu quả đối với nền kinh tế là không thể tránh khỏi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала