Mytel của Viettel là ‘nạn nhân’ trong chính biến căng thẳng ở Myanmar

© Ảnh : Ruttinan/PixabayTrạm thu phát sóng
Trạm thu phát sóng - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Đăng ký
Tình hình Myanmar leo thang căng thẳng khi hàng chục tháp viễn thông, thiết bị thu phát sóng của Mytel (do Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel hợp tác với chính phủ Myanmar) bị tấn công, phá hủy.
Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đã có cuộc làm việc với đại diện doanh nghiệp đang bám trụ làm ăn kinh doanh ở Myanmar nhằm tìm giải pháp hỗ trợ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như bất ổn chính trị ở quốc gia Đông Nam Á này.

Tháp viễn thông của Mytel bị tấn công ở Myanmar

Thực tế, các trạm thu phát sóng, cột, tháp viễn thông của Mytel chỉ là “nạn nhân” bị tấn công trong biển lửa giận dữ của người biểu tình Myanmar với chính quyền Quân sự.
Doanh nghiệp Việt Nam không liên quan gì đến nội tình những cuộc chính biến, tình hình leo thang bạo lực ở Yangon (Ragoon).
Tin tức việc nhiều trạm thu phát sóng, tháp và các thiết bị viễn thông của Mytel, đơn vị thành viên của Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel (đơn vị thuộc Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel, hợp tác với chính phủ Myanmar,) bị tấn công do bất ổn chính trị ở Myanmar gây chú ý.
Theo hãng tin Reuters hoảng 700.000 người ở Myanmar đã mất truy cập Internet sau khi các thiết bị viễn thông do Mytel điều hành bị tấn công.
Có tin tức cho biết, hàng chục trạm thu phát sóng của công ty này đã bị phá hủy.
Các cuộc tấn công xảy ra kể từ khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia (NUG), một chính quyền dân sự được thành lập để chống lại cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 của Quân đội, vào tuần trước tuyên bố phát động “cuộc chiến phòng vệ của nhân dân” chống lại chính quyền quân sự Myanmar.
Như đã biết, Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi chính quyền cựu cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị lật đổ, làm dấy lên sự giận dữ trên khắp cả nước.
Mytel - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2021
Tình hình Myanmar căng thẳng, Mytel và VNG của Việt Nam đang làm ăn ra sao ở quốc gia này?
Liên tiếp các cuộc đình công, biểu tình và sự thành lập một lực lượng dân quân chống chính quyền quân sự hiện tại.
Một số vụ bạo loạn đổ máu đã xảy ra ở nhiều khu vực sau khi NUG ngầm tuyên bố cuộc nổi dậy và kêu gọi lực lượng dân quân mới, được gọi là Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF), tấn công nhằm vào các căn cứ, trụ sở và tài sản của quân đội.
“Việc phá hủy cơ sở hạ tầng viễn thông đang tước đi phương tiện truy cập thông tin, giáo dục và các dịch vụ quan trọng trên Internet của hàng trăm nghìn người”, người phát ngôn của Mytel cho biết.
Hầu hết các cuộc tấn công diễn ra ở khu vực nông thôn và hơn 80 trạm thu phát sóng do Mytel sở hữu đã bị phá hủy. Lực lượng Phòng vệ Nhân dân tuyên bố chịu trách nhiệm ở một số khu vực, theo báo cáo của Irrawaddy trong tuần qua.

Người biểu tình Myanmar tấn công vào Mytel và tài sản do Quân đội làm chủ

Được biết, trước việc người biểu tình phá hủy hàng loạt tháp viễn thông, trạm thu phát sóng của Mytel và thiết bị viễn thông thuộc sở hữu của Quân đội, đỉnh điểm là sự kiện người biểu tình nhắm 11 tháp viễn thông của Mytel, một trong 4 mạng di động chính của Myanmar, ở thị trấn Budalin thuộc khu vực Sagaing.
Đáng chú ý, Quyền Chủ tịch NUG Duwa Lashi La hôm 7/9 còn kêu gọi người dân nhắm mục tiêu vào các tài sản quân sự trong khu vực sinh sống.
Đại diện phát ngôn của chính quyền quân sự từ chối yêu cầu bình luận về các vụ bạo loạn liên quan, tuy nhiên, một bản tin quân sự được công bố ngày 12 tháng 9 đã liệt kê 68 vụ nổ tại các trạm viễn thông công cộng.
Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.06.2021
Việt Nam muốn giúp Myanmar tránh cuộc nội chiến toàn diện
Bản tin không nêu rõ chủ sở hữu những trạm viễn thông này nhưng cáo buộc "tổ chức khủng bố NUG" đã kích động bạo lực.
Cùng với đó, các video trên mạng xã hội cho thấy những gì dường như là vụ nổ tại các tòa tháp. Reuters hiện chưa thể xác nhận liệu có phải các thành viên PDF đã gây ra những vụ tấn công này hay không.
Trong các vụ xung đột trước đó, Quân đội đã có lúc tự ngắt internet, đặc biệt là ở các thành phố, nhằm kiềm chế các cuộc biểu tình.
Tuyên bố về cuộc nổi dậy được đưa ra trong bối cảnh phe đối lập thất vọng vì thiếu sự ủng hộ cụ thể từ các nước trên thế giới trong việc phản đối chính quyền quân sự.
“Giờ mọi người đã nhận ra rằng chúng ta phải đi đến cuối cùng bất kể có hỗ trợ quốc tế hay không”, Thứ trưởng Maw Htun Aung của NUG nói.
Tuy nhiên, trong khi NUG đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ trên các phương tiện truyền thông xã hội ở Myanmar, vẫn chưa rõ tuyên bố của họ sẽ gây ra đe dọa đến mức độ nào đối với một lực lượng quân đội vốn được vũ trang đầy đủ hơn nhiều về mọi phương diện.
“Tôi sẽ đặt nhiều hy vọng vào cuộc cách mạng của chúng ta nếu tất cả các thành viên PDF trên khắp đất nước cầm vũ khí đứng lên. Nhưng hiện tại, họ chưa sẵn sàng", một người ủng hộ của Lực lượng Phòng vệ Chinland, thành lập ở bang Chin, tuyên bố.
Kyat là đơn vị tiền tệ của Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.05.2021
Hơn 10% nhà đầu tư nước ngoài rời Myanmar sau cuộc đảo chính
Trong khi trái ngược với hầu hết các nước phương Tây, Trung Quốc duy trì đường lối đối thoại mềm mỏng hơn về vấn đề Myanmar và khẳng định ưu tiên của Bắc Kinh là hướng đến sự ổn định lâu dài cũng như không can thiệp chuyện nội bộ của Myanmar.
Trong khi đó, Đại sứ Anh ở Myanmar Pete Vowles kêu gọi tất cả các bên tham gia đối thoại. Các nước phương Tây kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm gây áp lực cho chính quyền quân sự Myanmar, ASEAN với vai trò trung gian, hiện đang dẫn đầu các nỗ lực vì một giải pháp ngoại giao, hòa bình.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố Mỹ không chấp nhận bạo lực như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay và kêu gọi tất cả các bên duy trì hòa bình, nhanh chóng hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar.

Viettel vẫn dần chiếm lĩnh thị phần viễn thông ở Myanmar

Đáng chú ý, bất chấp đòn giáng của Covid-19, bất ổn chính trị, đời sống kinh tế xã hội tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Myanmar, Viettel vẫn duy trì tình hình kinh doanh khả quan.
Như Sputnik đã thông tin, theo số liệu từ chính Tập đoàn công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel, trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu đạt 128,6 nghìn tỷ, tăng 6,8% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế đạt 19,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ.
Không chỉ là nhà mạng số 1 của Việt Nam, Viettel cũng vươn tầm mạnh ra quốc tế, hoàn thành chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025 cho một mảng kinh doanh khác của mình khi đưa công ty con Viettel Post trở thành doanh nghiệp Logistics số 1 Việt Nam với doanh thu nửa đầu năm 2021 đạt 10.351 tỷ đồng, tăng mạnh 52% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 268,5 tỷ đồng, tăng 7%.
Lãi ròng tăng 7,2% so với những gì mà Viettel Post đã thực hiện trong nửa đầu năm 2020 lên mức hơn 214 tỷ đồng.
Đáng chú ý, thêm một điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của Viettel còn thể hiện ở mảng đầu tư nước ngoài.
Cảnh sát trong cuộc biểu tình chống lại một cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.03.2021
Chính biến Myanmar có thành nội chiến? Ý kiến chuyên gia Việt Nam
Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu hợp nhất và lãi gộp của Viettel Global lần lượt đạt 9.887,8 tỷ đồng và 4.062,4 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 15% và 24,3% so với cùng kỳ 2020.
Thị trường Myanmar, dù bị ảnh hưởng trực tiếp từ đảo chính quân sự, nhưng vẫn đã tiến gần đến vị trí số 1 với 30,8% thị phần.
Theo công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2021 mà Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Vietttel Global - VGI) công bố cuối tháng 8 cho thấy, vì ảnh hưởng chính biến tại Myanmar làm lợi nhuận từ công ty liên kết giảm 2.614,8 tỷ VND so với cùng kỳ (chủ yếu do lỗ tỷ giá của công ty Mytel tại Myanmar tăng mạnh).
Tuy nhiên, phần lợi nhuận giảm từ công ty liên kết trên được bù từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 1.928 tỷ đồng so với cùng kỳ (chủ yếu do lãi tỷ giá từ Công ty Moviet tại Mozambique).
Đặc biệt, toàn bộ các thị trường của Viettel Global tại khu vực châu Phi và châu Mỹ Latin tiếp tục tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ.
Cụ thể, tại châu Phi- Halotel tại Tanzania tăng 33%, Lumitel tại Burundi tăng 24%, Movitel tại Mozabique tăng 45%.
Tại châu Mỹ Latinh- Natcom tại Haiti tăng 17%. Hiện tại các doanh nghiệp của Viettel vẫn đang giữ vị trí dẫn đầu trong mảng viễn thông tại Campuchia, Lào, Đông Timor và Burundi.

Tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ở Myanmar

Trong bối cảnh này, hôm 17/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với các doanh nghiệp đang làm ăn, kinh doanh, bám trụ tại Myanmar.
Hoàng hôn ở Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Việt Nam sẵn sàng bảo hộ công dân trong cơn bất ổn chính trường Myanmar
Tham gia buổi tọa đàm có đại diện 26 doanh nghiệp cùng các bộ phận chức năng của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar.
Cơ quan ngoại giao của Việt Nam cho rằng, đây là hoạt động định kỳ giữa Đại sứ quán và các doanh nghiệp Việt Nam ở Myanmar, nhằm rà soát, chia sẻ những khó khăn, vấn đề nội tại và tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đặc biệt khó khăn như hiện nay.
Xuyên suốt buổi tọa đàm, Đại sứ Lý Quốc Tuấn đã lắng nghe đại diện các doanh nghiệp phản ánh về những khó khăn, vướng mắc, cũng như thách thức, tác động từ dịch Covid-19 và biến động chính trị tại Myanmar thời gian qua gây nên.
Phát biểu với Đại sứ Tuấn, phía các doanh nghiệp cho biết hiện những khó khăn trong hoạt động kinh doanh là do ở Myanmar, ngoài bất ổn chính trị, các chính sách chưa được thực hiện đồng bộ.
Ngoài tỷ giá giữa đồng nội tệ và ngoại tệ biến động lớn, thực tế thủ tục hành chính ở quốc gia này còn rất nhiều bất cập.
Cùng với đó là khó khăn trong việc gia hạn thị thực và lưu trú, nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19, việc đi lại cách trở giữa các bang/vùng với thủ đô Yangon ảnh hưởng đến vận chuyển, lưu thông người và hàng hóa.
Trước tình hình này, một số doanh nghiệp đề nghị Đại sứ quán cùng cơ quan chức năng liên quan tiếp tục được hỗ trợ việc tiêm vaccine phòng Covid-19, đưa người lao động về Việt Nam và quay trở lại địa bàn làm việc hoặc thay biên chế nhằm cải thiện tình hình.
Naypyitaw, Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Việt Nam lên tiếng về đảo chính quân sự ở Myanmar
Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng chia sẻ kinh nghiệm, cách khắc phục khó khăn về thanh khoản, cách phòng chống dịch bệnh trong công ty cho cán bộ, nhân viên, cùng với đó là cách giải quyết các thủ tục logistics, lưu thông hàng hóa.
Lắng nghe chia sẻ từ gần 30 doanh nghiệp, Đại sứ Lý Quốc Tuấn ghi nhận tình hình và ý kiến đưa ra tại cuộc tọa đàm.
Ông Tuấn cũng động viên các công dân và doanh nghiệp đã bám trụ lại Myanmar trong thời gian khó khăn vừa qua.
Đại sứ Lý Quốc Tuấn cũng điểm lại những việc Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar đã thực hiện trong thời gian qua để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc cập nhật thông tin thông qua Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam tại Myanmar.
Phía Đại sứ quán cũng khẳng định sẽ tiếp tục tìm biện pháp giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh hiện nay.
Đại sứ Tuấn nhấn mạnh rằng, ông hy vọng trong thời gian tới, các doanh nghiệp và công dân Việt Nam tại Myanmar tiếp tục đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức. Ngoài ra, tất cả cùng quán triệt các hướng dẫn của Đại sứ quán và chủ động phòng, chống Covid-19 hiệu quả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала