Đã rõ vì sao Nhật dừng phóng vệ tinh NanoDragon của Việt Nam

© Ảnh : Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không Vũ trụ Nhật Bản - JAXA- TTXVN phátCác chuyên gia Nhật Bản lắp đặt vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào ống phóng của tên lửa.
Các chuyên gia Nhật Bản lắp đặt vệ tinh NanoDragon của Việt Nam vào ống phóng của tên lửa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Đăng ký
Chiều 1/10, cơ quan Hàng không – Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã lý giải nguyên nhân vì sao phải tạm hoãn vụ phóng tên lửa Epsilon-5 mang theo 9 vệ tinh, trong đó có ‘rồng con’ NanoDragon “made in Vietnam”.
Khi nào vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ đạo?

Nguyên nhân JAXA dừng phóng NanoDragon của Việt Nam

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, vệ tinh NanoDragon do Việt Nam sản xuất, chế tạo chưa thể bay lên quỹ đạo sáng 1/10 theo dự kiến.
Ngày 1/10 phóng vệ tinh NanoDragon “Make in Vietnam” Nanodragon - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bị hoãn phóng vào vũ trụ, chưa rõ nguyên nhân cụ thể
Hiện đã rõ nguyên nhân Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) dừng vụ phóng tên lửa Epsilon-5, dừng phóng vệ tinh của Việt Nam cùng 8 vệ tinh khác của bản thân JAXA, các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty của Nhật.
Cụ thể, cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ quốc gia Nhật Bản cho biết, JAXA đã phải tạm dừng vụ phóng tên lửa Epsilon-5 chỉ khoảng 19 giây trước lịch phóng. Epsilon-5 mang theo 9 vệ tinh.
Theo phía Nhật Bản, nguyên nhân là do đã có sự cố kỹ thuật xảy ra ở thiết bị radar mặt đất có nhiệm vụ giám sát vị trí và tốc độ của Epsilon-5.
JAXA thông báo thiết bị này nằm gần bệ phóng của tên lửa. Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản cho biết sự cố có thể gây ra vấn đề đối với việc theo dõi đường đi của tên lửa Epsilon-5.
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, sáng nay, JAXA đã khởi động phương tiện phóng Epsilon-5 ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản) theo đúng kế hoạch vào lúc 9 giờ 51 phút sáng 1/10 (giờ địa phương).
Vệ tinh NanoDragon. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Vệ tinh NanoDragon - niềm tự hào và giấc mơ không gian của người Việt
Tuy nhiên, Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản đã phải hủy phóng sau khi đã bắt đầu đếm ngược tới thời gian phóng cùng thông báo “sẽ không phóng tên lửa hôm nay”.
Đồng thời, JAXA cho biết không có bất cứ vấn đề nào với Epsilon-5 hay 9 vệ tinh nhỏ mà tên lửa này mang theo. Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam đã có mặt ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura để theo dõi vụ phóng.
TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho hay, lịch phóng tiếp theo JAXA sẽ ra thông báo sau khi làm rõ nguyên nhân phải dừng tên lửa Epsilon-5.
Cho đến thời điểm này, JAXA vẫn chưa quyết định khi nào sẽ thực hiện lại vụ phóng, như vậy, hiện vẫn chưa rõ thời điểm vệ ninh NanoDragon của Việt Nam sẽ bay lên quỹ đạo là khi nào.

Điểm đặc biệt của vệ tinh NanoDragon Việt Nam

Như Sputnik liên tục cập nhật, vệ tinh “Made in Vietnam” NanoDragon là niềm tự hào của Việt Nam, đánh dấu từng bước làm chủ hơn về công nghệ vệ tinh hiện đại.
Trước NanoDragon, Việt Nam đã từng thành công với PicoDragon (2013) và MicroDragon (2019).
Vệ tinh NanoDragon. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
‘Rồng con’ vệ tinh NanoDragon của Việt Nam sẵn sàng phóng vào tháng 10
NanoDragon cũng là sản phẩm thể hiện tinh hoa trí tuệ của người Việt bởi toàn bộ quá trình thiết kế, gia công chế tạo, lắp ráp tích hợp và thử nghiệm đều được chính các chuyên gia Việt Nam đảm nhiệm.
NanoDragon là vệ tinh cỡ siêu nhỏ với khối lượng chỉ khoảng 4 kg, được thiết kế theo kích thước 3U (100x100 x340,5mm) nhằm mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy giúp theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Vệ tinh còn nhằm để xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Quỹ đạo đồng bộ mặt trời của NanoDragon dự kiến ở độ cao khoảng 560 km.
Bên cạnh NanoDragon, Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2020 cũng đã xây dựng cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia, trong đó có phương pháp định danh ảnh VNREDSat-1 trên toàn thế giới.
Trong số đó, các nhà khoa học, chuyên gia đã phát triển 24 bộ số liệu và cơ sở dữ liệu chuyên đề ảnh vệ tinh nhằm phục vụ nhu cầu giám sát tài nguyên thiên nhiên, môi trường, và thiên tai của Việt Nam.
Vệ tinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Vệ tinh của Việt Nam NanoDragon gửi sang Nhật Bản chuẩn bị phóng
Bên cạnh đó, có hơn 20 mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong số đó, vệ tinh Việt Nam được sử dụng để giám sát và dự báo thiên tai.
Dữ liệu ảnh vệ tinh và các nguồn dữ liệu khác sẽ được dùng để xác định nồng độ các chất ô nhiễm nước, tính toán phát thải khí carbon, cảnh báo nhanh sự cố môi trường biển, đánh giá hình thái và quy mô bố trí cơ sở, trận địa quân sự, giám sát hành lang bảo vệ bờ biển...
Đặc biệt, các nhà khoa học cũng ứng dụng Hệ thống WebGIS trong việc quản lý và giám sát tài nguyên, môi trường, thiên tai, chất lượng nước, lớp phủ rừng, mức độ ô nhiễm không khí...
Trong chương trình này, các nhà khoa học tham gia nghiên cứu cũng xây dựng phần mềm phục vụ điều khiển vệ tinh, xử lý nâng cao chất lượng ảnh vệ tinh; phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm vệ tinh và Trạm mặt đất, phương tiện phóng vệ tinh.
Cùng với đó là các hệ thống phần mềm hỗ trợ tích hợp thông tin giám sát mục tiêu, đối tượng (tàu thuyền và giàn khoan) trên vùng biển Việt Nam; mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm vệ tinh cỡ Nano và phần mềm mô phỏng công nghệ chế tạo, thử nghiệm tên lửa đẩy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала