Người di cư có thể gây ra mối đe dọa nào đối với đàn lợn ở Mỹ?

© REUTERS / Yves HermanCon heo
Con heo - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Nhà chức trách Mỹ bắt đầu kiểm soát chặt chẽ dòng người di cư bất hợp pháp từ Cộng hòa Dominica ở bờ biển phía tây Puerto Rico, coi họ là mối đe dọa đối với đàn gia súc nước này. Lần đầu tiên sau 30 năm, một đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã xảy ra ở nước cộng hòa này, Bloomberg đưa tin.
Mặc dù trang trại nuôi lợn gần nhất của Mỹ ở bang Iowa nằm cách Puerto Rico 350 km, các nhà chức trách vẫn lo ngại rằng sự bùng phát căn bệnh gia súc do virus ở hòn đảo vùng Caribe này có thể dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu tất cả các sản phẩm thịt lợn của Mỹ.
“Đây không chỉ là vấn đề của riêng Puerto Rico mà là vấn đề của cả Hoa Kỳ. Mỹ là nhà sản xuất thịt lợn lớn thứ hai sau Trung Quốc, với giá trị xuất khẩu thịt của Mỹ đạt 7,7 tỷ USD”, - Bộ trưởng Nông nghiệp Puerto Rico, ông Ramon Gonzalez cho biết
Mỹ đã ngừng nhập khẩu thịt lợn từ Haiti và Cộng hòa Dominica. Nhà chức trách cũng ngừng nhập bất kỳ sản phẩm nào của lợn từ Puerto Rico vào đất liền. Các cảng biển và sân bay trên hòn đảo này thuộc chủ quyền của Mỹ (nhưng chưa hợp nhất vào Hoa Kỳ) được tăng cường thêm lực lượng kiểm soát và tuần tra. Tuy nhiên, ông Jeffrey Quinones phát ngôn viên lực lượng hải quan và biên phòng ở đây cho biết các tuyến đường di cư bất hợp pháp khó theo dõi hơn.
Con lợn - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2021
Tổng thống Philippines tuyên bố chế độ thảm họa trên toàn quốc do dịch ASF bùng phát
“Đây có lẽ là căn bệnh nặng nhất ở lợn", - bà Liz Wagstrom, bác sĩ thú y trưởng của Hội đồng các nhà sản xuất lợn quốc gia cho biết.
Căn bệnh này chỉ trong vòng mười ngày có thể giết chết các con vật. Theo chuyên gia, ASF khủng khiếp vì căn bệnh thú y đó không có thuốc chữa trị. Với tốc độ lây lan cao, một trong những biện pháp để đối phó bệnh dịch là giết mổ hàng loạt toàn bộ gia súc. Vào năm 2021, hơn 65,7 nghìn con lợn đã bị tiêu hủy ở Cộng hòa Dominica trong một chiến dịch nhằm tránh bệnh dịch lây lan.
Hiện nay virus ASF đã có mặt ở 50 quốc gia châu Phi, châu Âu và châu Á. Tại Trung Quốc cũng vậy, đợt bùng phát dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên xảy ra vào năm 2018, kể từ đó đến nay nước chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới vẫn đang phải vật lộn với những đợt dịch bệnh lặp đi lặp lại.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала