Để tình yêu tiếng Việt là mãi mãi

© SputnikĐại sứ Đặng Minh Khôi phát biểu tại cuộc giao lưu
Đại sứ Đặng Minh Khôi phát biểu tại cuộc giao lưu   - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2021
Đăng ký
Công việc và nỗ lực của các chuyên gia ngôn ngữ đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa giữa Việt Nam và Liên bang Nga, giữa các nước, giữa các dân tộc. Và để tình yêu tiếng Việt là mãi mãi thì sự hợp sức của cả hai bên, sự trợ giúp của các cơ quan chức năng hai nước là rất cần thiết.
Ngày 1/10/2021, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Moskva đã diễn ra cuộc gặp mặt giao lưu giảng viên và sinh viên tiếng Việt của các trường đại học Nga (Đại học Quan hệ Quốc tế Moskva (MGIMO), Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Moskva (MGLU), các trường Đại học Tổng hợp St.Petersburg, Kazan, Vladivostok). Đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Việt Nam tổ chức một cuộc giao lưu như thế này, đặc biệt, sự kiện diễn ra vừa dưới hình thức trực tiếp và online.

Việt Nam quan tâm tới việc giảng dạy tiếng Việt tại Nga

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi nhấn mạnh, trong các lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga thì hợp tác giáo dục và đào tạo luôn là điểm sáng, khởi đầu từ những năm đầu thế kỷ XX.
© SputnikGiao lưu giảng viên và sinh viên tiếng Việt từ các trường đại học Nga
Giao lưu giảng viên và sinh viên tiếng Việt từ các trường đại học Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Giao lưu giảng viên và sinh viên tiếng Việt từ các trường đại học Nga
“Từ những năm 90 đến nay đã có gần 20.000 người Việt Nam tốt nghiệp trình độ đại học ở các cở sở đào tạo của Liên bang Nga. Chúng tôi được biết ngành Tiếng Việt và Việt Nam học ở Nga từ sau năm 2000 trở lại đây phục hồi và phát triển đào tạo, nghiên cứu nhiều hơn, mở rộng đến cả các cơ sở đào tạo mà thời kì Xô Viết chưa từng có có như Trường Đại học ngôn ngữ Matxcơva, Trường Đại học Liên bang Viễn Đông Vladivostok, Trường Đại học Liên bang Kazan, và khôi phục lại đào tạo, nghiên cứu Việt Nam học ở Đại học Quốc gia Xanh-Petecbua, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm và phát triển sự nghiệp ở các cơ quan ngoại giao, các tổ chức kinh tế của Nga và doanh nghiệp liên doanh Nga-Việt, Việt Nga”, - Đại sứ Đặng Minh Khôi phát biểu.
Chia sẻ kinh nghiệm, thực tế giảng dạy và học tiếng Việt tại Nga.
© SputnikSinh viên Nga học tiếng Việt tại sự kiện
Sinh viên Nga học tiếng Việt tại sự kiện  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Sinh viên Nga học tiếng Việt tại sự kiện
Thiếu giáo trình và tư liệu giảng dạy phù hợp với thời đại dành cho sinh viên Nga là một trong những khó khăn mà hầu như tất cả các đội ngũ giáo viên từ Moskva tới Vladivostok đều gặp phải. Một số trường đã tìm ra giải pháp, các thầy cô tự soạn giáo trình, sách giáo khoa, tham khảo các nguồn trên mạng. Ngoài các giờ học trên lớp còn có những giờ ngoại khóa như tham gia các sự kiện văn hóa, ẩm thực do phía Việt Nam tổ chức, hội nghị về vai trò ngoại giao nhân dân, Tuần lễ phim Việt, …
Thầy Nguyễn Anh Nam, giảng viên tiếng Việt thuộc Tổ bộ môn Châu Á-Thái Bình Dương, Đại học TH Vladivostok, đại diện của trường MGIMO và MGLU đưa ra sáng kiến cùng hợp tác biên soạn sách giao khoa mới phù hợp với hiện tại
“Tôi nghĩ rằng, chúng tôi – những giảng viên dạy tiếng Việt có thể hợp tác để biên soạn sách giáo khoa phù hợp với sinh viên ngày nay, dành cho đối tượng là sinh viên Nga”, - Thầy Nguyễn Anh Nam phát biểu tại sự kiện.
“Chúng tôi mong rằng, trong cuộc gặp giao lưu ngày hôm nay, các thầy cô và các em sinh viên ở các điểm cầu sẽ trao đổi được nhiều thông tin, chia sẻ được nhiều kinh nghiệm, những khó khăn, thuận lợi để tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa Đại sứ quán và các cơ sở đào tạo ngành Việt Nam học ở Liên bang Nga”, - Đại sứ Đặng Minh Khôi phát biểu tại cuộc giao lưu.

Sinh viên Nga nói về kinh nghiệm học tiếng Việt, thực tập và tình yêu với tiếng Việt, đất nước Việt Nam

Chia sẻ kinh nghiệm học tập và thực tập, các sinh viên nói về tầm quan trọng của việc giao tiếp với người Việt, phải tự tin hơn, tin vào bản thân.
“Em có lời  khuyên các bạn không ngại và thử nói, nếu không biết thì hỏi người khác, giúp đỡ nhau, chia sẻ kinh nghiệm của mình với người khác. Cùng nhau là ta có thể làm được rất nhiều, trong đó có thể góp phần vào việc phát triển quan hệ giữa hai nước Nga và Việt Nam”, - Angielika Nazimova, sinh viên năm thứ 5 MGLU nói với Sputnik về kinh nghiệm học tập muốn chia sẻ với các bạn sinh viên năm dưới.
“Em đã từng sang Việt Nam thực tập vào năm 2020. Em cảm thấy rằng, sau 8 tháng thực tập, trình độ tiếng Việt của em tốt lên đáng kể. Chính nhờ vậy mà em đã có thể làm phiên dịch ở Army Games tháng 9 vừa qua. Em đã từng nghĩ là học tiếng Việt rất khó, nhưng em đã không sợ điều này và cho rằng đây là một thử thách thú vị”, Aleksandr Sediukov, sinh viên tiếng Việt năm 4 chia sẻ với Sputnik.
© SputnikChụp ảnh kỷ niệm với Đại sứ Đặng Minh Khôi
Chụp ảnh kỷ niệm với Đại sứ Đặng Minh Khôi - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chụp ảnh kỷ niệm với Đại sứ Đặng Minh Khôi
“Tuy học tiếng Việt mới hơn 1 năm nhưng chúng em đã có cảm tình với Việt Nam và văn hoá Việt Nam. Trong con mắt của em nhiệm vụ quan trọng của tất cả các sinh viên là học càng nhiều càng tốt. Cho nên chúng em mong muốn đi học tập ở Việt Nam và được làm quen với những truyền thống và phong tục được nhân dân Việt Nam gìn giữ rất chu đáo. Thực tập rất quan trọng đối với chúng em bởi vì học tiếng nào đó cần phải biết về đất nước đó, thấy tận mắt nó và yêu mãi mãi để trở thành chuyên gia hàng đầu trong tương lai. Chúng em thì tiếp tục sôi kinh nấu sử!”, - Katia Kalinina, sinh viên tiếng Việt năm 2 nói với Sputnik.
Buổi giao lưu tràn ngập cảm xúc, của những người dạy và học tiếng Việt, của những người quan tâm tới việc dạy tiếng Việt ở Nga. Ấn tượng nhất có lẽ là phát biểu của cô sinh viên tiếng Việt năm 5 Angielika Nazimova:
“Em không biết do ngẫu nhiên may mắn hay do định mệnh, em đã được học tiếng Việt. Và từ lúc đầu khi mới bất đầu học tiếng Việt cho đến bây giờ em không bao giờ tiếc về điều này. Việt Nam là tình yêu nảy sinh từ phút đầu gặp gỡ và tình yêu mãi mãi”.
Công việc và nỗ lực của các chuyên gia ngôn ngữ đóng góp một phần quan trọng trong việc phát triển quan hệ hữu nghị giữa giữa Việt Nam và Liên bang Nga, giữa các nước, giữa các dân tộc. Và để tình yêu tiếng Việt là mãi mãi thì sự hợp sức của cả hai bên, sự trợ giúp của các cơ quan chức năng hai nước là rất cần thiết.
Hy vọng rằng, Covid-19 sẽ không cản trở việc đi thực tập tại Việt Nam của sinh viên Nga trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала