Liệu Trung Quốc có thể giải quyết các vấn đề nếu không có “tiền thừa”?

© REUTERS / JASON LEENgười đàn ông đeo mặt nạ trên nền của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
Người đàn ông đeo mặt nạ trên nền của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2021
Đăng ký
Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng càng lâu càng tốt. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) Yi Gang cho biết về điều đó. Thống đốc PBoC khẳng định rằng, Trung Quốc có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cần thiết mà không gặp bất kỳ khó khăn đặc biệt nào.
Đồng thời, Trung Quốc đang gặp khó khăn trong một số ngành, cũng như do những tác động tiêu cực từ bên ngoài.
Chiến lược của Trung Quốc để vượt qua khủng hoảng cũng phụ thuộc nhiều vào những điều kiện bên ngoài.

Nền kinh tế Trung Quốc suy giảm

Vào đầu năm ngoái, có vẻ như các vấn đề liên quan đến đại dịch COVID-19, mặc dù đã ảnh hưởng nghiêm trọng lên nền kinh tế, nhưng sẽ không trở thành “bệnh mãn tính”. Trong quý đầu năm ngoái, vào lúc cao điểm của đại dịch, nền kinh tế Trung Quốc đã giảm 6,8%. Điều này xảy ra do hoạt động kinh doanh giảm mạnh. Các nhà chức trách CHND Trung Hoa đã áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm trọng: các thành phố đã bị đóng cửa. Lý do là: đất nước đối phó với đại dịch càng nhanh thì cuộc sống càng sớm trở lại bình thường. Chiến lược này không thể được gọi là sai lầm. Trên thực tế, Trung Quốc đã đối phó với đại dịch tốt hơn so với nhiều quốc gia khác; trong quý II, hoạt động kinh doanh chuyển từ suy thoái sang tăng trưởng. Kết quả là, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng 2,3% trong năm ngoái, mặc dù kết quả này là khá khiêm tốn theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng âm.

https://t.co/rFJRvfDPoG

Great point re china, most their debt is internal & priced in yuan, PBOC can literally just buy it and quarantine it on its bs. Only problem is integrity of yuan itself. Just watch USD/CNY. Very clear China has plenty of room to debase its currency/debts. pic.twitter.com/85CD70Zs2U
Ngay cả trong giai đoạn cao điểm của đại dịch, Trung Quốc cũng không áp dụng các biện pháp kích thích tiền tệ ồ ạt.

Có những lý do cho điều này

Thứ nhất, nhiều tiền “bơm” vào nền kinh tế khiến lạm phát tăng cao. Đây là vòng luẩn quẩn. Một mặt, thu nhập của người dân ngày càng giảm do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Mặt khác, do việc bơm tiền kích thích, giá cả tăng mạnh khiến mức sống của người dân giảm sút. Thứ hai, cuộc khủng hoảng năm 2008 cho thấy rằng, nếu nền kinh tế tràn ngập thanh khoản, các quỹ sẽ được phân phối không đồng đều. Mặc dù trong ngắn hạn, các biện pháp như vậy có thể giúp “bịt các lỗ hổng”, nhưng, trong dài hạn, sẽ dẫn đến sự mất cân đối cơ cấu trong nền kinh tế. Các nhà chức trách Trung Quốc vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề này, mặc dù hơn một thập kỷ đã trôi qua kể từ năm 2008.
Bitcoin  - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Trung Quốc cấm tiền điện tử
Bắc Kinh đã sử dụng các giải pháp tài khóa và tiền tệ. Gánh nặng thuế đối với người dân và doanh nghiệp đã giảm, thâm hụt ngân sách tăng lên. Hạn ngạch trái phiếu của chính quyền địa phương được mở rộng. Một công cụ chống khủng hoảng đã được áp dụng và đã hoạt động cho đến năm 2021: trái phiếu cho mục đích đặc biệt ở cấp địa phương. Các khoản tiền này được cho là dành cho các hoạt động khắc phục hậu quả của đại dịch.
Trung Quốc đã làm đúng. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giữ nguyên lãi suất trong 17 tháng liền. Đôi khi, cơ quan quản lý sử dụng các biện pháp khuyến khích gián tiếp, chẳng hạn như giảm tỷ lệ tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Điều này đồng nghĩa với việc giải phóng thêm vốn để tổ chức tín dụng cho vay ra nền kinh tế. Các biện pháp này đã được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của hệ thống tài chính trong những trường hợp cụ thể. Không giống như các thị trường phương Tây, nơi chính sách duy trì lãi suất ở mức cực thấp đã trở thành xu hướng chủ đạo, Trung Quốc có cả những biện pháp khác. Cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc là khác hẳn, không có nhu cầu bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính, Trợ lý Giám đốc Jia Jinjing từ Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Nhân dân Trung Quốc chia sẻ với Sputnik.

3. With Backing of the PBOC, China’s lenders are well capitalised v US banks in ‘08, thus the debt is manageable depending on factors such as consumer spending & US interest rate’s. With market restructuring short term shocks will be experienced less credit, + inflation etc pic.twitter.com/5mW9KcNYeH
Nếu cả thế giới có thể cùng một lúc đối phó với dịch bệnh Covid-19, Trung Quốc sẽ gặp ít vấn đề hơn. Nhưng, trên thế giới vẫn ghi nhận những đợt bùng phát COVID-19, do đó Trung Quốc buộc phải áp dụng các hạn chế về trao đổi qua biên giới. Điều này tác động tiêu cực đến ngành dịch vụ, chủ yếu là ngành du lịch. Sự bất ổn trên thị trường toàn cầu cũng làm phức tạp thêm sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Ví dụ, giá nguyên liệu thô tăng cao, một mặt do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng bởi vì các quốc gia đang phục hồi nền kinh tế, mặt khác là do nguồn cung giảm vì dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng thay đổi không ngừng. Đây là một thách thức nghiêm trọng khác, bao gồm cả đối với Trung Quốc.

Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Gần đây, Ngân hàng Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2021 từ mức 8,2% xuống mức 7,8%, do tình trạng thiếu điện ngày càng trầm trọng ở Trung Quốc. Giá than tăng khiến các nhà sản xuất điện ngày càng gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh có lãi. Kết quả là lượng than tích trữ của Trung Quốc giảm xuống còn 11,31 triệu tấn - chỉ đủ dùng trong hai tuần. Vì sắp đến mùa đông và cần phải sưởi ấm cho các hộ gia đình, Trung Quốc đã hạn chế cung cấp điện cho các doanh nghiệp ở một số vùng. Tại Quảng Đông, Giang Tô, Cát Lâm và một số khu vực khác, các doanh nghiệp buộc phải chuyển sang chế độ làm việc ban đêm để dịch chuyển giờ phát điện cao điểm tại các nhà máy. Tình hình trở nên phức tạp hơn bởi vì Trung Quốc ngừng mua than từ Australia do quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng xấu đi. Theo tin trên báo chí Trung Quốc, các cơ quan chức năng của CHND Trung Hoa đang cố gắng nhập khẩu than nhiều hơn từ các nhà cung cấp khác - Nga, Mông Cổ, Indonesia. Vì vậy, thâm hụt năng lượng chỉ là khó khăn tạm thời, chuyên gia Jia Jinjing nhận xét.
Nữ công nhân xí nghiệp may ở thành phố Đông Quan (Trung Quốc). - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đe dọa thế giới thiếu hụt hàng hóa
Tuy nhiên, ngay cả việc tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn cũng có thể tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng và điều kiện thị trường. Ví dụ, một số nhà cung cấp linh kiện cho Apple và Tesla buộc phải đình chỉ hoặc cắt giảm khối lượng sản xuất. Pegatron Corp, đối tác chính của Apple và là một trong những công ty lắp ráp iPhone, cho hay họ đang thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện để tuân thủ những chính sách của chính quyền địa phương. Ngoài ra, cần phải hiểu rằng, không chỉ Trung Quốc đại lục đang có vấn đề với nguồn cấp điện. Các nhà sản xuất chip Đài Loan cũng gặp khó khăn vì thiếu điện.
Do đó, chiến lược kích thích nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào việc các vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào. Nếu khủng hoảng năng lượng còn kéo dài và gây ra những rủi ro mới, ví dụ, trên thị trường nợ doanh nghiệp, thì các biện pháp khuyến khích có mục tiêu có thể là không đủ. Mặt khác, Trung Quốc cố ý không đặt ra mục tiêu cụ thể về tăng trưởng GDP trong 5 năm tới: vì có quá nhiều bất ổn. Ngoài ra, cuộc đấu tranh cho các số liệu tăng trưởng bằng bất kỳ giá nào có thể phản tác dụng đối với hệ thống tài chính. Do đó, như người đứng đầu Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh sẽ cố gắng loại bỏ khả năng đưa ra gói kích thích tiền tệ quy mô lớn. Có một biên độ an toàn. Theo quan chức này, trong năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt ít nhất 5- 6%. Và đây là một nhiệm vụ rất thực tế. Ngay cả sau khi các công ty đầu tư lớn nhất thế giới hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc, dự báo của họ vẫn là lạc quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала