https://kevesko.vn/20211004/viet-nam-noi-gi-khi-ethiopia-truc-xuat-quan-chuc-cap-cao-lien-hop-quoc-11150462.html
Việt Nam nói gì khi Ethiopia trục xuất quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc?
Việt Nam nói gì khi Ethiopia trục xuất quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc?
Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu phản ứng trước việc Ethiopia trục xuất loạt 7 quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc liên quan đến tình hình nạn đói khủng khiếp và bạo loạn ở vùng... 04.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-04T16:38+0700
2021-10-04T16:38+0700
2021-10-04T16:24+0700
việt nam
thế giới
ethiopia
liên hợp quốc
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/06/9557859_0:0:3072:1728_1920x0_80_0_0_6325dbce90abc15c00231ea7d73ea363.jpg
Cho rằng các bên liên quan tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở, Đại sứ Đặng Đình Quý đề nghị kiềm chế mọi hành động có thể khiến Ethiopia rơi vào hỗn loạn.Đại diện Việt Nam cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan dành ưu tiên cao nhất cho lợi ích của người dân, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được quy định trong luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.Ethiopia trục xuất 7 quan chức Liên Hợp Quốc vì vấn đề nhân đạo ở TigrayHôm 30/9, chính quyền Ethiopia ra thông báo trục xuất 7 quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc (LHQ).Quyết định của chính phủ Ethiopia được đưa ra trong bối cảnh Tigray, khu vực phía Bắc của quốc gia châu Phi đang đối mặt với nạn đói và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chưa từng có, trong khi LHQ lên án các vấn đề nhân quyền, hỗ trợ nhân đạo đối với những dân thường bị ảnh hưởng.Quyết định được đưa ra chỉ sau chưa đầy 2 ngày sau khi Phó Tổng thư ký LHQ đảm trách về các vấn đề nhân đạo ông Martin Griffiths tuyên bố nếu Addis Ababa ngăn cản nỗ lực viện trợ của cộng đồng quốc tế thì hàng trăm nghìn người dân Tigray chắc chắn sẽ bị đẩy vào thảm cảnh nạn đói.Đáp lại, Bộ Ngoại giao Ethiopia đã phủ nhận cáo buộc ngăn cản viện trợ cho người dân Tigray. Sự việc được đẩy lên cao trào khi chính quyền nước sở tại quyết định ‘mời quan chức LHQ’ rời khỏi đất nước thông qua việc áp dụng nguyên tắc persona non grata (PNG) – nhân vật/cá nhân không được hoan nghênh.Phó phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ – ông Farhan Haq cho rằng, Liên Hợp Quốc sẽ có công hàm gửi tới Phái bộ thường trực của Ethiopia tại New York để tuyên bố lập trường pháp lý lâu đời của tổ chức là không chấp nhận quyết định áp dụng nguyên tắc 'persona non grata' đối với các quan chức của Liên Hợp Quốc.Như đã biết ‘persona non grata’, là một thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực ngoại giao chỉ nhân vật ngoại giao/cá nhân bị chính quyền nước sở tại coi là không tốt, không chấp nhận sự có mặt của họ trên lãnh thổ nước mình.Ông Farhan Haq nhấn mạnh, đây là nguyên tắc được một quốc gia áp dụng đối với các nhân viên ngoại giao của một quốc gia khác chứ không phải với các đặc phái viên của LHQ.Không chấp nhận quyết định của EthiopiaNgày 1/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp kín để thảo luận về việc Ethiopia quyết định trục xuất 7 quan chức cấp cao của LHQ.Phiên họp kín của HĐBA được tổ chức theo đề nghị của Mỹ, Anh, Ireland, Estonia, Pháp và Na Uy.Theo điều tra của các cơ quan LHQ hồi tháng 6 vừa qua, khoảng 400.000 người dân Tigray đang sống trong điều kiện không khác gì nạn đói.Do đó, tại phiên họp của LHQ ngày 1/10, các bên nhấn mạnh cần phải đảm bảo tiếp tục các hoạt động nhân đạo tại khu vực này, bởi có tới hơn 5 triệu người cần được hỗ trợ, nếu không sẽ có thảm họa khủng khiếp về nạn đói.Hội đồng Bảo an cũng tuyên bố không chấp nhận hành động của quốc gia châu Phi - áp dụng nguyên tắc “nhân vật không hoan nghênh” (persona non grata) đối với các quan chức LHQ.HĐBA cũng không chấp nhận quyết định của chính quyền Ethiopia trục xuất 7 nhân viên LHQ đang làm việc ở nước sở tại vì những vấn đề liên quan.Phản ứng của Việt Nam trước việc Ethiopia trục xuất quan chức LHQTại phiên họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ bày tỏ lấy làm tiếc trước việc Ethiopia trục xuất 7 quan chức của tổ chức lớn nhất thế giới.Đại sứ Đặng Đình Quý nêu bật vai trò quan trọng của các cơ quan LHQ, trong đó có Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) và các đối tác quốc tế khác, trong hỗ trợ các hoạt động nhân đạo tại nước này.Đại sứ Đặng Đình Quý mong muốn Chính phủ Ethiopia và các cơ quan của LHQ sẽ hợp tác chặt chẽ trong vấn đề này.Vùng Tigray là vùng cực bắc trong số 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc tại Ethiopia. Vùng bao trùm quê hương của người Tigray, có tên cũ là vùng 1. Thủ phủ của vùng là Mek'ele.Theo các cơ quan của LHQ, số người thiếu lương thực ở Tigray cao hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, và đây là tình hình tồi tệ nhất kể từ khi nạn đói cướp đi sinh mạng của 250.000 người ở Somali vào năm 2011, trong bối cảnh hàng ngàn dân thường bị giết hại, hàng triệu người rời bỏ nhà cửa sau nhiều tháng giao tranh giữa chính quyền và dân nổi dậy ở địa phương.Ngoài ra, Đại sứ đề nghị các bên liên quan tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở và kiềm chế mọi hành động có thể khiến Ethiopia rơi vào hỗn loạn.Đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Ethiopia.
https://kevesko.vn/20210924/gao-nuoc-lanh-cho-nhung-ke-noi-lanh-dao-viet-nam-van-dong-hanh-lang-o-lien-hop-quoc-11116303.html
https://kevesko.vn/20210916/cac-chien-si-mu-noi-xanh-viet-nam-dat-tieu-chuan-xuat-sac-cua-lien-hop-quoc-11082458.html
https://kevesko.vn/20210619/tong-thu-ky-lien-hop-quoc-noi-viet-nam-la-nhan-to-quan-trong-10684933.html
ethiopia
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0a/06/9557859_193:0:2924:2048_1920x0_80_0_0_82a5f3e6ebf98e8055f06e1cf795e4d2.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, thế giới, ethiopia, liên hợp quốc
việt nam, thế giới, ethiopia, liên hợp quốc
Việt Nam nói gì khi Ethiopia trục xuất quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc?
Việt Nam nêu phản ứng trước việc Ethiopia trục xuất loạt 7 quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc liên quan đến tình hình nạn đói khủng khiếp và bạo loạn ở vùng Tigray.
Cho rằng các bên liên quan tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở, Đại sứ Đặng Đình Quý đề nghị kiềm chế mọi hành động có thể khiến Ethiopia rơi vào hỗn loạn.
Đại diện Việt Nam cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan dành ưu tiên cao nhất cho lợi ích của người dân, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được quy định trong luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.
Ethiopia trục xuất 7 quan chức Liên Hợp Quốc vì vấn đề nhân đạo ở Tigray
Hôm 30/9, chính quyền Ethiopia ra thông báo trục xuất 7 quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc (LHQ).
Quyết định của chính phủ Ethiopia được đưa ra trong bối cảnh Tigray, khu vực phía Bắc của quốc gia châu Phi đang đối mặt với nạn đói và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao chưa từng có, trong khi LHQ lên án các vấn đề nhân quyền, hỗ trợ nhân đạo đối với những dân thường bị ảnh hưởng.
24 Tháng Chín 2021, 22:09
Quyết định được đưa ra chỉ sau chưa đầy 2 ngày sau khi Phó Tổng thư ký LHQ đảm trách về các vấn đề nhân đạo ông Martin Griffiths tuyên bố nếu Addis Ababa ngăn cản nỗ lực viện trợ của cộng đồng quốc tế thì hàng trăm nghìn người dân Tigray chắc chắn sẽ bị đẩy vào thảm cảnh nạn đói.
Đáp lại, Bộ Ngoại giao Ethiopia đã phủ nhận cáo buộc ngăn cản viện trợ cho người dân Tigray. Sự việc được đẩy lên cao trào khi chính quyền nước sở tại quyết định ‘mời quan chức LHQ’ rời khỏi đất nước thông qua việc áp dụng nguyên tắc persona non grata (PNG) – nhân vật/cá nhân không được hoan nghênh.
Phó phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ – ông Farhan Haq cho rằng, Liên Hợp Quốc sẽ có công hàm gửi tới Phái bộ thường trực của
Ethiopia tại New York để tuyên bố lập trường pháp lý lâu đời của tổ chức là không chấp nhận quyết định áp dụng nguyên tắc 'persona non grata' đối với các quan chức của Liên Hợp Quốc.
Như đã biết ‘persona non grata’, là một thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực ngoại giao chỉ nhân vật ngoại giao/cá nhân bị chính quyền nước sở tại coi là không tốt, không chấp nhận sự có mặt của họ trên lãnh thổ nước mình.
Ông Farhan Haq nhấn mạnh, đây là nguyên tắc được một quốc gia áp dụng đối với các nhân viên ngoại giao của một quốc gia khác chứ không phải với các đặc phái viên của LHQ.
“Quyết định áp dụng nguyên tắc này đối với các quan chức Liên Hợp Quốc là đi ngược lại những nghĩa vụ được quy định trong Hiến chương LHQ, cũng như những quyền ưu đãi và miễn trừ dành cho LHQ và các quan chức của tổ chức”, Phó phát ngôn của Tổng Thư ký Antonio Guterres khẳng định.
Không chấp nhận quyết định của Ethiopia
Ngày 1/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã họp kín để thảo luận về việc Ethiopia quyết định trục xuất 7 quan chức cấp cao của LHQ.
16 Tháng Chín 2021, 15:03
Phiên họp kín của HĐBA được tổ chức theo đề nghị của Mỹ, Anh, Ireland, Estonia, Pháp và Na Uy.
Theo điều tra của các cơ quan LHQ hồi tháng 6 vừa qua, khoảng 400.000 người dân Tigray đang sống trong điều kiện không khác gì nạn đói.
Do đó, tại phiên họp của LHQ ngày 1/10, các bên nhấn mạnh cần phải đảm bảo tiếp tục các hoạt động nhân đạo tại khu vực này, bởi có tới hơn 5 triệu người cần được hỗ trợ, nếu không sẽ có thảm họa khủng khiếp về nạn đói.
Hội đồng Bảo an cũng tuyên bố không chấp nhận hành động của quốc gia châu Phi - áp dụng nguyên tắc “nhân vật không hoan nghênh” (persona non grata) đối với các quan chức LHQ.
HĐBA cũng không chấp nhận quyết định của chính quyền Ethiopia trục xuất 7
nhân viên LHQ đang làm việc ở nước sở tại vì những vấn đề liên quan.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Ethiopia trục xuất quan chức LHQ
Tại phiên họp của Hội đồng Bảo an, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ bày tỏ lấy làm tiếc trước việc Ethiopia trục xuất 7 quan chức của tổ chức lớn nhất thế giới.
Đại sứ Đặng Đình Quý nêu bật vai trò quan trọng của các cơ quan LHQ, trong đó có Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) và các đối tác quốc tế khác, trong hỗ trợ các hoạt động nhân đạo tại nước này.
Đại sứ Đặng Đình Quý mong muốn Chính phủ Ethiopia và các cơ quan của LHQ sẽ hợp tác chặt chẽ trong vấn đề này.
“Việt Nam kêu gọi tất cả các bên liên quan dành ưu tiên cao nhất cho lợi ích của người dân, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được quy định trong luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ”, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh.
Vùng Tigray là vùng cực bắc trong số 9 vùng dựa trên cơ sở dân tộc tại Ethiopia. Vùng bao trùm quê hương của người Tigray, có tên cũ là vùng 1. Thủ phủ của vùng là Mek'ele.
Theo các cơ quan của LHQ, số người thiếu lương thực ở Tigray cao hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, và đây là tình hình tồi tệ nhất kể từ khi nạn đói cướp đi sinh mạng của 250.000 người ở Somali vào năm 2011, trong bối cảnh hàng ngàn dân thường bị giết hại, hàng triệu người rời bỏ nhà cửa sau nhiều tháng giao tranh giữa chính quyền và dân nổi dậy ở địa phương.
Ngoài ra, Đại sứ đề nghị các bên liên quan tạo điều kiện cho việc tiếp cận nhân đạo không bị cản trở và kiềm chế mọi hành động có thể khiến Ethiopia rơi vào hỗn loạn.
“Đây là thời điểm để hòa giải và đối thoại trên tinh thần thiện chí và mang tính xây dựng nhằm tìm ra giải pháp chính trị cho tình hình hiện nay”, Trưởng phái đoàn Việt Nam nêu rõ.
Đại diện Việt Nam cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng đầy đủ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của Ethiopia.