https://kevesko.vn/20211005/cac-nha-khoa-hoc-thong-bao-rang-san-ho-tren-khap-the-gioi-dang-bi-chet-hang-loat-11972208.html
Các nhà khoa học thông báo rằng san hô trên khắp thế giới đang bị chết hàng loạt
Các nhà khoa học thông báo rằng san hô trên khắp thế giới đang bị chết hàng loạt
Sputnik Việt Nam
The Guardian trích dẫn một báo cáo do Mạng lưới Giám sát Rạn san hô Toàn cầu xuất bản, cho thấy trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2018, các đại dương trên thế... 05.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-05T17:40+0700
2021-10-05T17:40+0700
2021-10-05T17:57+0700
san hô
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/912/27/9122795_0:238:3000:1926_1920x0_80_0_0_718b1550e2db8d5c399f2e68b9ce8d5c.jpg
Thế giới mất khoảng 14% san hô trong vòng chưa đầy mười nămCác nhà khoa học đã phân tích tình trạng của các rạn san hô và phát hiện ra rằng trong vòng chưa đầy mười năm, thế giới đã mất đi 11,7 nghìn mét vuông san hô, con số này nhiều hơn diện tích của tất cả các rạn san hô ở Úc. Báo cáo trình bày dữ liệu do 300 chuyên gia từ 73 quốc gia thu thập trong vòng hơn 40 năm.Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn tới tình trạng san hô chết hàng loạt là do nhiệt độ nước tăng lên. Một vụ tẩy trắng san hộ tương tự xảy ranăm 1998 đã dẫn đến việc phá hủy 8% tổng số san hô (khoảng 6,5 nghìn mét vuông), với tác động tiêu cực lớn nhất được ghi nhận ở Ấn Độ Dương, Nhật Bản và Caribe.Các chuyên gia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo và tuyên bố rằng biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa rất lớn đối với việc bảo tồn san hô. Nhưng trong báo cáo được công bố cũng có một số liệu đáng khích lệ: các nhà khoa học nhận thấy rằng nhiều rạn san hô có thể đứng vững trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài và vẫn có khả năng phục hồi trong điều kiện thích hợp.Các rạn san hô chỉ bao phủ 0,2% đáy đại dương, nhưng chúng là nơi sinh sống của ít nhất một phần tư tổng số sinh vật biển. San hô có thể chết do nhiệt độ nước tăng, ngoài ra còn liên quan tới việc đánh bắt cá không kiểm soát, phát triển ven biển không bền vững và chất lượng nước suy giảm.
https://kevesko.vn/20210829/95-be-mat-dai-duong-tro-nen-khong-the-sinh-song-11001615.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/912/27/9122795_197:0:2765:1926_1920x0_80_0_0_51aded3b653fa522ae73257c8e6894fc.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
san hô, báo chí thế giới
Các nhà khoa học thông báo rằng san hô trên khắp thế giới đang bị chết hàng loạt
17:40 05.10.2021 (Đã cập nhật: 17:57 05.10.2021) The Guardian trích dẫn một báo cáo do Mạng lưới Giám sát Rạn san hô Toàn cầu xuất bản, cho thấy trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2018, các đại dương trên thế giới đã mất khoảng 14% san hô.
Thế giới mất khoảng 14% san hô trong vòng chưa đầy mười năm
Các nhà khoa học đã phân tích tình trạng của các rạn san hô và phát hiện ra rằng trong vòng chưa đầy mười năm, thế giới đã mất đi 11,7 nghìn mét vuông san hô, con số này nhiều hơn diện tích của tất cả các rạn san hô ở Úc. Báo cáo trình bày dữ liệu do 300 chuyên gia từ 73 quốc gia thu thập trong vòng hơn 40 năm.
Các nhà khoa học cho rằng
nguyên nhân dẫn tới tình trạng san hô chết hàng loạt là do nhiệt độ nước tăng lên. Một vụ tẩy trắng san hộ tương tự xảy ranăm 1998 đã dẫn đến việc phá hủy 8% tổng số san hô (khoảng 6,5 nghìn mét vuông), với tác động tiêu cực lớn nhất được ghi nhận ở Ấn Độ Dương, Nhật Bản và Caribe.
Các chuyên gia đang gióng lên hồi chuông cảnh báo và tuyên bố rằng biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa rất lớn đối với việc bảo tồn san hô. Nhưng trong báo cáo được công bố cũng có một số liệu đáng khích lệ: các nhà khoa học nhận thấy rằng nhiều rạn san hô có thể đứng vững trước những tác động tiêu cực từ bên ngoài và vẫn có khả năng phục hồi trong điều kiện thích hợp.
Các rạn san hô chỉ bao phủ 0,2% đáy đại dương, nhưng chúng là nơi sinh sống của ít nhất một phần tư tổng số sinh vật biển. San hô có thể chết do nhiệt độ nước tăng, ngoài ra còn liên quan tới
việc đánh bắt cá không kiểm soát, phát triển ven biển không bền vững và chất lượng nước suy giảm.