https://kevesko.vn/20211005/chien-tranh-thuong-mai-lam-tram-trong-them-khung-hoang-nang-luong-o-trung-quoc-11983462.html
Chiến tranh thương mại làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc
Chiến tranh thương mại làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc cần tăng nguồn cung cấp than để tránh suy thoái kinh tế trong quý III, nhưng cuộc chiến thương mại với... 05.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-05T23:52+0700
2021-10-05T23:52+0700
2021-10-06T13:35+0700
trung quốc
khủng hoảng
báo chí thế giới
chiến tranh thương mại
tập cận bình
kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/02/14/10112387_0:0:3500:1969_1920x0_80_0_0_da960df7ff1d53188ed093dd5b7514f3.jpg
Nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu điện, vốn sản xuất phần lớn nhờ đốt than – hồi tháng 8, dự trữ than tại các nhà máy điện lớn đã chạm đáy thấp nhất trong 10 năm lại đây. Như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch rõ, xảy ra tình trạng thiếu điện là do hàng loạt yếu tố: thời tiết khắc nghiệt dị thường, nhu cầu ngày càng tăng với xuất khẩu của Trung Quốc và nỗ lực của đất nước nhằm giảm lượng phát thải thán khí.Hậu quả khủng hoảng năng lượng ở Trung QuốcTrưởng bộ phận kinh tế của Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Mizuho là ông Vishnu Varathan tuyên bố rằng Trung Quốc có thể lấp đầy cảnh thiếu hụt than và ngăn chặn sự trì trệ về tăng trưởng kinh tế, nhưng căng thẳng địa chính trị trong quan hệ với Australia vốn là nhà cung cấp chính, có thể là trở ngại không dễ vượt qua.Cuối năm 2020, Trung Quốc đã ngừng mua than từ nhà xuất khẩu lớn nhất của mình do tiếp diễn cuộc thương chiến giữa các nước. Kết quả là Trung Quốc buộc phải quay sang cầu cứu Indonesia, Mông Cổ, Nga và các nước khác để cố gắng lấp đầy lượng than thiếu hụt. Trong năm 2020, có thông báo rằng các công ty than Indonesia đã đạt thỏa thuận cung cấp than cho Trung Quốc trị giá 1,5 tỷ USD.Theo ông Kevin Xie, chuyên viên kinh tế cấp cao về châu Á tại Commonwealth Bank of Australia, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc có thể khiến nâng giá với nhiều mặt hàng xuất khẩu. Trong bối cảnh này, chỉ số giá tiêu dùng ở các nước với nền kinh tế tiên tiến có thể tăng. Tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại, vốn đang là ngày càng trầm trọng hơn do những vấn đề trong khối xây dựng nhà ở.Những trở ngại với khâu cung cấp đến Trung QuốcHiện thời trong bối cảnh tiếp diễn cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Canberra, vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có nối lại nhập khẩu than của Australia hay chăng. Căng thẳng trong quan hệ bắt đầu hồi mùa thu năm 2020 do những phát ngôn của ông Scott John Morrison Thủ tướng Australia khi nói về COVID-19, một chủ đề chính trị nhạy cảm đối với Trung Quốc. Chính trị gia Australia kêu gọi tiến hành cuộc điều tra về nguồn gốc phát sinh coronavirus. Sau ý kiến này một số mặt hàng của Australia, bao gồm lúa mạch, thịt bò và than, bắt đầu gặp khó trong việc cung cấp sang Trung Quốc. Bắc Kinh tăng thuế đối với rượu vang Australia lên tới 218% và sau đó với mức thuế với mặt hàng lúa mạch Australia cũng tăng lên 80%.
https://kevesko.vn/20211005/cac-cong-ty-co-the-can-nhac-chuyen-khoi-trung-quoc-neu-cac-van-de-ve-nang-luong-keo-dai-11151726.html
https://kevesko.vn/20210930/khung-hoang-nang-luong-o-trung-quoc-de-doa-the-gioi-thieu-hut-hang-hoa-11136533.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/02/14/10112387_227:0:3332:2329_1920x0_80_0_0_90b5efa24404a493752f805df7d465dd.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
trung quốc, khủng hoảng, báo chí thế giới, chiến tranh thương mại, tập cận bình, kinh tế
trung quốc, khủng hoảng, báo chí thế giới, chiến tranh thương mại, tập cận bình, kinh tế
Chiến tranh thương mại làm trầm trọng thêm khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc
23:52 05.10.2021 (Đã cập nhật: 13:35 06.10.2021) Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, Trung Quốc cần tăng nguồn cung cấp than để tránh suy thoái kinh tế trong quý III, nhưng cuộc chiến thương mại với Australia có thể là trở ngại đáng kể trên con đường tới mục tiêu đó, CNBC đưa tin dẫn nguồn từ ngân hàng đầu tư Nhật Bản Mizuho.
Nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu điện, vốn sản xuất phần lớn nhờ đốt than – hồi tháng 8, dự trữ than tại các nhà máy điện lớn đã chạm đáy thấp nhất trong 10 năm lại đây. Như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vạch rõ, xảy ra tình trạng thiếu điện là do hàng loạt yếu tố: thời tiết khắc nghiệt dị thường, nhu cầu ngày càng tăng với xuất khẩu của Trung Quốc và nỗ lực của đất nước nhằm giảm lượng phát thải thán khí.
Hậu quả khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc
Trưởng bộ phận kinh tế của Ngân hàng đầu tư Nhật Bản Mizuho là ông Vishnu Varathan tuyên bố rằng
Trung Quốc có thể lấp đầy cảnh thiếu hụt than và ngăn chặn sự trì trệ về tăng trưởng kinh tế, nhưng căng thẳng địa chính trị trong quan hệ với Australia vốn là nhà cung cấp chính, có thể là trở ngại không dễ vượt qua.
Cuối năm 2020, Trung Quốc đã ngừng mua than từ nhà xuất khẩu lớn nhất của mình do tiếp diễn cuộc thương chiến giữa các nước. Kết quả là Trung Quốc buộc phải quay sang cầu cứu Indonesia, Mông Cổ, Nga và các nước khác để cố gắng lấp đầy lượng than thiếu hụt. Trong năm 2020, có thông báo rằng các công ty than Indonesia đã đạt thỏa thuận cung cấp than cho Trung Quốc trị giá 1,5 tỷ USD.
Theo ông Kevin Xie, chuyên viên kinh tế cấp cao về châu Á tại Commonwealth Bank of Australia, tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc có thể khiến nâng giá với nhiều mặt hàng xuất khẩu. Trong bối cảnh này, chỉ số giá tiêu dùng ở các nước với nền kinh tế tiên tiến có thể tăng. Tình trạng thiếu điện ở Trung Quốc sẽ làm tăng trưởng kinh tế chậm lại, vốn đang là ngày càng trầm trọng hơn do những vấn đề trong khối xây dựng nhà ở.
«Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ bị thiệt hại nặng hơn cả do việc phân bổ lượng điện. Tổng tỷ trọng của khối công nghiệp ở các tỉnh bị ảnh hưởng với phân bổ điện là khoảng 14% GDP của Trung Quốc», - chuyên gia kinh tế nói thêm.
Những trở ngại với khâu cung cấp đến Trung Quốc
Hiện thời trong bối cảnh tiếp diễn cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Canberra, vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có nối lại nhập
khẩu than của Australia hay chăng. Căng thẳng trong quan hệ bắt đầu hồi mùa thu năm 2020 do những phát ngôn của ông Scott John Morrison Thủ tướng Australia khi nói về COVID-19, một chủ đề chính trị nhạy cảm đối với Trung Quốc. Chính trị gia Australia kêu gọi tiến hành cuộc điều tra về nguồn gốc phát sinh coronavirus. Sau ý kiến này một số mặt hàng của Australia, bao gồm lúa mạch, thịt bò và than, bắt đầu gặp khó trong việc cung cấp sang Trung Quốc. Bắc Kinh tăng thuế đối với rượu vang Australia lên tới 218% và sau đó với mức thuế với mặt hàng lúa mạch Australia cũng tăng lên 80%.
30 Tháng Chín 2021, 18:27