Ấn Độ trở thành thị trường tiền điện tử lớn nhất

© Fotolia / Snehit Mumbai ở Ấn Độ
Mumbai ở Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2021
Đăng ký
Giá trị vốn hóa của thị trường tiền điện tử ở Ấn Độ đã tăng 641% trong 12 tháng qua, Bloomberg đưa tin, dẫn nghiên cứu của công ty phân tích Chainalysis. Nhu cầu về tiền kỹ thuật số ở nước này đã biến khu vực bao gồm Trung Á, Nam Á và Châu Đại Dương trở thành một trong những thị trường tiền điện tử phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Ấn Độ có thể trở thành trung tâm đầu tư tiền điện tử lớn một khi chính phủ nước này xây dựng quy định hướng dẫn rõ ràng hơn. Đứng trước khu vực này về tốc độ tăng trưởng chỉ có Trung Đông và Châu Âu. Ngoài Ấn Độ, việc áp dụng rộng rãi hoặc quan tâm nhiều đến tiền điện tử còn ghi nhận thấy ở Pakistan và Việt Nam. Giá trị vốn hóa của thị trường tiền kỹ thuật số ở Pakistan đã tăng gấp bảy lần trong vòng một năm.
Mining - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Nước nào ở châu Á quyết định cấm hoàn toàn tiền ảo?
Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu khu vực của Ấn Độ được thúc đẩy bởi hoạt động mạnh mẽ trên các nền tảng đầu tư phi tập trung - quốc gia này chiếm 59% tỷ lệ giao dịch tiền điện tử trên toàn cầu. Ngoài ra, khối lượng đầu tư mạo hiểm liên quan đến tiền điện tử trong khu vực cũng gia tăng.
“Trong số các giao dịch chuyển tiền điện tử có giá trị lớn hơn 10 triệu USD, có tới 42 phần trăm được gửi từ các địa chỉ ở Ấn Độ, so với 28% ở Pakistan và 29% ở Việt Nam. Những con số này cho thấy rằng các nhà đầu tư tiền điện tử Ấn Độ đang hoạt động trong các tổ chức lớn hơn và phức tạp hơn”, - nghiên cứu cho biết.
Vào năm 2020, các nhà chức trách Ấn Độ đã tích cực tiến hành việc điều tiết thị trường tiền điện tử. Chính phủ thậm chí còn soạn thảo một dự luật cấm hoàn toàn việc sử dụng tiền kỹ thuật số, tuy nhiên nó không được thông qua. Dẫu vậy các nhà phân tích từ Chainalysis cho rằng các xu hướng gần đây cho thấy Ấn Độ sẽ bị hạn chế trong việc này khi áp dụng các loại thuế đặc biệt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала