https://kevesko.vn/20211008/rau-qua-che-bien-viet-nam-chinh-phuc-thi-truong-nga-12032800.html
Rau quả chế biến Việt Nam chinh phục thị trường Nga
Rau quả chế biến Việt Nam chinh phục thị trường Nga
Sputnik Việt Nam
Việt Nam là thị trường cung ứng rau quả chế biến lớn thứ 6 của Liên bang Nga. Rất nhiều chủng loại rau quả của Việt Nam được người dân Nga ưa chuộng và nhập... 08.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-08T19:32+0700
2021-10-08T19:32+0700
2021-10-08T19:32+0700
việt nam
hợp tác nga-việt
rau quả
bộ công thương
https://cdn.img.kevesko.vn/img/377/76/3777659_0:100:1921:1180_1920x0_80_0_0_08414184e215c2520db815ff8bffc7e7.jpg
Việt Nam cũng là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho thị trường Nga. Rau quả, nông sản, nhiều mặt hàng chủ lực mới của Việt Nam đang được đẩy mạnh tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng của Liên bang Nga.Việt Nam là nhà cung ứng rau quả chế biến lớn thứ 6 cho NgaTheo Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương, Việt Nam là thị trường cung ứng rau quả chế biến lớn thứ 6 vào Liên bang Nga, với giá 1.011,2 USD/tấn, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020.Căn cứ theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Liên bang Nga cũng như Cục Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, trong 7 tháng năm 2021, trị giá nhập hàng rau quả chế biến mã HS 20 của Nga đạt 599 nghìn tấn, trị giá 746,4 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.Ngoài ra, giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến bình quân đạt 1.246,0 USD/tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.Ngoài Việt Nam, Liên bang Nga nhập khẩu các mặt hàng rau quả chế biến từ nhiều quốc gia khác nhau.Trong đó, Nga nhập hàng rau quả chế biến với lượng chiếm tỷ trọng cao nhất từ thị trường Trung Quốc. Đây là ‘bạn hàng’ thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù vậy số lượng và trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc giảm trong 7 tháng năm 2021, đạt 119 nghìn tấn, trị giá 110,9 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.Đặc biệt, giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến bình quân từ Trung Quốc ở mức thấp, đạt 935,2 USD/tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp đó là Belarus, Ba Lan, Iran…Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, Việt Nam là thị trường cung ứng hàng rau quả chế biến lớn thứ 6 cho Nga, nhưng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm 5% tổng lượng nhập khẩu, cho dù lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh trong 7 tháng năm 2021.Cùng với đó, Việt Nam là đối tác ký Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên với khối Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm, trong đó 59,3% được xóa bỏ.Bộ Công Thương đánh giá đây là cơ hội tốt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó, có hàng rau quả chế biến là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất khẩu vào Nga.Nga nhập khẩu chủng hàng rau quả chế biến mã HS 2009 với lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2021, đạt 119 nghìn tấn, trị giá 186,7 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.Quốc gia này cũng nhập khẩu chủng loại này chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Brazil, Hà Lan, Uzbekistan…Việt Nam cung cấp nhiều nhất chủng loại hàng rau quả chế biến mã HS 2008 cho Nga, chủng loại này Nga nhập khẩu trong 7 tháng năm 2021 đạt 84 nghìn tấn, trị giá 149,8 triệu USD, tăng 6,3% về lượng và tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam mã HS 2008 chiếm 19,5% tổng lượng trong 7 tháng năm 2021. Tiếp theo là thị trường Thái Lan và Trung Quốc.Nông sản Việt Nam có cơ hội rất lớn ở thị trường NgaTheo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, Bộ Công Thương cũng như Tổng Cục Hải quan (Bộ Tài chính), xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga từ đầu năm 2020 đến nay tăng trưởng khá cao bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh.Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nga tăng tới 34,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 323,26 triệu USD.Những mặt hàng chủ lực của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước gồm thủy sản tăng 66%, rau quả tăng 47,6%, hạt điều tăng 59,76%, hạt tiêu tăng 71,3%, cà phê tăng 3,5%, đặc biệt cao su tăng tới 230,8%.Hầu hết các mặt hàng đều có xu hướng tăng, nhưng ở chiều ngược lại, vẫn có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm gồm chè, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường này.Đối với mặt hàng cà phê, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất vào Liên bang Nga nhiều năm qua nhưng chủ yếu là ở dạng nguyên liệu thô. Theo đó, khoảng 99% cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nga là cà phê thô, cà phê rang xay chỉ có 1%.Đối với mặt hàng gạo giảm xuất khẩu vào Nga, Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân chủ yếu là do giá gạo Việt Nam cao hơn gạo của các nước khác khoảng 100-150 USD/tấn nên khó cạnh tranh được với gạo từ các nước khác, đặc biệt là gạo từ Ấn Độ dù gạo Việt Nam rất ngon.Hiện tại, nhiều mặt hàng nông sản, rau quả chế biến của Việt Nam đang từng bước tiếp cận và được phân phối tại các hệ thống bán lẻ của Nga như thanh long, ớt, tương ớt, nước mắm, nước tương, bưởi, xoài, măng cụt, chanh dây…
https://kevesko.vn/20151209/948938.html
https://kevesko.vn/20190715/gao-hat-dai-tu-viet-nam-nga-7787029.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/377/76/3777659_106:0:1813:1280_1920x0_80_0_0_ea4fbbbf71fdc8acc305f59d0d5c3734.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, hợp tác nga-việt, rau quả, bộ công thương
việt nam, hợp tác nga-việt, rau quả, bộ công thương
Việt Nam cũng là nhà cung cấp cà phê lớn nhất cho thị trường Nga. Rau quả, nông sản, nhiều mặt hàng chủ lực mới của Việt Nam đang được đẩy mạnh tiếp cận và thâm nhập sâu hơn vào thị trường đầy tiềm năng của Liên bang Nga.
Việt Nam là nhà cung ứng rau quả chế biến lớn thứ 6 cho Nga
Theo Cục Xuất Nhập khẩu,
Bộ Công Thương, Việt Nam là thị trường cung ứng rau quả chế biến lớn thứ 6 vào Liên bang Nga, với giá 1.011,2 USD/tấn, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Căn cứ theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan Liên bang Nga cũng như Cục Xuất Nhập khẩu Bộ Công Thương cho biết, trong 7 tháng năm 2021, trị giá nhập hàng rau quả chế biến mã HS 20 của Nga đạt 599 nghìn tấn, trị giá 746,4 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 15,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
9 Tháng Mười Hai 2015, 18:55
Ngoài ra, giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến bình quân đạt 1.246,0 USD/tấn, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Ngoài Việt Nam, Liên bang Nga nhập khẩu các mặt hàng rau quả chế biến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Trong đó, Nga nhập hàng rau quả chế biến với lượng chiếm tỷ trọng cao nhất từ thị trường Trung Quốc. Đây là ‘bạn hàng’ thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn. Mặc dù vậy số lượng và trị giá nhập khẩu từ Trung Quốc giảm trong 7 tháng năm 2021, đạt 119 nghìn tấn, trị giá 110,9 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 12% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đặc biệt, giá nhập khẩu hàng rau quả chế biến bình quân từ Trung Quốc ở mức thấp, đạt 935,2 USD/tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp đó là Belarus, Ba Lan, Iran…
Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, Việt Nam là thị trường cung ứng hàng rau quả chế biến lớn thứ 6 cho Nga, nhưng tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm 5% tổng lượng nhập khẩu, cho dù lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh trong 7 tháng năm 2021.
Cùng với đó, Việt Nam là đối tác ký Hiệp định Thương mại tự do đầu tiên với khối Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) với tỷ lệ gần 90% dòng thuế được cắt, giảm, trong đó 59,3% được xóa bỏ.
Bộ Công Thương đánh giá đây là cơ hội tốt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong đó, có hàng rau quả chế biến là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam
xuất khẩu vào Nga.
Nga nhập khẩu chủng hàng rau quả chế biến mã HS 2009 với lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2021, đạt 119 nghìn tấn, trị giá 186,7 triệu USD, tăng 11,8% về lượng và tăng 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Quốc gia này cũng nhập khẩu chủng loại này chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, Brazil, Hà Lan, Uzbekistan…
Việt Nam cung cấp nhiều nhất chủng loại hàng rau quả chế biến mã HS 2008 cho Nga, chủng loại này Nga nhập khẩu trong 7 tháng năm 2021 đạt 84 nghìn tấn, trị giá 149,8 triệu USD, tăng 6,3% về lượng và tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam mã HS 2008 chiếm 19,5% tổng lượng trong 7 tháng năm 2021. Tiếp theo là thị trường Thái Lan và Trung Quốc.
Nông sản Việt Nam có cơ hội rất lớn ở thị trường Nga
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Liên bang Nga, Bộ Công Thương cũng như Tổng Cục Hải quan (
Bộ Tài chính), xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga từ đầu năm 2020 đến nay tăng trưởng khá cao bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trong 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nga tăng tới 34,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 323,26 triệu USD.
Những mặt hàng chủ lực của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước gồm thủy sản tăng 66%, rau quả tăng 47,6%, hạt điều tăng 59,76%, hạt tiêu tăng 71,3%, cà phê tăng 3,5%, đặc biệt cao su tăng tới 230,8%.
Hầu hết các mặt hàng đều có xu hướng tăng, nhưng ở chiều ngược lại, vẫn có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm gồm chè, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường này.
Đối với mặt hàng cà phê, Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam là nước cung cấp cà phê lớn nhất vào Liên bang Nga nhiều năm qua nhưng chủ yếu là ở dạng nguyên liệu thô. Theo đó, khoảng 99% cà phê Việt Nam xuất khẩu sang Nga là cà phê thô, cà phê rang xay chỉ có 1%.
Đối với mặt hàng gạo giảm xuất khẩu vào Nga, Bộ Công Thương lý giải nguyên nhân chủ yếu là do giá
gạo Việt Nam cao hơn gạo của các nước khác khoảng 100-150 USD/tấn nên khó cạnh tranh được với gạo từ các nước khác, đặc biệt là gạo từ Ấn Độ dù gạo Việt Nam rất ngon.
Hiện tại, nhiều mặt hàng nông sản, rau quả chế biến của Việt Nam đang từng bước tiếp cận và được phân phối tại các hệ thống bán lẻ của Nga như thanh long, ớt, tương ớt, nước mắm, nước tương, bưởi, xoài, măng cụt, chanh dây…