Việt Nam có là ‘kỳ phùng địch thủ’ của Trung Quốc để thành công xưởng sản xuất thế giới?

© Ảnh : Hoàng Hùng -TTXVNSản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa khu Công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Youngbag ViiNa khu Công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2021
Đăng ký
“Made in Vietnam” và công cuộc đưa nền kinh tế Đông Nam Á vươn lên thành cường quốc xuất khẩu hàng đầu khu vực. Liệu Việt Nam có thể đe dọa vị thế ‘công xưởng sản xuất thế giới’ của Trung Quốc hay không?
Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế, đồng thời là quốc gia hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sản xuất tăng nhanh, khơi thông nền kinh tế, giúp quốc gia Đông Nam Á này vươn lên thành cường quốc xuất khẩu hàng đầu trong khu vực.

“Made in Vietnam”, lý do đưa Việt Nam thành cường quốc xuất khẩu khu vực

Vì sao Việt Nam có thể trở thành cường quốc xuất khẩu và đe dọa vị thế ‘công xưởng thế giới’ của Trung Quốc?
Hãy cùng Sputnik tìm hiểu thông qua nghiên cứu của hai nhà kinh tế Aidan Yao và Shirley Shen của AXA Investment Managers Asia.
Nhóm nghiên cứu của Công ty quản lý tài sản AXA Investment Managers Asia, Singapore đã có phân tích, lý giải nguyên nhân Việt Nam có thể trở thành cường quốc xuất khẩu trong khu vực, đồng thời đánh giá triển vọng trở thành ‘công xưởng thế giới thứ hai’ sau Trung Quốc của nền kinh tế Đông Nam Á này.
Các chuyên gia nghiên cứu kinh tễ vĩ mô của AXA Investment Managers Asia luận giải những nguyên nhân Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế trong khu vực Đông Nam Á, đồng thời dự báo triển vọng mở rộng vị thế của Việt Nam trong hệ sinh thái sản xuất toàn cầu và khu vực.
Theo hai nhà kinh tế Aidan Yao và Shirley Shen, Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, ấn tượng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi (EM) ở châu Á, hội nhập sâu rộng vào thương mại toàn cầu nhiều thập kỷ gần đây, không tính Trung Quốc.
“Việt Nam ngày càng tăng khả năng cạnh tranh thương mại và trở thành một trung tâm sản xuất hấp dẫn trên thế giới”, nhóm các nhà kinh tế của AXA Investment Managers Asia khẳng định.
Trong khu vực, Việt Nam được xếp hạng cao về hiệu quả kinh tế, được thúc đẩy bởi lợi nhuận mạnh mẽ của phát triển sản xuất và tiềm năng xuất khẩu.
Các nghiên cứu trước của AXA Investment Managers Asia đều có chung nhận định rằng, Việt Nam là bên chiến thắng nổi bật về thị phần xuất khẩu toàn cầu trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Trung Quốc vươn lên thành công khẳng định giá trị trong chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, bỏ qua những khoảng trống tăng trưởng giá trị thấp hơn, thâm dụng lao động giá rẻ, khiến Đại lục mất đi khả năng cạnh tranh so với quốc gia láng giềng đang bứt phá mạnh mẽ như Việt Nam.
Xuất khẩu của Châu Á, với tư cách một phần trong tổng thể của nền kinh tế thế giới, đã tăng lên gần như 20% ở mức cao nhất vào giữa những năm 1990. Đồng thời, phần lớn phản ánh quá trình tăng trưởng của các nền kinh tế phát triển trong khu vực - đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.
Sau thập niên 90, thị phần hầu như đã ổn định, mặc dù có sự khác biệt trong xuất khẩu, hiệu suất giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi cũng xuất hiện.
Công nhân hoàn thiện linh kiện giảm chấn băng cao su kỹ thuật cao tại nhà máy của Công ty TNHH Tương Lai - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2020
Điều gì ngăn cản Việt Nam trở thành công xưởng sản xuất thiết bị công nghệ của thế giới?
Điều này, theo các nhà nghiên cứu là quá trình toàn cầu hóa ngày càng tăng của tiến trình dịch chuyển sản xuất, dẫn đến thay đổi tỷ trọng tăng giá trị phân khúc lắp ráp với làn sóng chuyển dịch sang các nền kinh tế đang phát triển.
Ở chiều ngược lại các nền kinh tế đã phát triển chỉ tập trung vào việc chuyên môn hóa các lĩnh vực sản phẩm và linh kiện có giá trị gia tăng cao.
Theo đánh giá của AXA Investment Managers Asia, việc Việt Nam hội nhập thành công vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là chìa khóa để hoạt động thương mại tăng trưởng mạnh mẽ.
Cùng với đó, Việt Nam cũng đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khu vực, nền kinh tế lớn khác nhau trên thế giới như Trung Quốc, Liên minh châu Âu EU (EVFTA), Anh (UKVFTA), Nhật Bản (VJEPA), hay sau này là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tiến tới là RCEP…qua đó tạo môi trường thuận lợi để quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Bên cạnh đó, Việt Nam thời gian qua vẫn được xem là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ xung đột thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ, cùng với khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất tăng nhanh cũng góp phần đưa Việt Nam vươn lên trở thành một cường quốc xuất khẩu trong khu vực ASEAN nói riêng và châu Á nói chung.
Hai chuyên gia kinh tế Shirley Shen và Aidan Yao cho hay, ngoài làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng từ những nước phát triển sang cộng đồng các quốc gia đang phát triển, nghiên cứu trước đây của AXA cũng chỉ ra rằng lợi nhuận sản xuất thấp khiến các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới bắt đầu di cư ra khỏi Trung Quốc trong những năm gần đây.
Có nhiều nguyên do dẫn đến xu hướng này, theo đó, Trung Quốc có nền kinh tế phát triển quá nhanh, chi phí lao động ngày càng tăng, các khoản chi phí vận hành sản xuất cũng tăng chóng mặt hay gần đây là căng thẳng thương mại đối với Hoa Kỳ, cùng với tác động của đại dịch Covid-19 khiến làn sóng dịch chuyển sản xuất ngày càng được đẩy nhanh hơn.
Loạt thống kê cho thấy, trong thập kỷ qua, giá trị ngành sản xuất của Việt Nam tăng cao nhất, gấp đôi mức tăng của Ấn Độ.
“Việt Nam đã giành chiến thắng nổi bật về mặt này. Với giá trị xuất khẩu tăng gấp 5 lần trong thập kỷ qua - vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại của khu vực”, nhóm nghiên cứu của AXA Investment Managers Asia cho biết.
Các chuyên gia của AXA Investment Managers Asia chỉ ra rằng, khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất được củng cố nhờ chi phí lao động thấp. Thực tế, mức lương của lao động Việt Nam, chi phí lao động chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.
Lực lượng dân số trẻ tăng nhanh đã giúp duy trì áp lực tiền lương ở mức thấp dù kinh tế tăng trưởng nhanh.

Điều gì làm nên thành công của Việt Nam?

Theo AXA Investment Managers Asia, một trong những nguyên nhân quan trọng để Việt Nam vươn lên như một cường quốc sản xuất, lắp ráp thương mại là khả năng thu hút doanh nghiệp tái định cứ, tái thiết lập cứ điểm sản xuất.
Các chuỗi cung ứng về sản phẩm thời trang, may mặc, giày dép hàng đầu gần đây như Nike và Adidas, quyết định chuyển cơ sở sản xuất của họ khỏi Trung Quốc cũng đã lựa chọn Việt Nam như một cứ điểm an toàn.
Ngoài ra, nhiều ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, và Intel, cũng đã chuyển dịch hoặc đang trong quá trình chuyển đổi các bộ phận trong dây chuyền sản xuất của mình sang Việt Nam. Điển hình như Foxconn đang xây dựng dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook ngay tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.
© AFP 2023 / StringerNhà máy Foxconn
Nhà máy Foxconn - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2021
Nhà máy Foxconn
Cuối năm 2018 và 2019, Samsung cũng lần lượt đóng cửa hai nhà máy lắp ráp điện thoại lớn ở Trung Quốc, chuyển hết sang Việt Nam để rồi một nửa số thiết bị cầm tay hàng đầu tập đoàn điện tử Hàn Quốc này được lắp ráp tại Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên.
Đối với tư cách là quốc gia chiến thắng trong xung đột thương mại Mỹ - Trung, theo nghiên cứu của AXA, Việt Nam đạt được mức tăng thị phần xuất khẩu lớn nhất với Hoa Kỳ trong năm 2018 và 2019 trong bối cảnh các sản phẩm Trung Quốc mất khả năng cạnh tranh do thuế quan quá lớn.
Đồng thời, các nhà sản xuất Trung Quốc – từ đồ nội thất, lốp xe hơi, tủ lạnh, v.v. - cũng đưa hàng qua Việt Nam như một điểm trung chuyển cho các mặt hàng xuất khẩu bị ràng buộc thuế quan bởi Hoa Kỳ để tránh các khoản thuế và chi phí tăng cao, nhằm hưởng lợi thương mại.
Số liệu cho thấy, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 29% trong năm 2019, và cuối năm ngoái, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ sáu vào thị trường Hoa Kỳ, tăng từ vị trí thứ 12 hồi năm 2017.
Cùng với đó, Việt Nam đặc biệt thành công trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ các chính sách ưu đãi của chính phủ suốt thời gian qua.
Đến năm 2020, Việt Nam có 369 khu công nghiệp, tăng 180% so với năm 2005. Quốc gia Đông Nam Á này cũng đã thăng hạng trong xếp hạng chỉ số “thuận lợi kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 23 bậc lên thứ hạng 70 so với 10 năm trước.
Đặc biệt, dòng vốn FDI của Việt Nam cũng tăng nhanh nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, dựa trên các điểm đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên mức độ thuận lợi kinh doanh, chất lượng hậu cần, chi phí tiền lương, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cũng như những thay đổi trong tỷ trọng xuất khẩu và FDI, Việt Nam được đánh giá là nước có khả năng cạnh tranh cao nhất trong khu vực. Điều này giúp gia tăng thị phần xuất khẩu ấn tượng trong những năm gần đây.

Liệu Việt Nam có thành công xưởng thế giới thay thế Trung Quốc?

Trong nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế của AXA Investment Managers Asia cũng nhận định khả năng Việt Nam có thể trở thành ‘công xưởng sản xuất của thế giới’ thay thế Trung Quốc hay không.
Theo Aidan Yao và Shirley Shen, mặc dù Việt Nam là điểm đến được ưa chuộng về tái định cư chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, khả năng để quốc gia Đông Nam Á này trở thành ‘nhà máy mới của thế giới’ hay ‘công xưởng sản xuất mới toàn cầu’ là ít khả năng.
Quy mô nền kinh tế của Việt Nam chưa đủ lớn, từ cơ sở hạ tầng đến liên kết chuỗi cung ứng, động lực sản xuất, kết nối, gây ra những trở ngại và tắc nghẽn rõ ràng đồng thời hạn chế năng lực đáp ứng các hoạt động sản xuất trên một quy mô tương đương với Trung Quốc.
“Quy mô nền kinh tế là vấn đề quan trọng khi nói đến dự báo Việt Nam có khả năng thay thế vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu hay không. So với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thực tế kinh tế Việt Nam nhỏ hơn nhiều – chỉ bằng 1/5 GDP và 1/5 dân số Trung Quốc cũng như tổng lực lượng lao động sản xuất hiện có”, nhóm nghiên cứu chỉ rõ.
Ngoài ra, sản lượng sản xuất của việt nam chỉ chiếm 0,3% tổng sản lượng toàn cầu, trong khi Trung Quốc lên tới 28%. Các so sánh chính khác, bao gồm cả nghiên cứu và chi tiêu cho phát triển (R&D), xây dựng cơ sở hạ tầng, các tuyến vận tải đường sắt, giá trị cổ phiếu, công suất phát điện đều cách biệt đáng kể tạo khoảng cách lớn về quy mô giữa Việt Nam và nước láng giềng khổng lồ.
Hai nhà kinh tế của AXA Investment Managers đánh giá, trong ngắn hạn, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài, ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, kìm hãm tốc độ chi tiêu vốn của doanh nghiệp và cản trở việc dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nhân nhà máy SanQi Việt Nam kiểm tra và đóng gói khẩu trang y tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2020
Việt Nam thành công xưởng sản xuất khẩu trang của thế giới
Tuy nhiên, trong viễn cảnh dài hạn, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiếp tục thiết lập các chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả tại Việt Nam.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể lưu ý đến mức thuế doanh nghiệp tương đối cao của Việt Nam (lên đến 50% đối với một số ngành), cùng với các rào cản về ngoại tệ, ngôn ngữ, thiếu bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và các yêu cầu thiết lập kinh doanh phức tạp cũng cản trở quá trình này.
“Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục cải cách các lĩnh vực còn hạn chế này, nhưng tốc độ cải cách có thể sẽ không theo kịp kỳ vọng của các nhà đầu tư”, nghiên cứu lưu ý.
Tuy nhiên, ở phương diện địa chính trị, bài viết nhận định thặng dư thương mại tăng mạnh với Mỹ cũng khiến Việt Nam rơi vào thế dễ đối diện với nguy cơ và thiếu ổn định, bấp bênh.
Về lâu dài, không thể loại trừ khả năng tái diễn xung đột thương mại nếu các chính sách của Mỹ chuyển sang chủ nghĩa bảo hộ một lần nữa khi cán cân thương mại song phương tiếp tục mất cân bằng.
Trong một diễn biến gần đây, Việt Nam có kế hoạch giảm thuế nhập khẩu đối với thịt heo đông lạnh từ 15% xuống còn 10%. Động thái tăng cường mua hàng hóa nông nghiệp của Hoa Kỳ là nỗ lực mới nhất của Việt Nam trong việc giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước, tránh nguy cơ bị trừng phạt thuế quan.
Cùng với đó, trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 8 vừa qua, bà Kamala Harris, Phó Tổng thống Hoa Kỳ đề xuất Việt Nam xem xét giảm thuế các mặt hàng nông nghiệp và nâng cấp sự hợp tác giữa hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược.
“Cả hai bên đang thể hiện sự thấu hiểu, đàm phán để tránh những xung đột”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nêu ý kiến về nỗ lực cân bằng thương mại song phương Việt – Mỹ thời gian qua.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала