Con trai ông Lê Đức Thọ tiết lộ vì sao cha mình từ chối giải Nobel Hòa bình

© AFP 2023Ông Lê Đức Thọ.
Ông Lê Đức Thọ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2021
Đăng ký
Trong các giải Nobel, giải Hòa bình thường gây nhiều tranh luận nhất so với các giải văn chương và khoa học. Một trong các trường hợp nổi tiếng là việc nhà lãnh đạo tài năng của cách mạng Việt Nam, ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải này vào năm 1973.

Dấu ấn đồng chí Lê Đức Thọ với cuộc đàm phán tại Hội nghị Paris

Ngày 9/10, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Nam Định đã tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lê Đức Thọ (10/10/1911 – 10/10/2021).
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông Lê Đức Thọ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã có nhiều năm hoạt động ở chiến trường Nam Nộ, từng giữ nhiều trọng trách trong Đảng. Tuy nhiên, dấu ấn sâu đậm hơn cả là khi ông là Cố vấn đặc biệt đoàn đàm phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Ông Lê Đức Thọ, tên thật là Phan Đình Khải, sinh ngày 10/10/1911 tại xã Địch Lễ, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay là xã Nam Vân, thành phố Nam Định. Tham gia cách mạng từ năm 1926, tới năm 1944, ông là Ủy viên Trung ương Đảng; năm 1945 là thành viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng; năm 1955 là Ủy viên Bộ Chính trị.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Thị LànhBiểu diễn văn nghệ chào mừng tại buổi lễ
Biểu diễn văn nghệ chào mừng tại buổi lễ - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2021
Biểu diễn văn nghệ chào mừng tại buổi lễ
Đồng chí Lê Ðức Thọ có nhiều cống hiến trong lĩnh vực tổ chức xây dựng Đảng, có ý nghĩa quan trọng, được thể hiện trên nhiều mặt, từ việc nghiên cứu tổng kết lý luận đến đào tạo, huấn luyện, bố trí, sắp xếp cán bộ, xây dựng bộ máy, hệ thống tổ chức của Đảng và Nhà nước.
Với nhiều năm hoạt động chỉ đạo cách mạng tại miền Nam, tháng 4/1968, khi đang là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, ông Lê Đức Thọ được Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi gấp về Hà Nội, chuẩn bị cử sang Paris đảm đương sứ mệnh Cố vấn đặc biệt Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp đàm phán với Cố vấn An ninh Quốc gia, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Thị LànhTrưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và các đại biểu dâng hương tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ, xã Nam Vân, thành phố Nam Định
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và các đại biểu dâng hương tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ, xã Nam Vân, thành phố Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2021
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai và các đại biểu dâng hương tại Khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ, xã Nam Vân, thành phố Nam Định
Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng, đây là sự lựa chọn sáng suốt, bởi ông Lê Đức Thọ là một nhà cách mạng kiên định, có bản lĩnh vững vàng và tầm nhìn chiến lược. Trong suốt 5 năm (từ 1968 đến 1973), ông Lê Đức Thọ đã nhiều lần trực tiếp đàm phán cả bí mật và công khai, đấu trí với ông Henry Kissinger.

Ông Nguyễn Dy Niên, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Ông Kissinger là một nhà ngoại giao lão luyện của Mỹ, ông ý là Tiến sỹ Luật học, giảng dạy Trường đại học Harvard, rất giàu kinh nghiệm. Trong khi ông Lê Đức Thọ là một nhà lãnh đạo, một nhà cách mạng và chưa từng làm ngoại giao bao giờ thế mà đối đầu với đối tác, đối tượng rất sừng sỏ như vậy… thì đồng chí Lê Đức Thọ phải nói là một ngôi sao sáng trong cuộc đàm phán này”.

Với việc đàm phán thành công, ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, ông Lê Đức Thọ được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1973 cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger. Tuy nhiên, đồng chí Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải với lý do hòa bình vẫn chưa thực sự lập lại trên đất nước Việt Nam. Bên cạnh đó, ông Lê Đức Thọ cho rằng, Hoa Kỳ là bên gây chiến tranh ở Việt Nam, vì thế, một bên đi xâm lược, một bên chống lại quân xâm lược để giải phóng dân tộc, không thể chia nhau giải Nobel Hòa bình.
© AFP 2023Ông Lê Đức Thọ trong cuộc đàm phán với phái đoàn Mỹ.
Ông Lê Đức Thọ trong cuộc đàm phán với phái đoàn Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Ông Lê Đức Thọ trong cuộc đàm phán với phái đoàn Mỹ.
Chia sẻ về người cha của mình, con trai nhà lãnh đạo Lê Đức Thọ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho hay: “Ngoài những lý do trên, những công việc Ba tôi làm luôn gắn với công việc của Đảng, của cách mạng nên ông không tách mình khỏi tập thể, khỏi cái chung. Do đó, nếu có thành tích hay công lao thì trước hết công lao, thành tích đó đều thuộc về Đảng, về nhân dân chứ không phải của riêng cá nhân ông”.

Đồng chí Lê Đức Thọ – nhà lãnh đạo tài năng về nhiều mặt

Từ năm 1977, ông Lê Đức Thọ được Bộ Chính trị phân công phụ trách công tác đặc biệt, theo dõi, chỉ đạo cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp cách mạng Campuchia đánh tan chế độ diệt chủng Pol Pot, xây dựng chính quyền cách mạng mới ở đất nước chùa Tháp, phục hồi sự sống ở đây sau thảm họa diệt chủng.
Tháng 1/1980, đồng chí Lê Đức Thọ đảm nhiệm cương vị Thường trực Ban Bí thư phụ trách công tác tổ chức, tuyên huấn và nội chính, từ năm 1982, phụ trách công tác tư tưởng và công tác đối ngoại. Năm 1983, ông giữ thêm cương vị Phó chủ tịch Ủy Ban quốc phòng của Đảng.
Giải Nobel - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Xướng danh người đoạt giải Nobel Văn học
Năm 1986, ông Lê Đức Thọ được phân công làm công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ VI. Tại đại hội, ông được tuyên dương công trạng và cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương. Ông Lê Đức Thọ qua đời ngày 13/10/1990, hưởng thọ 79 tuổi.
Năm tháng trôi qua, nhưng dấu ấn của đồng chí Lê Đức Thọ tại cuộc đàm phán Paris vẫn hết sức đậm nét. Những hoạt động ngoại giao của nhà lãnh đạo Lê Đức Thọ tại Hội nghị Paris đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho nền ngoại giao Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала