https://kevesko.vn/20211010/tai-sao-nhung-du-bao-ve-su-sut-giam-sap-xay-ra-cua-nen-kinh-te-trung-quoc-khong-thanh-hien-thuc-12020142.html
Tại sao những dự báo về sự sụt giảm sắp xảy ra của nền kinh tế Trung Quốc không thành hiện thực?
Tại sao những dự báo về sự sụt giảm sắp xảy ra của nền kinh tế Trung Quốc không thành hiện thực?
Sputnik Việt Nam
Vào tuần này, thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm giữa bối cảnh các nhà đầu tư thở phào nhẹ nhõm sau khi Mỹ dường như sẽ tránh được một vụ “vỡ nợ” và... 10.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-10T11:47+0700
2021-10-10T11:47+0700
2021-10-10T11:47+0700
kinh doanh
hoa kỳ
trung quốc
kinh tế
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/07/10336844_0:0:1921:1080_1920x0_80_0_0_24e47ef20150a1ab9fc9c73cf1a7599a.jpg
Các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng cường đầu tư vào Trung Quốc và tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Trung Quốc. Đồng thời, các chính trị gia phương Tây vẫn đưa ra những dự đoán về sự sụt giảm sắp xảy ra của nền kinh tế Trung Quốc. Các nhà kinh doanh thực dụng hiểu rằng, những dự đoán này không dựa trên tình hình thực tiễn.Mỗi khi có ít nhất một sự kiện tiêu cực nào đó xảy ra trong nền kinh tế Trung Quốc - biến động trên thị trường chứng khoán, trong tỷ giá hối đoái, những thay đổi trong chỉ số PMI và tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP, thì các chính trị gia nước ngoài và sau đó các phương tiện truyền thông thế giới bắt đầu nói với niềm vui sướng thầm lặng về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, và thậm chí về sự sụp đổ của “phép màu kinh tế” Trung Quốc. Năm 2008, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nhà phân tích đã nói Trung Quốc “không có cơ hội sống sót nào”. Họ nói, không ai muốn mua hàng xuất khẩu của Trung Quốc sau khi Phố Wall sụp đổ. Nhưng, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp thiết thực và hiệu quả để vượt khỏi khủng hoảng và phục hồi tăng trưởng âm. Sau đó bắt đầu một chiến dịch kéo dài nhiều năm chỉ trích các biện pháp chống khủng hoảng của Trung Quốc. Năm 2015, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bị sụp đổ, các ấn phẩm ngay lập tức đăng những bài phân tích với nội dung “chúng tôi đã cảnh báo bạn”. Vào đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, báo chí phương Tây đã gọi đây là Chernobyl của Trung Quốc.Cũng có những người đã công khai thừa nhận sai lầmVí dụ, Paul Krugman, nhà kinh tế học người Mỹ từng đoạt giải Nobel, đã viết rằng, sự sụp đổ của Trung Quốc đã được dự đoán trong nhiều thập kỷ. Nhưng, vì một số lý do mà điều này không xảy ra.Có lẽ, phân tích của các nhà kinh tế học dựa trên dữ liệu thiên lệch hay không đầy đủ? Thật vậy, kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng, việc thao túng số liệu thống kê, bóp méo các nguyên tắc thị trường, đưa ra số liệu bị bóp méo về sự phát triển của một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế, chỉ có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng quy mô lớn. Ví dụ, điều này đã xảy ra ở các nước Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á. Và nền kinh tế Liên Xô cuối cùng bị sụp đổ sau khi mất cân bằng và tích tụ quá nhiều vấn đề. Nhưng, Trung Quốc vẫn đứng vững, có nghĩa là các nhà phân tích phương Tây đang bỏ qua điều gì đó.Trên thực tế, mọi người có xu hướng nhầm lẫn những điều trong mơ với điều trong thực tế. Các chính trị gia ở một số quốc gia, chủ yếu là Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, lo ngại về tốc độ phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Thế giới đơn cực được thành lập sau khi Liên Xô stan rã đã giả định một kịch bản rất đơn giản trong sự phát triển của mỗi quốc gia: Hoa Kỳ, với sự giúp đỡ của khu vực doanh nghiệp hùng mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước này (được gọi là chính sách gắn kết - engagement). Và quốc gia này dần dần vay mượn các giá trị tự do của Mỹ và hoàn toàn rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng chính trị của Mỹ. Theo Washington, nhờ chiến lược này, trên thế giới sẽ không còn các đối thủ đầy đủ giá trị có khả năng cạnh tranh với Mỹ. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, trật tự thế giới phải được xây dựng trên các quy tắc trò chơi do người Mỹ viết ra.Với Trung Quốc, các tính toán hóa ra là sai. Bất chấp sự gắn kết và sự tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả nhờ đầu tư nước ngoài và tự do hóa thương mại quốc tế, Trung Quốc vẫn giữ được sự độc lập về chính trị. Và khi đã có đủ sức mạnh kinh tế, Bắc Kinh bắt đầu nói lên quan điểm chính trị của mình về các vấn đề quốc tế. Trên thực tế, ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu tạo ra ít nhất một mối nguy cơ nào đó đe dọa sự thống trị của Mỹ trên thế giới, trong quan hệ song phương đã xuất hiện các vấn đề.Những vấn đề trong nền kinh tế Trung Quốc là điều đáng mừng đối với MỹTất nhiên, đối với các chính trị gia Mỹ, những rắc rối kinh tế của Trung Quốc sẽ là một tin tốt. Do đó, tất cả các dự đoán về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của “phép màu” Trung Quốc đều dựa trên những cân nhắc chính trị - cố gắng cắt đứt dòng tài chính, mặc cả để có được những điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc đàm phán thương mại. Cuối cùng, không ai hủy bỏ nghệ thuật tuyên truyền tinh vi, ngay cả ở Hoa Kỳ, mặc dù họ tuyên bố quyền tự do ngôn luận. Vẽ hình ảnh đối thủ đang suy yếu là phương pháp quan trọng nhất của các tuyên truyền viên.Tuy nhiên, các nhà kinh doanh là những người thực dụng, họ không vội vàng ủng hộ quan điểm của các quan chức và chính trị gia. Trong nửa đầu năm 2021, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã vượt quá khối lượng đầu tư trong cả năm ngoái. Bất chấp thực tế là các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đang đưa ra những quy định mới đe dọa các công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và hạn chế đầu tư của quỹ hưu trí vào chứng khoán của các công ty Trung Quốc, khối lượng đầu tư danh mục vào Trung Quốc của các công ty Mỹ đang tăng lên. Tính đến tháng 8 năm nay, các quỹ đầu tư và quỹ giao dịch trao đổi của Mỹ đã nắm giữ 43 tỷ USD tài sản của Trung Quốc, tăng 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Các đại gia đầu tư của Mỹ như BlackRock, Goldman Sachs, JP Morgan đều đang gia tăng rót vốn, mua cổ phần tại Trung Quốc và mở rộng hoạt động kinh doanh. BlackRock huy động được 1 tỷ USD cho quỹ tương hỗ đầu tiên của Trung Quốc. Goldman Sachs đã công bố một liên doanh quản lý tài sản với ICBC, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. JPMorgan Chase được chấp thuận là công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc. Có thể bổ sung những công ty khác vào danh sách này.Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên những con số cụ thể và sự thật. Và thực tế cho ta thấy rằng, đầu tư vào Trung Quốc có lãi trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay. Ví dụ, nhiều nước phương Tây đã sử dụng các biện pháp kích thích tiền tệ để chống lại cuộc khủng hoảng COVID-19. Cả Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cực thấp. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định duy trì lãi suất âm. Trong khi đó, Trung Quốc duy trì chính sách tiền tệ vừa phải. Lãi suất ở Trung Quốc tương đối cao. Theo đó, việc vay mượn ở các thị trường khác và đầu tư vào Trung Quốc trở nên có lãi.Một ví dụ khác: các công ty công nghệ. Trong năm nay lĩnh vực BigTech được giám sát chặt chẽ hơn. Một câu chuyện phổ biến được các phương tiện truyền thông phương Tây quảng bá là như sau: chính quyền Trung Quốc đã quyết định chống lại kinh doanh và đổi mới, đã thực hiện sự lựa chọn ủng hộ quốc hữu hóa và tư tưởng hóa nền kinh tế. Như vậy, lĩnh vực công nghệ yêu thích tự do sẽ không thể phát triển được nữa, tiềm năng đổi mới bị kìm hãm. Còn các tác giả cấp tiến nhất đã so sánh hành động của các nhà chức trách Trung Quốc với thời kỳ Cách mạng Văn hóa.Nhưng, trong những câu chuyện như vậy các tác giả bỏ qua một chi tiết quan trọng: Trung Quốc không phải là nước tiên phong trong việc giám sát lĩnh vực BigTech. Trên thực tế, ngay từ đầu ở Trung Qquốc đã không có quy định nào. Trung Quốc đã áp dụng khung pháp lý thử nghiệm sandbox dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này. Giờ đây, các công ty đã phát triển, họ phải tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Nhưng, các nước phương Tây đã từ lâu sử dụng các quy tắc tương tự, ví dụ, các quy tắc áp dụng cho các nền tảng cho vay p2p, các tổ chức tài chính vi mô, nền tảng thương mại điện tử và thậm chí cả các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ví dụ, nếu điện thoại thông minh của Apple ngừng chuyển tiếp liên kết đến YouTube, điều đó sẽ gây ra một vụ bê bối. Nhưng, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nhiều năm liền hoạt động theo nguyên tắc "trong hai chọn một". Một ví dụ khác là việc một công ty mua lại cổ phiếu của chính mình thông qua các cấu trúc liên kết để tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ở Phố Wall, bạn có thể phải ngồi tù vì điều đó. Đây được gọi là thao túng thị trường. Và ở Trung Quốc, những quy định cấm những sơ đồ như vậy đã xuất hiện chỉ cách đây không lâu.Chính bởi vậy, sự quan tâm của giới kinh doanh đến Trung Quốc đã gia tăng sau khi Bắc Kinh bắt đầu áp dụng các quy định này. Kết quả là, môi trường kinh doanh được điều chỉnh theo các quy tắc trò chơi quen thuộc với các doanh nhân nước ngoài. Ngoài ra, bên cạnh việc thắt chặt các yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh, chính quyền CHND Trung Hoa cũng đang áp dụng các luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Luật Đầu tư nước ngoài đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.Như vậy, cảnh báo của các chính trị gia về Trung Quốc trái ngược với thực tế mà các doanh nhân đang chứng kiến. Vào năm 2020, chính quyền CHND Trung Hoa đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và môi giới. Theo Boston Consulting Group, thị trường quản lý tài sản của Trung Quốc đã tăng 10% vào năm 2020 lên 18,9 nghìn tỷ USD. Có chú ý đến việc, trong 10 năm tới, thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp 2,5 lần và các thị trường quản lý tài sản truyền thống của phương Tây đang dần đạt đến mức bão hòa, thì các ngân hàng đầu tư chỉ có một cơ hội duy nhất để mở rộng hơn nữa là tiếp cận Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20210729/vu-ong-nguyen-duc-chung-ha-man-kich-quan-xanh-quan-do-va-buc-mat-thu-10870928.html
https://kevesko.vn/20211005/my-du-dinh-bat-dau-cac-cuoc-dam-phan-thuong-mai-moi-voi-trung-quoc-11152057.html
https://kevesko.vn/20210922/cong-nghe-cua-nga-ho-tro-nguoi-viet-nam-dam-bao-an-toan-va-cai-thien-kinh-doanh-11103258.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/04/07/10336844_181:0:1640:1094_1920x0_80_0_0_a6d05de129dd78ec37ebb5b452f044e3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
kinh doanh, hoa kỳ, trung quốc, kinh tế, tác giả
kinh doanh, hoa kỳ, trung quốc, kinh tế, tác giả
Các nhà đầu tư nước ngoài đang tăng cường đầu tư vào Trung Quốc và tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường Trung Quốc. Đồng thời, các chính trị gia phương Tây vẫn đưa ra những dự đoán về sự sụt giảm sắp xảy ra của nền kinh tế Trung Quốc. Các nhà kinh doanh thực dụng hiểu rằng, những dự đoán này không dựa trên tình hình thực tiễn.
Mỗi khi có ít nhất một sự kiện tiêu cực nào đó xảy ra trong nền kinh tế Trung Quốc - biến động trên thị trường chứng khoán, trong tỷ giá hối đoái, những thay đổi trong chỉ số PMI và tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP, thì các chính trị gia nước ngoài và sau đó các phương tiện truyền thông thế giới bắt đầu nói với niềm vui sướng thầm lặng về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, và thậm chí về sự sụp đổ của “phép màu kinh tế” Trung Quốc. Năm 2008, ở đỉnh điểm của
cuộc khủng hoảng toàn cầu, các nhà phân tích đã nói Trung Quốc “không có cơ hội sống sót nào”. Họ nói, không ai muốn mua hàng xuất khẩu của Trung Quốc sau khi Phố Wall sụp đổ. Nhưng, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp thiết thực và hiệu quả để vượt khỏi khủng hoảng và phục hồi tăng trưởng âm. Sau đó bắt đầu một chiến dịch kéo dài nhiều năm chỉ trích các biện pháp chống khủng hoảng của Trung Quốc.
“Trung Quốc đã đổ tiền vào nền kinh tế, và giờ đây, những khoản tiền này đang được chuyển vào các hoạt động đầu cơ. Theo số liệu ghi trên giấy tờ có vẻ như GDP đang tăng, nhưng trên thực tế, bong bóng đang phình to và sắp vỡ".
Năm 2015, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc bị sụp đổ, các ấn phẩm ngay lập tức đăng những bài phân tích với nội dung “chúng tôi đã cảnh báo bạn”. Vào đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc, báo chí phương Tây đã gọi đây là Chernobyl của Trung Quốc.
Cũng có những người đã công khai thừa nhận sai lầm
Ví dụ, Paul Krugman, nhà kinh tế học người Mỹ từng đoạt giải Nobel, đã viết rằng, sự sụp đổ của Trung Quốc đã được dự đoán trong nhiều thập kỷ. Nhưng, vì một số lý do mà điều này không xảy ra.
Có lẽ, phân tích của các nhà kinh tế học dựa trên dữ liệu thiên lệch hay không đầy đủ? Thật vậy, kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng, việc thao túng số liệu thống kê, bóp méo các
nguyên tắc thị trường, đưa ra số liệu bị bóp méo về sự phát triển của một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế, chỉ có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng quy mô lớn. Ví dụ, điều này đã xảy ra ở các nước Mỹ Latinh, Châu Phi, Châu Á. Và nền kinh tế Liên Xô cuối cùng bị sụp đổ sau khi mất cân bằng và tích tụ quá nhiều vấn đề. Nhưng, Trung Quốc vẫn đứng vững, có nghĩa là các nhà phân tích phương Tây đang bỏ qua điều gì đó.
Trên thực tế, mọi người có xu hướng nhầm lẫn những điều trong mơ với điều trong thực tế. Các chính trị gia ở một số quốc gia, chủ yếu là
Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, lo ngại về tốc độ phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Thế giới đơn cực được thành lập sau khi Liên Xô stan rã đã giả định một kịch bản rất đơn giản trong sự phát triển của mỗi quốc gia: Hoa Kỳ, với sự giúp đỡ của khu vực doanh nghiệp hùng mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước này (được gọi là chính sách gắn kết - engagement). Và quốc gia này dần dần vay mượn các giá trị tự do của Mỹ và hoàn toàn rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng chính trị của Mỹ. Theo Washington, nhờ chiến lược này, trên thế giới sẽ không còn các đối thủ đầy đủ giá trị có khả năng cạnh tranh với Mỹ. Theo quan điểm của Hoa Kỳ, trật tự thế giới phải được xây dựng trên các quy tắc trò chơi do người Mỹ viết ra.
Với Trung Quốc, các tính toán hóa ra là sai. Bất chấp sự gắn kết và sự tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả nhờ đầu tư nước ngoài và
tự do hóa thương mại quốc tế, Trung Quốc vẫn giữ được sự độc lập về chính trị. Và khi đã có đủ sức mạnh kinh tế, Bắc Kinh bắt đầu nói lên quan điểm chính trị của mình về các vấn đề quốc tế. Trên thực tế, ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu tạo ra ít nhất một mối nguy cơ nào đó đe dọa sự thống trị của Mỹ trên thế giới, trong quan hệ song phương đã xuất hiện các vấn đề.
Những vấn đề trong nền kinh tế Trung Quốc là điều đáng mừng đối với Mỹ
Tất nhiên, đối với các chính trị gia Mỹ, những rắc rối kinh tế của Trung Quốc sẽ là một tin tốt. Do đó, tất cả các dự đoán về sự sụp đổ không thể tránh khỏi của “phép màu” Trung Quốc đều dựa trên những cân nhắc chính trị - cố gắng cắt đứt dòng tài chính, mặc cả để có được những điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc đàm phán thương mại. Cuối cùng, không ai hủy bỏ nghệ thuật tuyên truyền tinh vi, ngay cả ở Hoa Kỳ, mặc dù họ tuyên bố quyền tự do ngôn luận. Vẽ hình ảnh đối thủ đang suy yếu là phương pháp quan trọng nhất của các tuyên truyền viên.
Tuy nhiên, các nhà kinh doanh là những người thực dụng, họ không vội vàng ủng hộ quan điểm của các quan chức và chính trị gia. Trong nửa đầu năm 2021,
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã vượt quá khối lượng đầu tư trong cả năm ngoái. Bất chấp thực tế là các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đang đưa ra những quy định mới đe dọa các công ty Trung Quốc bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và hạn chế đầu tư của quỹ hưu trí vào chứng khoán của các công ty Trung Quốc, khối lượng đầu tư danh mục vào Trung Quốc của các công ty Mỹ đang tăng lên. Tính đến tháng 8 năm nay, các quỹ đầu tư và quỹ giao dịch trao đổi của Mỹ đã nắm giữ 43 tỷ USD tài sản của Trung Quốc, tăng 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Các đại gia đầu tư của Mỹ như BlackRock, Goldman Sachs, JP Morgan đều đang gia tăng rót vốn, mua cổ phần tại Trung Quốc và mở rộng hoạt động kinh doanh. BlackRock huy động được 1 tỷ USD cho quỹ tương hỗ đầu tiên của Trung Quốc. Goldman Sachs đã công bố một liên doanh quản lý tài sản với ICBC, ngân hàng lớn nhất Trung Quốc. JPMorgan Chase được chấp thuận là công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc. Có thể bổ sung những công ty khác vào danh sách này.
Doanh nghiệp đưa ra quyết định dựa trên những con số cụ thể và sự thật. Và thực tế cho ta thấy rằng, đầu tư vào Trung Quốc có lãi trong giai đoạn đầy biến động như hiện nay. Ví dụ, nhiều nước phương Tây đã sử dụng các biện pháp kích thích tiền tệ để chống lại cuộc khủng hoảng COVID-19. Cả Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cực thấp. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã quyết định duy trì lãi suất âm. Trong khi đó, Trung Quốc duy trì chính sách tiền tệ vừa phải. Lãi suất ở Trung Quốc tương đối cao. Theo đó, việc vay mượn ở các thị trường khác và đầu tư vào Trung Quốc trở nên có lãi.
Một ví dụ khác: các công ty công nghệ. Trong năm nay lĩnh vực BigTech được giám sát chặt chẽ hơn. Một câu chuyện phổ biến được các phương tiện truyền thông phương Tây quảng bá là như sau: chính quyền Trung Quốc đã quyết định chống lại kinh doanh và đổi mới, đã thực hiện sự lựa chọn ủng hộ quốc hữu hóa và tư tưởng hóa nền kinh tế. Như vậy, lĩnh vực công nghệ yêu thích tự do sẽ không thể phát triển được nữa, tiềm năng đổi mới bị kìm hãm. Còn các tác giả cấp tiến nhất đã so sánh hành động của các nhà chức trách Trung Quốc với thời kỳ
Cách mạng Văn hóa.
Nhưng, trong những câu chuyện như vậy các tác giả bỏ qua một chi tiết quan trọng: Trung Quốc không phải là nước tiên phong trong việc giám sát lĩnh vực BigTech. Trên thực tế, ngay từ đầu ở Trung Qquốc đã không có quy định nào. Trung Quốc đã áp dụng khung pháp lý thử nghiệm sandbox dành cho
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này. Giờ đây, các công ty đã phát triển, họ phải tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Nhưng, các nước phương Tây đã từ lâu sử dụng các quy tắc tương tự, ví dụ, các quy tắc áp dụng cho các nền tảng cho vay p2p, các tổ chức tài chính vi mô, nền tảng thương mại điện tử và thậm chí cả các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ví dụ, nếu điện thoại thông minh của Apple ngừng chuyển tiếp liên kết đến YouTube, điều đó sẽ gây ra một vụ bê bối. Nhưng, những gã khổng lồ
công nghệ Trung Quốc trong nhiều năm liền hoạt động theo nguyên tắc "trong hai chọn một". Một ví dụ khác là việc một công ty mua lại cổ phiếu của chính mình thông qua các cấu trúc liên kết để tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Ở Phố Wall, bạn có thể phải ngồi tù vì điều đó. Đây được gọi là thao túng thị trường. Và ở Trung Quốc, những quy định cấm những sơ đồ như vậy đã xuất hiện chỉ cách đây không lâu.
22 Tháng Chín 2021, 05:52
Chính bởi vậy, sự quan tâm của giới kinh doanh đến Trung Quốc đã gia tăng sau khi Bắc Kinh bắt đầu áp dụng các quy định này. Kết quả là,
môi trường kinh doanh được điều chỉnh theo các quy tắc trò chơi quen thuộc với các doanh nhân nước ngoài. Ngoài ra, bên cạnh việc thắt chặt các yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh, chính quyền CHND Trung Hoa cũng đang áp dụng các luật bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ, Luật Đầu tư nước ngoài đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Như vậy, cảnh báo của các chính trị gia về Trung Quốc trái ngược với thực tế mà các doanh nhân đang chứng kiến. Vào năm 2020, chính quyền CHND Trung Hoa đã dỡ bỏ những biện pháp hạn chế chính đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và môi giới. Theo Boston Consulting Group,
thị trường quản lý tài sản của Trung Quốc đã tăng 10% vào năm 2020 lên 18,9 nghìn tỷ USD. Có chú ý đến việc, trong 10 năm tới, thị trường Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gấp 2,5 lần và các thị trường quản lý tài sản truyền thống của phương Tây đang dần đạt đến mức bão hòa, thì các ngân hàng đầu tư chỉ có một cơ hội duy nhất để mở rộng hơn nữa là tiếp cận Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.