Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

«Họ đang chuẩn bị tới chiến tranh». Chuyện gì đã bắt đầu ở Biển Đông

© AP Photo / National Task Force-West Philippine SeaTàu Trung Quốc cập bãi đá ngầm Whitsan ở Biển Đông
Tàu Trung Quốc cập bãi đá ngầm Whitsan ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Đăng ký
Căng thẳng quân sự giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đã lên đến đỉnh điểm. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính tố Bắc Kinh đang chuẩn bị tiến tới chiến tranh. Vị tướng này thông báo rằng Giải phóng quân Trung Quốc có thể tiến hành cuộc xâm nhập với quy mô đầy đủ toàn diện ngay vào năm 2025.
Điều đó chắc chắn gây ra khủng hoảng quốc tế nghiêm trọng, bởi Hoa Kỳ khó lòng đứng ngoài cuộc - Washington nhiều lần tuyên bố nhất định sẽ đứng về phía đồng minh Đài Bắc. Bài viết của chuyên gia Sputnik phân tích chi tiết một số khía cạnh của vấn đề này.

Trấn áp đường không

Tình hình xung quanh Đài Loan leo thang bùng phát mạnh trong tháng 10. Từ đầu tháng, gần 150 máy bay quân sự Trung Quốc, bao gồm cả phi cơ ném bom chiến lược H-6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân, đã ồ ạt vần vũ thị uy trên vùng trời ngoài khơi hòn đảo này. Tuy các phi cơ không xâm phạm biên giới, nhưng chính quyền Đài Loan bộc lộ tâm thế cực kỳ bi quan và lo ngại về cuộc xung đột công nhiên.

«Đây là tình trạng đáng báo động nhất trong hơn 40 năm qua, kể từ khi tôi phục vụ trong quân ngũ – tướng Khâu Quốc Chính báo cáo với nghị viện. – Chỉ một chút bất cẩn hoặc tính toán sai cũng có thể kích động khủng hoảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc có khả năng xâm nhập Đài Loan mà không cần lý do gì. Ngoài ra, Giải phóng quân Trung Quốc lo ngại mức tổn thất cao. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ quốc đảo trước mối đe dọa, mặc dù luôn cố gắng chung sống hòa bình với CHND Trung Hoa».

Chuyên viên nghiên cứu cấp cao Trần Hổ của Trung tâm phân tích «Thái Hoà» giải thích với Sputnik rằng Bắc Kinh đang tích cực tăng ngân sách quân sự và vũ khí để bảo vệ lợi ích kinh tế, cũng như đưa Đài Loan trở lại quyền tài phán của mình. Theo lời ông này, các lực lượng quốc tế có ảnh hưởng đang sử dụng sự độc lập của quốc đảo này như một con bài để mặc cả trong trò chơi địa chính trị chống CHND Trung Hoa. Đài Bắc hoàn toàn ủng hộ Hoa Kỳ và các đồng minh. Hiển nhiên là Washington không thể không lưu ý tới tình trạng bùng phát nghiêm trọng trong khu vực.

«Chúng tôi lo ngại sâu sắc về hoạt động quân sự có tính khiêu khích của Trung Quốc ở sát gần Đài Loan, gây mất ổn định, đầy rẫy những tính toán sai lầm, phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt gây áp lực quân sự, ngoại giao và kinh tế cũng như các động thái ép buộc khác trong quan hệ với Đài Loan. Trách nhiệm của Hoa Kỳ trước Đài Bắc là không thể lay chuyển và có tác dụng giữ gìn hoà bình. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn bè và đồng minh của mình», - phát ngôn viên Ned Price của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng gay gắt về tuyên bố này, đòi hỏi Hoa Kỳ không vi phạm nguyên tắc «Trung Hoa nhất thể» và ngừng giúp «bọn ly khai» bằng cách bán vũ khí, huấn luyện quân đội và hải quân cho Đài Loan. Theo thông tin của tờ The Wall Street Journal, các cố vấn quân sự Mỹ đã hoạt động trên hòn đảo này từ hơn một năm qua, họ huấn luyện các đơn vị đặc nhiệm của lực lượng lục quân và hải quân.

Hạm đội viễn chinh

Phải thừa nhận rằng Đài Loan có mọi cơ sở để lo ngại về cuộc xâm nhập. Ngay từ năm 2005, Trung Quốc đã thông qua đạo luật «Chống chia cắt đất nước», theo đó CHND Trung Hoa định vị quyền sử dụng sức mạnh quân sự trong trường hợp «có sự phá hoại của các phần tử lật đổ ủng hộ nền độc lập của Đài Loan» nhằm tách hòn đảo ra khỏi «Tổ quốc». Điều đó đã khơi lên làn sóng phản đối gay gắt của người Mỹ, nhắc nhở rằng không thể chấp nhận được việc Trung Quốc dự tính dùng vũ lực giải quyết vấn đề thống nhất. Cũng trong khoảng thời gian này, Bắc Kinh bắt đầu ráo riết gia tăng chi tiêu quân sự. Không ngẫu nhiên mà có chú ý đặc biệt dành cho hải quân. Trong khoảng 15-20 năm, Trung Quốc đã đóng, hạ thuỷ và chuyển giao cho hải quân hơn 30 khu trục hạm, 40 khinh hạm, hàng chục tàu hỗ trợ và tàu ngầm, trong đó có những chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân. Về số lượng tàu cờ hiệu, hiện giờ có hơn 300 chiếc và như vậy Hải quân Trung Quốc đã vượt mặt cả Hoa Kỳ.
Tổng thống Đài Loan Tsai Ing-wen - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Tổng thống Đài Loan cam kết sẵn sàng ứng phó với "mối đe dọa từ Trung Quốc"
Tuy nhiên, điều khiến Đài Loan lo ngại hơn hết là đà phát triển lực lượng viễn chinh của Trung Quốc, việc xây dựng tàu cờ hiệu để chuyển quân với trang bị và vũ khí trên quãng đường dài. Bắc Kinh có hơn 80 tàu như vậy, bao gồm 8 chiếc tàu đổ bộ phổ quát hiện đại thuộc đề án 071, cũng như loại mới nhất 075. Thêm nữa, còn nhóm không quân có thể được thành lập với các trực thăng tấn công Ka-52K do Nga sản xuất mà người Trung Quốc đã bộc lộ quan tâm từ lâu.

Thao trường lý tưởng

Đáng chú ý là vào tháng 7 năm 2017, giàn đổ bộ mới nhất MLP 868 Đông Hải Đảo và tàu đổ bộ phổ quát Tĩnh Cương Sơn thuộc đề án 071 đã đến bờ biển Djibouti để xây dựng căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài. Mà tàu loại MLP (Mobile landing platform - nền tảng hạ cánh cơ động), thì ngoài CHND Trung Hoa, hiện nay chỉ Hoa Kỳ mới có. Người Mỹ hạ thuỷ chiếc tàu đầu tiên loại này vào năm 2013, sớm hơn người Trung Quốc vẻn vẹn hai năm.
Lầu Năm Góc phân loại các tàu MLP như là các căn cứ viễn chinh di động dành hỗ trợ chiến dịch đổ bộ quy mô lớn ở cả biên giới quốc gia và ở khoảng cách rất xa căn cứ neo đậu của những con tàu.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian). - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2021
Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ ngừng bán vũ khí cho Đài Loan
Về thực chất, Đông Hải Đảo là tàu hải quân tự trị có khả năng nhanh chóng tổ chức cầu đổ bộ dành cho quân chủ lực trên bờ biển đối phương. Tàu có dung tích rộng rãi, đủ khả năng bố trí cả hải đội ca nô, sàn đậu cho trực thăng và khoang dành cho quân nhân. Có rất ít phương án giả thiết về chuyện Trung Quốc có thể dùng lính dù để đổ bộ đường không.
Thêm vào đó, đối với Trung Quốc căn cứ ở Djibouti không chỉ để củng cố hiện diện quân sự của Bắc Kinh trong vùng Vịnh Aden có tầm quan trọng chiến lược đối với hàng hải thương mại thế giới và mở rộng thế lực quốc tế. Không khó để nhận ra rằng những khu vực hoang vắng ven bờ biển châu Phi là nơi thao trường lý tưởng để tập dượt cho các chiến dịch đổ bộ vào lãnh thổ kẻ thù.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала