- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Hồi chuông cảnh tỉnh về bảo vệ vật nuôi tại Việt Nam

© Ảnh : FOUR PAWSHỗ trợ khám sức khỏe cho các đợt cứu hộ chó mèo tại Việt Nam
Hỗ trợ khám sức khỏe cho các đợt cứu hộ chó mèo tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong vài ngày trở lại đây, thông tin về trường hợp tiêu hủy 15 cá thể chó và 01 cá thể mèo tại tỉnh Cà Mau như một biện pháp phòng ngừa COVID-19 đã thu hút sự quan tâm của hàng triệu người Việt Nam và những người quan tâm đến phúc lợi động vật trên thế giới.
Hàng triệu lượt bình luận trên các mạng xã hội, hàng trăm nghìn icon phẫn nộ. Dư luận dậy sóng. Các tổ chức bảo vệ động vật và vật nuôi tại Việt Nam cũng đưa ra bình luận và kiến nghị về vụ việc trên.

Bàng hoàng, đau xót khi biết tin

“Chúng tôi, giống như đông đảo người Việt bàng hoàng, đau xót khi xác nhận thông tin đàn chó khoẻ mạnh, trong sáng, được chủ yêu thương bị tiêu huỷ. Chỉ một ngày trước, hình ảnh đàn chó cùng chủ vượt hàng trăm cây số nắng mưa về quê đã truyền năng lượng tích cực, cảm hứng sống kiên cường, lạc quan cho cộng đồng trong thời điểm khó khăn. Đồng thời, chúng tôi quan ngại sâu sắc về an toàn của động vật nói chung, vật nuôi nói riêng và đặc biệt là người nuôi trước nguy cơ bị xâm phạm, tổn thương vô lý” - Đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ vật nuôi Việt Nam (CPAPS Vietnam) chia sẻ với Sputnik về vụ việc.
Rõ ràng, chó, mèo đã được con người nuôi nhiều thế kỷ. Rất nhiều người coi thú nuôi là thành viên trong gia đình. Theo luật của Mỹ hay Anh, thú nuôi được xem là tài sản sở hữu của người chủ. Theo Luật chăn nuôi của Việt Nam, thú nuôi cũng được xem như công cụ với mục đích chăn nuôi, cung cấp dinh dưỡng hoặc làm cảnh. Về căn bản đây là tài sản có sở hữu.
Con chó - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Chính quyền Cà Mau thừa nhận thiếu sót về việc tiêu hủy 13 chú chó, liệu còn cứu vãn được gì?
Theo nhận xét của đại diện CPAPS Vietnam, bản chất của luật pháp là bảo vệ sự an toàn và tài sản của công dân. Nên việc cho phép thiêu huỷ tài sản công dân là trường hợp rất đặc biệt. Trong trường hợp xem xét tính pháp lý của vấn đề cưỡng chế, thiêu hủy tài sản, chúng ta có thể chia ra làm hai chế độ: trạng thái bình thường và trạng thái khẩn cấp. Đại diện CPAPS Vietnam nêu rõ:

“Trạng thái bình thường, trong trường hợp xảy ra dịch gia cầm, căn cứ vào Luật Thú Y 2015, bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng ban hành kế hoạch phòng dịch gồm những vùng dịch và gia cầm cần bị thiêu hủy. Hiện tại, bộ chưa có công văn khẩn yêu cầu tiêu hủy chó, mèo trong đại dịch. Dịch Covid-19 là tình trạng đặc biệt, nên chính phủ có quyền ban hành chỉ thị có thẩm quyền cao hơn so với tình trạng bình thường, tuy nhiên tính công bằng, đảm bảo an toàn của người dân vẫn phải được giữ nguyên”.

Đại điện CPAPS Vietnam cho rằng, cần xem xét thêm Chỉ thị số 15/CT-TTg hoặc 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống Covid-19. Các biện pháp trong chỉ thị nhấn mạnh việc giãn cách, sàng lọc, cách ly, cung cấp, hỗ trợ phòng dịch, công bố thông tin minh bạch. Trong chỉ thị của Chính phủ không hề có việc cho phép tiêu hủy tài sản của người dân.
“Hành vi trên là nghiêm cấm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần người dân gây bức xúc như chúng ta thấy những gì đang diễn ra. Đối với những người coi chó, mèo như thành viên trong gia đình, họ sẽ càng phẫn uất, tuyệt vọng” - Đại diện CPAPS Vietnam nhấn mạnh.

Tiêm vaccine Covid-19 cho vật nuôi?

Tại họp báo ngày 10/10 vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết việc tiêu hủy đàn chó là cần thiết nhằm bảo đảm phòng, chống dịch, vậy có nên chăng tiêm vaccine Covid-19 cho vật nuôi để đảm bảo các yêu cầu trên. Chia sẻ quan điểm với Sputnik, bà Ngô Thị Mai Hương, Giám đốc trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Nước Việt (FOUR PAWS Việt), tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực phúc lợi động vật từ năm 2014 tại Việt Nam, cho biết:
“Theo thông tin mà FOUR PAWS tiếp cận trên bình diện quốc tế, nguy cơ lây nhiễm từ động vật (chó, mèo) sang người hiện tại gần như là chưa chứng minh được. Việt Nam hiện đang tập trung nguồn vaccine cho người dân trước. Nếu việc tiêm vaccine Covid-19 cho động vật đã được chứng minh tại một số quốc gia thì chúng tôi rất ủng hộ điều này. Giống như việc chó, mèo bị bệnh dại cần phải tiêm phòng. Khi điều kiện cho phép thì việc tiêm phòng cho động vật miễn nhiễm với các loại dịch, đây là hành động đáng khuyến khích. Tuy nhiên, liệu việc này có áp dụng được ở Việt Nam ngay bây giờ hay không, vào khoảng thời gian nào thì thực sự còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi một quốc gia”.
© Ảnh : FOUR PAWSCứu hộ gấu
Cứu hộ gấu - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Cứu hộ gấu
Đồng quan điểm với FOUR PAWS Việt, đại diện CPAPS Vietnam cho biết:
“Tất nhiên là chúng tôi muốn vật nuôi được bảo vệ tối ưu bằng biện pháp cụ thể như tiêm chủng. Hy vọng trong tương lai gần, Nhà quản lý sẽ tạo điều kiện. Ở hiện tại, Việt Nam vẫn tập trung tối đa tiêm chủng cho người dân. Chúng tôi tôn trọng và nhất quán ưu tiên hàng đầu là con người. Vật nuôi, cho đến lúc này, như các tổ chức Y tế thế giới nghiên cứu và khẳng định: không lây Covid-19 sang người. Chúng có thể an toàn - không gặp nguy hiểm hay gây nguy hiểm cho cộng đồng vì là vật trung gian lây bệnh bằng các biện pháp chăm sóc, phòng bệnh căn bản”.
Tiêm chủng cho vật nuôi trong đại dịch luôn là mong muốn của các tổ chức và người yêu động vật tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn phải phù hợp với tình hình thực tế. Cũng theo CPAPS Vietnam, việc kêu gọi hành xử sáng suốt và nhân đạo trên cơ sở khoa học là khẩn thiết.

Giải pháp nào để không lặp lại sự việc đáng tiếc?

Đánh giá về phản ứng của dư luận những ngày qua, bà Ngô Thị Mai Hương, Giám đốc FOUR PAWS Việt, chia sẻ với Sputnik:
“Càng ngày càng có nhiều người Việt Nam quan tâm đến phúc lợi động vật, thực sự chia sẻ tình yêu với động vật. Đây là điều chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ qua việc cuối tuần qua, FOUR PAWS nhận được hàng ngàn inbox và điện thoại về phúc lợi động vật, đặc biệt là vụ việc này. Mối quan tâm của mọi người rất cao".
© Ảnh : FOUR PAWSHỗ trợ khám sức khỏe cho các đợt cứu hộ chó mèo tại Việt Nam
Hỗ trợ khám sức khỏe cho các đợt cứu hộ chó mèo tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Hỗ trợ khám sức khỏe cho các đợt cứu hộ chó mèo tại Việt Nam
Bà Ngô Thị Mai Hương cho rằng, đây là sự việc rất đáng tiếc đã xảy ra, cho thấy các địa phương vẫn còn thiếu thông tin về cách xử lý. Từ phía FOUR PAWS Việt, bà Mai Hương đưa ra khuyến nghị:
“FOUR PAWS đã gửi thư kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng như UBND Tỉnh Cà Mau về trường hợp này. Đây là vụ việc đã xảy ra, không thể cứu vãn được vì các bạn chó, mèo cũng không thể sống lại. Để các tình huống tương tự không xảy ra trong tương lai thì tôi nghĩ, cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn từ Ban, ngành chuyên môn ví dụ như Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Cục Thú y phải có văn bản hướng dẫn rõ ràng về việc xử lý trường hợp động vật khi chủ nhiễm SARS-CoV-2 và đi cách ly để tránh hành động theo cảm tính khi không có hướng dẫn. Song song với đó, các tỉnh và địa phương cũng nên có kế hoạch chăm sóc vật nuôi khi chủ bị đi cách ly như thế nào? Có khu chăm sóc tập trung hay không? Hoặc các trung tâm cứu hộ động vật ở các địa phương có thể trông giữ tạm thời vật nuôi cho đến khi người chủ quay trở lại nhận sau thời gian cách ly".
FOUR PAWS đã và đang tiếp tục tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh của vụ việc, sẵn sàng cung cấp những tư vấn về chuyên môn cũng như hỗ trợ chính phủ Việt Nam và các cơ quan địa phương trong các bước đi tiếp theo để những sự việc đáng tiếc như vừa rồi không còn xảy ra trong tương lai.
Đồng thời, tổ chức này cùng các đối tác đang tiến hành đối thoại và sẵn sàng tư vấn cho Bộ Y tế và Chi cục Thú y (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) để xây dựng bộ khung hướng dẫn về cách quản lý động vật khi chủ nuôi nằm trong diện cách ly/dương tính với virus SARS-CoV-2.
© Ảnh : FOUR PAWS

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem)

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem) - Sputnik Việt Nam
1/2

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem)

© Ảnh : FOUR PAWS

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem)

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem) - Sputnik Việt Nam
2/2

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem)

1/2

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem)

2/2

Kiến nghị gửi Thủ tướng Chính Phủ (Ấn vào ảnh để tiếp tục xem)

"Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik."
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала