Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Sự cố tàu ngầm Mỹ ở Biển Đông có đe dọa gì?

CC0 / Official U.S. Navy Page/MC1 James Kimber / Tàu ngầm Mỹ USS Rhode Island
Tàu ngầm Mỹ USS Rhode Island - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Đăng ký
Trong cuộc phỏng vấn gần đây với The Point of CGTN, Thứ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Le Yucheng nhắc lại vụ va chạm gần đây của tàu ngầm hạt nhân Mỹ với một vật thể không xác định ở Biển Đông, theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Việc tàu ngầm hạt nhân thường xuyên tới Biển Đông có nguy cơ cao đối với an toàn hạt nhân.
Sputnik tham khảo ý kiến của các chuyên gia rằng liệu mối quan ngại của Bắc Kinh có cơ sở biện minh hay không và liệu có chờ đợi căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ-Trung hay không.
Trước đó, Bắc Kinh đã kêu gọi Washington chuyển cho họ đầy đủ thông tin về sứ mệnh của tàu ngầm hạt nhân Mỹ cần làm gì ở Biển Đông.

Nhiệm vụ trinh sát

Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov cho rằng chính quyền Trung Quốc không nên trông chờ vào phản ứng của Mỹ, vì nhiệm vụ của tàu ngầm là trinh sát:

“Washington đã giải thích rằng tàu ngầm hạt nhân va chạm với một vật thể không xác định. Tuy nhiên, có khả năng đây là vụ va chạm của hai tàu ngầm. Và không loại trừ gần biên giới lãnh hải của Trung Quốc. Đồng thời, rõ ràng không phải với tàu ngầm Trung Quốc, nếu Bắc Kinh đặt câu hỏi. Tôi hoàn toàn có thể cho rằng bên thứ hai trong vụ việc có thể là tàu ngầm của đồng minh Hoa Kỳ trong khu vực. Ví dụ, Nhật Bản, nước có tàu ngầm đang hoạt động tích cực ở Biển Đông. Nếu tàu nhỏ hơn chiếc của Mỹ ba hoặc bốn lần, thì nó có thể bị thiệt hại nghiêm trọng. Còn Washington muốn “ém nhẹm” vụ việc. Tất nhiên, đây chỉ là những phỏng đoán của tôi".

Về “thủ phạm chính của vụ việc”, Washington nói rằng lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm Mỹ không bị hư hại do va chạm và vẫn hoạt động hoàn toàn.
Đồng thời, Konstantin Sivkov cũng không loại trừ những sự cố mới xảy ra với tàu ngầm ở Biển Đông. Rốt cuộc, liên minh quốc phòng ba bên mới AUKUS được thành lập chính là để tích hợp tiềm lực quân sự và tình báo của các nước tham gia. Và chính vì mục đích đối đầu gay gắt với Trung Quốc.
Quang cảnh từ bờ đối diện của sông Thames đến Cung điện Westminster ở London - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2021
Vương quốc Anh muốn xây dựng nhiều liên minh an ninh như kiểu AUKUS
Vasily Kashin, người đứng đầu lĩnh vực các vấn đề quân sự-chính trị và quân sự-kinh tế quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Trung Âu (Trung tâm nghiên cứu toàn diện về Châu Âu và quốc tế), lưu ý rằng Trung Quốc quan tâm đến vụ việc mới xảy ra là hiển nhiên:

“Trước hết , vì sự cố với tàu ngầm Mỹ xảy ra ở khu vực rất nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Đó là khu vực tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác. Và Hoa Kỳ ủng hộ những nước phản đối Bắc Kinh trong tranh chấp lãnh thổ. Ngoài ra, căn cứ hải quân bí mật của Trung Quốc nằm ở Biển Đông trên đảo Hải Nam, cơ sở đóng quân của hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Bao gồm các tàu ngầm dự án 094 Jin mới nhất, một loạt các tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Theo đó, khu vực này được canh phòng rất chặt chẽ. Tàu ngầm Mỹ, (gặp sự cố ở Biển Đông), cũng là loại cải tiến hiện đại nhất và được sử dụng riêng cho các hoạt động trọng yếu. Do đó, Bắc Kinh hiểu rằng sự hiện diện của tàu ngầm ở đó rõ ràng là có liên quan đến việc lắp đặt cảm biến dưới nước và hydrophone (thiết bị thu nhận âm thanh và sóng siêu âm dưới nước) trong khu vực ". Đương nhiên, Bắc Kinh lo ngại nếu Washington cố gắng can thiệp vào các thiết bị cảm ứng của Trung Quốc".

Sự cố tàu ngầm tại Biển Đông có thể lặp lại

Sự cố tương tự với tàu ngầm hạt nhân ở Biển Đông thực sự có thể lặp lại, chuyên gia này tóm tắt. Giống như trong Chiến tranh Lạnh, giữa Liên Xô và Hoa Kỳ, khi các tàu ngầm của hai cường quốc cố gắng loại bỏ nhau. Hiện nay , tình trạng “đối đầu dưới nước” như vậy đang phát triển giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
© AFP 2023 / TED ALJIBETàu Trung Quốc trên Biển Đông
Tàu Trung Quốc trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Tàu Trung Quốc trên Biển Đông
Đồng thời, tàu ngầm không người lái dưới nước cũng đi vào hoạt động trong thế kỷ 21, Vasily Kashin cho biết thêm:
“Thiết bị hiện giờ vẫn còn nhỏ, nhưng chúng có thể được sử dụng hoàn hảo cho cùng một nhiệm vụ do thám và quan sát, thậm chí có thể gây ra thiệt hại nhỏ cho tàu ngầm. Do đó, tất nhiên, Bắc Kinh không thích chuyện như thế này đang xảy ra trong khu vực nhạy cảm với các lợi ích chiến lược của Trung Quốc".
Đây là một trong những lý do chính khiến Bắc Kinh không bỏ lỡ cơ hội lên tiếng ở cấp độ ngoại giao quốc tế về việc Washington đang phá hoại sự ổn định chiến lược ở Biển Đông, nơi các hành động của liên minh AUKUS mới có thể khiến tình hình hiện nay trở nên trầm trọng thêm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала