https://kevesko.vn/20211015/dien-thoai-phat-no-khien-mot-hoc-sinh-tu-vong-khi-dang-hoc-truc-tuyen-12118068.html
Điện thoại phát nổ khiến một học sinh tử vong khi đang học trực tuyến
Điện thoại phát nổ khiến một học sinh tử vong khi đang học trực tuyến
Sputnik Việt Nam
HÀ NỘI (Sputnik) - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi một nam sinh lớp 5 tại Nghệ An học online ở nhà thì chiếc điện thoại phát nổ, học sinh này đã tử vong sau... 15.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-15T10:00+0700
2021-10-15T10:00+0700
2021-10-15T10:00+0700
việt nam
xã hội
điện thoại
máy tính
trẻ em
điện thoại thông minh
bộ giáo dục và đào tạo
nghe điện thoại
công nghệ giáo dục
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0b/9714400_0:64:1280:784_1920x0_80_0_0_e1dabde4cf8258d6665b6ff530a90101.jpg
Chưa rõ hãng điện thoại được sử dụng và nguyên nhân cháy nổLúc 22h tối 14/10, ông Lê Trung Sơn - trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã xác nhận thông tin về một học sinh lớp 5 bị tử vong do nổ điện thoại khi đang học trực tuyến.Ông Sơn cũng cho biết phía phòng đã cử cán bộ tới địa phương phối hợp với nhà trường thăm hỏi, động viên gia đình học sinh gặp nạn.Theo thông tin ban đầu ông Sơn cung cấp, chiều 14/10, em N.V.Q. - học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn - học online ở nhà ca từ 15h - 17h. Tuy nhiên, khoảng 16h chiều cùng ngày, khi Q. đang vừa học vừa sạc điện thoại thì bất ngờ chiếc điện thoại phát nổ, làm cháy sang quần áo Q.Nghe tiếng la hét, hàng xóm chạy sang và đưa em đi cấp cứu trong tình trạng bị phỏng nặng nhưng em Q. không qua khỏi.Ông Sơn cho biết, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Nam Đàn đã được kiểm soát và học sinh toàn huyện đã đến trường học trực tiếp được 3 tuần qua. Song, hiện nay ở các nhà trường vẫn duy trì học trực tuyến 1 buổi trong một tuần để phòng trường hợp dịch COVID-19 bùng phát thì học sinh có thể chuyển ngay sang học online.Được biết, hoàn cảnh gia đình Q. rất khó khăn. Q. là con trai thứ hai. Hiện Công an huyện Nam Đàn đang điều tra vụ việc và chưa rõ hãng điện thoại em Q sử dụng là loại nào.Toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn thị xã Cửa Lò và TP Vinh đang tổ chức dạy học online cho học sinh. 19 huyện, thị xã còn lại đều chuyển sang dạy trực tiếp.Trên 1,5 triệu học sinh thiếu thiết bị học tập trực tuyếnCó thể nói do tình hình dịch diễn biến phức tạp khiến nhiều trẻ em phải học online (trực tuyến) trong suốt một năm nay, gây ra những bất cập khó lường.Đặc biệt là những bất cập về thiếu thốn các công cụ học trực tuyến, nhất là khi trẻ em ở vùng sâu vùng xa không đủ điều kiện để mua máy tính nên phải dùng điện thoại.Ngày 12/09 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”.Theo tổng hợp của Bộ GDĐT, đến thời điểm ngày 12/9, cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến (một số tỉnh chỉ học trực tuyến một số vùng, có tỉnh không giản cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến).Ước tính số học sinh đang học trực tuyến ước khoảng 7,35 và số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến cần hỗ trợ là khoảng 1,5 triệu em.Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh. Đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg) có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả.Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động gồm ba cấu phần: là có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình; là có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo; là có giá cước phù hợp cho các máy tính này.Thủ tướng đồng thời yêu cầu Bộ Truyền thông & Thông tin, Bộ GDĐT, các địa phương xây dựng tiêu chí hỗ trợ máy tính cho học sinh đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả. Trong khi đó, nhiều tỉnh, thành nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn mong được tiếp cận đến.Về sự việc đau lòng trên, nhiều phụ huynh cũng nêu ý kiến về việc nên quy định điều kiện được phép học online là sử dụng máy tính.
https://kevesko.vn/20210503/nhieu-truong-dai-hoc-chuyen-sang-day-hoc-truc-tuyen-phong-dich-covid-19-10459797.html
https://kevesko.vn/20210617/may-tinh-va-dien-thoai-thong-minh-bi-nong-co-nguy-hiem-khong-10667600.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/0b/0b/9714400_76:0:1205:847_1920x0_80_0_0_c516fe26d2d5c0040c359e9ca5976aeb.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, xã hội, điện thoại, máy tính, trẻ em, điện thoại thông minh, bộ giáo dục và đào tạo, nghe điện thoại, công nghệ giáo dục
việt nam, xã hội, điện thoại, máy tính, trẻ em, điện thoại thông minh, bộ giáo dục và đào tạo, nghe điện thoại, công nghệ giáo dục
Điện thoại phát nổ khiến một học sinh tử vong khi đang học trực tuyến
HÀ NỘI (Sputnik) - Vụ tai nạn thương tâm xảy ra khi một nam sinh lớp 5 tại Nghệ An học online ở nhà thì chiếc điện thoại phát nổ, học sinh này đã tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Chưa rõ hãng điện thoại được sử dụng và nguyên nhân cháy nổ
Lúc 22h tối 14/10, ông Lê Trung Sơn - trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nam Đàn (
Nghệ An) đã xác nhận thông tin về một học sinh lớp 5 bị tử vong do nổ điện thoại khi đang học trực tuyến.
Ông Sơn cũng cho biết phía phòng đã cử cán bộ tới địa phương phối hợp với nhà trường thăm hỏi, động viên gia đình học sinh gặp nạn.
Theo thông tin ban đầu ông Sơn cung cấp, chiều 14/10, em N.V.Q. - học sinh lớp 5 Trường tiểu học Nam Anh, huyện Nam Đàn -
học online ở nhà ca từ 15h - 17h. Tuy nhiên, khoảng 16h chiều cùng ngày, khi Q. đang vừa học vừa sạc điện thoại thì bất ngờ chiếc điện thoại phát nổ, làm cháy sang quần áo Q.
Nghe tiếng la hét, hàng xóm chạy sang và đưa em đi cấp cứu trong tình trạng bị phỏng nặng nhưng em Q. không qua khỏi.
Ông Sơn cho biết,
tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Nam Đàn đã được kiểm soát và học sinh toàn huyện đã đến trường học trực tiếp được 3 tuần qua. Song, hiện nay ở các nhà trường vẫn duy trì học trực tuyến 1 buổi trong một tuần để phòng trường hợp dịch COVID-19 bùng phát thì học sinh có thể chuyển ngay sang học online.
Được biết, hoàn cảnh gia đình Q. rất khó khăn. Q. là con trai thứ hai. Hiện Công an huyện Nam Đàn đang điều tra vụ việc và chưa rõ hãng điện thoại em Q sử dụng là loại nào.
Toàn tỉnh Nghệ An chỉ còn thị xã Cửa Lò và TP Vinh đang tổ chức dạy học online cho học sinh. 19 huyện, thị xã còn lại đều chuyển sang dạy trực tiếp.
Trên 1,5 triệu học sinh thiếu thiết bị học tập trực tuyến
Có thể nói do tình hình dịch diễn biến phức tạp khiến nhiều trẻ em phải học online (trực tuyến) trong suốt một năm nay, gây ra những bất cập khó lường.
Đặc biệt là những bất cập về thiếu thốn các công cụ học trực tuyến, nhất là khi trẻ em ở vùng sâu vùng xa không đủ điều kiện để mua máy tính nên phải dùng điện thoại.
Ngày 12/09 vừa qua,
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Theo tổng hợp của Bộ GDĐT, đến thời điểm ngày 12/9, cả nước có 26/63 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến (một số tỉnh chỉ học trực tuyến một số vùng, có tỉnh không giản cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến).
Ước tính số học sinh đang học trực tuyến ước khoảng 7,35 và số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố đang học trực tuyến cần hỗ trợ là khoảng 1,5 triệu em.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được xây dựng và triển khai với mục đích hỗ trợ các em học sinh. Đặc biệt là các em học sinh đang ở vùng có dịch Covid-19 (thực hiện
Chỉ thị 16/CT-TTg) có điều kiện để học tập trực tuyến hiệu quả.
Chương trình “Sóng và máy tính cho em” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động gồm ba cấu phần: là có sóng, có Internet đến tất cả các hộ gia đình; là có máy tính cho các em thuộc các hộ nghèo; là có giá cước phù hợp cho các máy tính này.
Thủ tướng đồng thời yêu cầu
Bộ Truyền thông & Thông tin, Bộ GDĐT, các địa phương xây dựng tiêu chí hỗ trợ máy tính cho học sinh đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả. Trong khi đó, nhiều tỉnh, thành nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn mong được tiếp cận đến.
Về sự việc đau lòng trên, nhiều phụ huynh cũng nêu ý kiến về việc nên quy định điều kiện được phép học online là sử dụng máy tính.
"Không nên sử dụng điện thoại, tránh rủi ro nhà trường có thể liên kết với tiệm nét thuê máy tính cho học sinh nghèo học online", một phụ huynh nêu giải pháp.