https://kevesko.vn/20211017/thu-tuong-chi-dao-tap-trung-ung-pho-mua-lu-tai-khu-vuc-trung-bo-va-tay-nguyen-12142779.html
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
Sputnik Việt Nam
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Công điện số 1388/CĐ-TTg ngày 17/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung... 17.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-17T19:24+0700
2021-10-17T19:24+0700
2021-10-17T19:24+0700
việt nam
lũ lụt
thời tiết
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/11/12142687_0:16:904:525_1920x0_80_0_0_d46e30b517c5a046624789772939e7d1.jpg
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sôngNgày 17/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành Công điện số 1388/CĐ-TTg (Công điện số 1388) của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Giao thông Vận tải (GTVT), Công Thương, Quốc phòng, Công an; UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng và thành phố Đà Nẵng.Công điện nêu rõ, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, từ đêm ngày 15/10/2021 đã xảy ra mưa lớn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, một số nơi đã xảy ra ngập lụt cục bộ, sạt lở gây chia cắt giao thông. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, từ nay đến ngày 18/10, khu vực này còn tiếp tục xảy ra mưa lớn.Cụ thể, dự báo khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có tổng lượng mưa 150-300 mm, cục bộ có nơi trên 350 mm, từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai, Kon Tum 80-150 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.Các chuyên gia hướng dẫn, người dân sống ở vùng núi phải thường xuyên chú ý, quan sát xung quanh nơi ở để sớm phát hiện các dấu hiệu sạt lở như vết lún, vết nứt trên mặt đường, tường nhà, cây cối nghiêng dần, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... cần chạy nhanh ra khỏi khu vực sạt lở, tuyệt đối không đi qua các khu vực đã sạt lở vì vẫn tiềm ẩn khả năng tiếp tục sạt lở.Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai thì lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần nhanh chóng di chuyển đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền đảm bảo an toàn tính mạng.Triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”Để chủ động ứng phó mưa lũ, nhất là lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).Bên cạnh đó, chủ động rà soát, huy động lực lượng tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực bị ngập sâu chia cắt, vùng thấp trũng ven sông suối, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã từng xảy ra sạt lở đất, ngập lụt năm 2020. Đồng thời, bố trí chỗ ở tạm, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ phải sơ tán, không để người dân bị thiếu đói, rét.Các địa phương được yêu cầu triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ giao thông an toàn qua các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập sâu. Cùng với đó, triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời sự cố và hậu quả mưa lũ, không để bị động bất ngờ.Trong Công điện số 1388, Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình thực hiện các nhiệm vụ ứng phó hiệu quả với mưa, lũ đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân, cơ sở vật chất cũng như an toàn cho sản xuất.
https://kevesko.vn/20211007/mien-trung-gian-nan-vua-chong-dich-covid-19-vua-chong-bao-lu-12001474.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0a/11/12142687_92:0:812:540_1920x0_80_0_0_fa032d0d6b2e7ec1201e961fd6018d0f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, lũ lụt, thời tiết
việt nam, lũ lụt, thời tiết
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông
Ngày 17/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành Công điện số 1388/CĐ-TTg (Công điện số 1388) của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó mưa lũ tại khu vực Trung bộ và Tây Nguyên gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Giao thông Vận tải (GTVT), Công Thương, Quốc phòng, Công an; UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng và thành phố Đà Nẵng.
Công điện nêu rõ, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới, từ đêm ngày 15/10/2021 đã xảy ra mưa lớn tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, một số nơi đã xảy ra ngập lụt cục bộ, sạt lở gây chia cắt giao thông. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, từ nay đến ngày 18/10, khu vực này còn tiếp tục xảy ra mưa lớn.
Cụ thể, dự báo khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có tổng lượng mưa 150-300 mm, cục bộ có nơi trên 350 mm, từ Bình Định đến Khánh Hòa và Gia Lai, Kon Tum 80-150 mm, cục bộ có nơi trên 200 mm. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Các chuyên gia hướng dẫn, người dân sống ở
vùng núi phải thường xuyên chú ý, quan sát xung quanh nơi ở để sớm phát hiện các dấu hiệu sạt lở như vết lún, vết nứt trên mặt đường, tường nhà, cây cối nghiêng dần, có tiếng động bất thường của đất đá hoặc âm thanh lạ trong lòng đất... cần chạy nhanh ra khỏi khu vực sạt lở, tuyệt đối không đi qua các khu vực đã sạt lở vì vẫn tiềm ẩn khả năng tiếp tục sạt lở.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai thì lũ quét thường xảy ra bất ngờ tại các sông, suối khu vực miền núi; lũ lên nhanh và cũng xuống nhanh, có sức tàn phá lớn, thường đi kèm với sạt lở đất, đá. Người dân cần nhanh chóng di chuyển đến nơi có vị trí cao hơn; sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền
đảm bảo an toàn tính mạng.
Triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ”
Để chủ động ứng phó mưa lũ, nhất là lũ quét, sạt lở đất, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tính mạng của nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
Bên cạnh đó, chủ động rà soát, huy động lực lượng tổ chức sơ tán khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực không bảo đảm an toàn, nhất là khu vực bị ngập sâu chia cắt, vùng thấp trũng ven sông suối, khu vực nguy cơ
xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đã từng xảy ra sạt lở đất, ngập lụt năm 2020. Đồng thời, bố trí chỗ ở tạm, hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ phải sơ tán, không để người dân bị thiếu đói, rét.
Các địa phương được yêu cầu triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ giao thông an toàn qua các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập sâu. Cùng với đó, triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; tổ chức giám sát việc vận hành an toàn các hồ đập trên địa bàn; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời sự cố và
hậu quả mưa lũ, không để bị động bất ngờ.
Trong Công điện số 1388, Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ của mình thực hiện các nhiệm vụ ứng phó hiệu quả với mưa, lũ đảm bảo an toàn tính mạng nhân dân, cơ sở vật chất cũng như an toàn cho sản xuất.