Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Cải cách tiền lương tiếp tục “lỡ hẹn”?

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNTổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Chiều 19/10, đã diễn ra buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. Ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội chủ trì buổi họp báo.
Câu hỏi liên quan đến việc lùi thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương, tình hình phòng chống dịch Covid-19, hoạt động giám sát Quốc hội cũng được báo giới quan tâm.

“Lùi tới thời điểm thích hợp”

Nêu quan điểm về vấn đề cải cách tiền lương, ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh rằng, đây là vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến đời sống cán bộ công chức, viên chức. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vừa qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước. Ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho biết:
“Chúng ta đã phải chi ngân sách rất nhiều cho công tác phòng chống dịch. Có rất nhiều khoản phải chi, nên việc tăng lương theo lộ trình dù hết sức cần thiết nhưng trong bối cảnh chuỗi sản xuất bị đứt gãy, nguồn lực chi cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội cần hơn”.
Theo ông Bùi Văn Cường, đứng trước tình hình trên và bắt nguồn từ sự đồng thuận của cán bộ công chức, viên chức, Hội nghị Trung ương 4 đã quyết định lùi cải cách tiền lương đến thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Hội nghị Trung ương 4 vẫn sẽ ưu tiên cho một số đối tượng nhất định. Tổng thư ký Quốc hội nêu rõ:
“Dù vậy, Trung ương cũng xác định các nhóm có thu nhập thấp sẽ được ưu tiên tăng lương khi chính sách cải cách tiền lương được thực hiện trở lại. Ví dụ, những người nghỉ hưu trước năm 1995 sẽ được xem xét trước”.
© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNTổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2021
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì buổi họp báo.
Đồng chia sẻ về vấn đề này, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội khẳng định, việc thực hiện chính sách cải cách tiền lương sẽ được xem xét khi nguồn lực cho phép.
“Mặc dù chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng tuy nhiên nguồn lực chưa cho phép vì tập trung chống dịch. Ngay cả việc tiết kiệm chi thường xuyên, quyết liệt thu hồi tài sản… nhưng so với yêu cầu vẫn chưa có nguồn lực” - Ông Đặng Thuần Phong giải thích.
Trên thực tế, cả nước đang “thắt lưng buộc bụng, phục hồi kinh tế” nên theo ông Phong, đã khiến Trung ương quyết định lùi thực hiện chính cải cách tiền lương.
“Hiện tại nhiều địa phương đang đề nghị Quốc hội cho phép dùng nguồn từ thực hiện cải cách tiền lương để lo an sinh cho người dân, nhất là ở những tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi vừa có rất nhiều lao động trở về. Địa phương hoàn toàn bị động với việc này. Kể cả có nguồn lực để tăng lương thì sẽ gây ra phản cảm chính trị” - Ông Phong nhấn mạnh.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đây là lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định lùi thời điểm thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 khóa XII.

Tình trạng “bất nhất” trong phòng chống dịch giải quyết ra sao?

Trả lời báo chí về tình hình “náo loạn” các văn bản phòng, chống dịch Covid-19 gây bức xúc cho người dân, người dân di cư từ thành phố về quê ồ ạt v.v, ông Đặng Thuần Phong, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội, cho biết:
“Quá trình thực hiện Nghị quyết 30, chúng tôi thấy rằng Chính phủ đã hết sức chủ động, linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 mang lại hiệu quả tốt như mong muốn của người dân. Trên tinh thần Nghị quyết 30 được Quốc hội cho phép và thực hiện một số nội dung mà pháp luật chưa quy định, khẩn trương ban hành các văn bản ủy quyền và được ủy quyền. Chính phủ đã chủ động, khẩn trương, kịp thời, ban hành tổng cộng trên 100 văn bản liên quan chỉ đạo thực hiện biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tuy có sự chủ động nhất định nhưng cũng tạo ra hệ lụy, không đúng theo quy định của luật. Có cái kịp thời, có cái ràng buộc pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới người dân cũng tạo ra phản ứng của dư luận. Ủy ban Pháp luật rà soát tổng thể toàn bộ hệ thống pháp luật, liên quan đến pháp luật đã ban hành để thực thi các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19”.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội cũng đánh giá, sau khi rà soát sơ bộ thì đa phần các văn bản phục vụ, đáp ứng cho nhu cầu quản lý nhà nước về phòng, chống dịch Covid-19 và ít có lợi cho người dân. Chính điều này đã gây bức xúc cho người dân rất lớn.
© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNPhóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí đặt câu hỏi tại buổi họp báo.
Phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí đặt câu hỏi tại buổi họp báo.

 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2021
Phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí đặt câu hỏi tại buổi họp báo.
“Tới thời điểm hiện tại, các Bộ ngành vẫn chưa có đánh giá tổng thể các thể chế phòng chống Covid-19, chưa có đề xuất để sửa và xử lý đáp ứng nhu cầu thực tế. Mỗi địa phương lại có cách hiểu, cách làm khác nhau, gây bức xúc cho xã hội. Việc phân cấp cho địa phương thời gian qua cũng chưa chặt chẽ. Thiếu cơ chế kiểm soát để thực hiện dẫn đến tình trạng mỗi địa phương quy định một kiểu, áp dụng pháp luật không nhất quán. Có dấu hiệu “cát cứ”. Chính phủ đã nhận diện nguyên nhân gây ra các việc này. Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện để Nghị quyết có hiệu lực”.

Làm thế nào để đảm bảo chất lượng kỳ họp 2, Quốc hội Khóa XV?

Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV dự kiến chia làm 2 đợt gồm họp trực tuyến và tập trung, trong đó dành 7 ngày cho công tác lập pháp và dành thời gian để chất vấn, trả lời chất vấn.
Báo cáo về chương trình kỳ họp thứ 2, ông Vũ Minh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng Quốc hội cho biết: Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày mai 20/10/2021, bế mạc vào ngày 13/11/2021 tại Nhà Quốc hội, Hà Nội.
Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kỳ họp thứ 2 được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 02 đợt. Đợt 1 kéo dài 11 ngày (từ 20-10 đến 30-10) và họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà QH đến 62 Đoàn đại biểu QH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quốc hội làm việc 2 ngày thứ bảy và 1 ngày chủ nhật. ĐBQH ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu tại địa phương đó; đại biểu công tác tại các cơ quan Trung ương (bao gồm cả Đoàn ĐBQH TP Hà Nội) tham dự tại Nhà Quốc hội. Đợt 2 Quốc hội họp tập trung tại Nhà Quốc hội kéo dài 6 ngày (từ ngày 8-11 đến ngày 13-11). Quốc hội làm việc 1 ngày thứ bảy.
Duma Quốc gia Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Nga sẽ ngày càng tốt đẹp
Trả lời báo chí về thời gian họp kỳ họp lần này rút ngắn xuống 17 ngày liệu có đảm bảo chất lượng không, ông Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho biết:
“Tôi xin báo cáo là thời gian họp tuy không dài so với các kỳ họp trước là từ 25 đến 27 ngày nhưng các vấn đề kinh tế xã hội được đẩy lên kỳ họp I để kịp với thực tế. Quan trong hơn cả, trong bối cảnh dịch bệnh tuy được kiểm soát ở một số địa phương, nhưng chúng tôi tập trung tăng cường hoạt động của họp chuyên đề, cố gắng thảo luận những vấn đề lớn và quyết ở Quốc hội. Chúng ta đang làm rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thực tế. Nâng cao chất lượng xây dựng chính sách, tăng cường chất lượng tổ tư vấn để thực hiện thật tốt từ nhiều góc độ khác nhau”.
Ngoài ra, dự phòng phương án nếu dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trong cả nước thì sẽ báo cáo QH xem xét, quyết định việc phải họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí Đợt 2 liền mạch với Đợt 1 để kỳ họp kết thúc sớm, tạo điều kiện cho Chính phủ, các địa phương tập trung thời gian cho công tác phòng, chống dịch.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала