Ngành chế tạo ô tô có thể đối mặt với tình trạng thiếu magiê do Trung Quốc giảm mạnh sản lượng

© Sputnik / Alexandr KryazhevMagiê
Magiê - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2021
Đăng ký
Ngành chế tạo ô tô và chế tạo máy bay toàn cầu có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt linh kiện trong năm tới. Trung Quốc chiếm gần 90% sản lượng magiê của thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này tiêu thụ lượng năng lượng rất lớn, và do vấn đề thiếu điện nên việc sản xuất kim loại này đã giảm.

Magiê là một nguyên tố quan trọng được sử dụng nhiều trong hợp kim của nhôm

Magiê làm cho các bộ phận bền hơn và nhẹ hơn. Những hợp kim của magiê được sử dụng trong sản xuất nhiều thành phần ô tô, từ hộp số đến giá đỡ, cũng như trong sản xuất thân máy bay. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brazil, Australia là những nước lớn nhất về trữ lượng magiê. Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về khai thác và sản xuất kim loại quý giá này. Ví dụ, thị trường châu Âu phụ thuộc 95% vào nguồn cung cấp magiê từ Trung Quốc.
Nguyên nhân của tình trạng này mang tính kinh tế. Sản xuất magiê được thực hiện theo hai cách - bằng phương pháp điện phân magie clorua nóng chảy, cũng như bằng cách dolomit mài và nung được trộn với ferrosilicon. Phương pháp đầu tiên là phổ biến nhất trên toàn thế giới, nhưng nó đắt hơn. Phương pháp thứ hai rẻ hơn, nhưng quá trình nóng chảy đòi hỏi nhiệt độ rất cao, điều này đạt được chủ yếu bằng cách đốt than hoặc các loại nhiên liệu hóa thạch khác. Trung Quốc chủ yếu sử dụng phương pháp sản xuất magiê thứ hai và nhờ đó đã chinh phục thị trường thế giới - xét cho cùng, kim loại do Trung Quốc cung cấp rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi Trung Quốc bắt đầu giảm sản xuất và tiêu thụ than để chống ô nhiễm môi trường.
© Sputnik / Sergey MamontovNhà máy Changan tại thành phố Trùng Khánh ở Trung Quốc.
Nhà máy Changan tại thành phố Trùng Khánh ở Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2021
Nhà máy Changan tại thành phố Trùng Khánh ở Trung Quốc.
Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào than nhiệt trong cán cân năng lượng quốc gia - tỷ trọng than nhiệt vẫn chiếm 50%. Tuy nhiên, các nhà chức trách CHND Trung Hoa đã đặt ra mục tiêu phát thải đạt mức cao nhất trước năm 2030 và đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2060. Bắc Kinh đã đưa ra hạn mức cho chính quyền địa phương để đạt được các mục tiêu cân bằng khí thải. Để tuân thủ các hạn mức này, chính quyền địa phương bắt đầu hạn chế sản xuất than và hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than với thiết bị cũ, lạc hậu.
Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thiếu điện ở Trung Quốc. Trong điều kiện nguồn điện dân dụng có nguy cơ bị gián đoạn, các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều điện phải chịu sự điều tiết của mức tiêu thụ năng lượng. Và ngành sản xuất magiê là một những ngành tiêu thụ điện lớn nhất - xét cho cùng, việc sản xuất 1 tấn magiê cần tới 40 MWh điện. Theo FT, chính quyền tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đã đóng cửa 35 trong số 50 lò luyện magiê vào cuối năm nay. Chuyên gia Huang Weiping, giáo sư tại Viện Kinh tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc, nói với Sputnik rằng, Trung Quốc khó có thể nhanh chóng tăng sản lượng magiê.
Khói bao trùm một nhà máy nhiệt điện sử dụng than ở tỉnh Sơn Tây, miền bắc Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2021
Tại sao Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn chưa thể từ bỏ than?
Theo Argus Media, vào tháng 9, giá magiê nhập khẩu vào châu Âu đã tăng 75% lên đến 9.000 USD/tấn. Tất nhiên, sự sụt giảm sản lượng magiê ở Trung Quốc đã đóng một vai trò nhất định trong việc tăng giá. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là như sau: sau đại dịch COVID-19, khi nhu cầu về nguyên liệu thô giảm mạnh, tiêu thụ tài nguyên đã tăng mạnh trở lại trong quá trình hồi phục kinh tế. Chuyên gia Huang Weiping giải thích, kết quả là quan hệ cung - cầu bị rối loạn.
Hiện nay, các nhà sản xuất lớn của châu Âu như WV Metalle, Norsk Hydro, Rio Tinto đang kêu gọi các nhà chức trách EU tăng cường đàm phán với Trung Quốc để đảm bảo nguồn cung magiê ổn định. Họ lo ngại rằng, Trung Quốc sẽ sử dụng sản lượng magiê còn lại để đáp ứng nhu cầu nội địa. Tình hình trở nên phức tạp hơn bởi thực tế là magiê không thể được lưu trữ để sử dụng trong tương lai: nó bị oxy hóa trong một vài tháng, vì vậy kim loại này phải được mua tùy theo nhu cầu thực tế.
Kalashnikov - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Nga chế tạo tổ hợp súng của tương lai
Việc chuyển đổi sang các nhà cung cấp magiê khác có thể thực hiện được, nhưng, quá trình này đòi hỏi phải cơ cấu lại toàn bộ chuỗi cung ứng. Hơn nữa, quá trình này mất nhiều thời gian và đòi hỏi chi phí đáng kể. Ngoài ra, không chỉ Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề năng lượng, châu Âu cũng thiếu điện và giá năng lượng đã tăng cao chưa từng thấy. Do đó, nỗ lực của các công ty quan tâm đến nguồn cung magiê ổn định chủ yếu tập trung vào việc bù đắp chi phí bổ sung cho các nhà sản xuất và tìm cách thúc đẩy họ đảm bảo nguồn cung. Nhìn chung, tình hình một lần nữa nhắc nhở chúng ta về phạm vi toàn cầu của các chuỗi cung ứng cũng như về hiệu ứng domino khi những vấn đề của một người chơi lan sang nhiều ngành công nghiệp trên toàn thế giới.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала