EVFTA giúp Việt Nam ngày càng quan trọng với EU

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNQuang cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội.
Quang cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Đăng ký
Việt Nam vào top 10 nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Liên minh châu Âu ở khu vực ASEAN. Quốc gia Đông Nam Á này ngày càng đón nhiều dòng vốn FDI công nghệ cao từ EU.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cần xây dựng kịch bản phù hợp để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình mới, phục hồi chuỗi cung ứng thương mại đầu tư với EU.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của EU ở ASEAN

Trong năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU đạt 43,2 tỷ EUR. Con số này đã đưa Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường Liên minh châu Âu.
Với thành quả trên, Việt Nam đã vươn lên thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của EU trong khu vực ASEAN.
May hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty May Maxport, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Sau EVFTA, nhiều ‘ông lớn’ châu Âu xem Việt Nam như ‘miếng bánh tỷ đô’
Đây là thông tin được công bố tại Diễn đàn thương mại Việt Nam – EU năm 2021, do Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức sáng 27/10 tại Hà Nội.
Diễn đàn có sự tham gia của đại diện UBND 50 tỉnh, thành phố cùng lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ, trưởng phái đoàn EU ở Việt Nam, chuyên gia, đại diện các Hiệp hội ngành hàng cùng hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam, Liên minh châu Âu.
Sau một năm EVFTA đi vào hiệu lực (1/8/2020), trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đã đạt mức 54,87 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng 11,3% và kim ngạch nhập khẩu tăng 14,04%.
Tính đến tháng 9/2021, dù chịu tác động nghiêm trọng từ đợt bùng phát dịch thứ tư tại các tỉnh thành miền Nam, thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU vẫn tăng trưởng khả quan với kim ngạch 41,3 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu tăng 11,7% và nhập khẩu tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định, với chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi, ngày càng có nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi từ EVFTA. Năng lực cạnh tranh và thị phần của hàng hóa Việt Nam cũng đang được cải thiện tại thị trường EU.
May hàng xuất khẩu sang thị trường EU tại Công ty May Thái Nguyên.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Với EVFTA, Việt Nam xóa bỏ thành công nghi ngờ về năng lực cung cấp
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, trong năm đầu tiên thực thi Hiệp định EVFTA, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch đạt khoảng 7,71 tỷ USD đi 27 nước châu Âu.
Cùng với đó, Việt Nam còn có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU thực hiện tự chứng nhận xuất xử cho 6.115 lô hàng được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của EVFTA.
Thị phần hàng hóa của Việt Nam cải thiện rõ rệt tại EU. Việt Nam vươn lên thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Liên minh châu Âu ở khu vực Đông Nam Á, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 lên tới 43,2 tỷ EUR, xếp trong top 10 các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU.

Việt Nam đón dòng vốn đầu tư FDI công nghệ cao từ EU

Bằng những cam kết mạnh mẽ về việc đảm bảo minh bạch, thông thoáng, thuận lợi trong môi trường kinh doanh - đầu tư, Việt Nam đã đón nhận nguồn đầu tư chất lượng cao từ EU với những dự án công nghệ tiên tiến, tạo ra những giá trị và lợi ích chung cho cộng đồng doanh nghiệp hai phía.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An đánh giá, đây là những kết quả đáng mừng sau 1 năm thực hiện EVFTA.
© Ảnh : Trần Việt - TTXVNThứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại điểm cầu Hà Nội
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại điểm cầu Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An phát biểu tại điểm cầu Hà Nội
“Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Việt Nam lạc quan, tin tưởng vào sức bật mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển hợp tác thương mại đầu tư Việt Nam – EU giai đoạn bình thường mới, lấy Hiệp định EVFTA làm nền tảng”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nói.
Đại diện Bộ Công Thương nêu bật vai trò của hiệp định EVFTA không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy thương mại hai chiều, đây còn là lợi thế ưu việt cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế, giao thương toàn cầu bị ảnh hưởng vì Covid-19.
Mặc cho những khó khăn mà dịch bệnh mang lại, cả hai bên đều nhất trí rằng, nhiều cơ hội mới đang đến khi nền kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục hậu đại dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2020
Hà Nội “thân” hơn với EU: Chờ Việt Nam bứt phá trên “đường cao tốc” EVFTA
Đại diện Liên minh châu Âu phát biểu tại sự kiện cho rằng, hiện nay, các chỉ số kinh tế đều đang dần hồi phục tích cực, nhu cầu nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa cũng tăng lên.
GDP của EU quý II/2021 tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 2% so với quý trước. Uỷ ban châu Âu (EC) dự báo, GDP của EU dự kiến sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2021 và 4,5% trong năm 2022.
Đồng thời, cũng theo nhiều tổ chức, thể chế tài chính, từ tháng 6/2022, nền kinh tế EU sẽ phục hồi về mức trước khi xuất hiện đại dịch, do đó, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An cho hay, để tận dụng hiệu quả EVFTA, đón những cơ hội mới hậu đại dịch, đòi hỏi sự chung tay nỗ lực lớn từ cả Chính phủ và doanh nghiệp, nhất là khi dịch bệnh còn diễn biến khó lường như hiện nay.
“Việt Nam cần xây dựng các kịch bản phù hợp để thích ứng linh hoạt, hiệu quả với tình hình mới, khơi thông mọi nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo chuỗi cung ứng”, đại diện Bộ Công Thương bày tỏ.
Cùng với đó, cần tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh, không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng phục hồi kinh tế thế giới.
Theo ông An, về phần doanh nghiệp, trước những thời cơ và thách thức đan xen giai đoạn bình thường mới, cần chủ động đổi mới chính mình, nâng cao năng lực nội tại, điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp để nhanh chóng thích nghi với điều kiện mới, tham gia sâu vào tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu.

Ưu tiên thương mại điện tử

Ông Ngô Chung Khanh, Vụ Chính sách thương mại đa biên Bộ Công Thương nhấn mạnh, cùng với sự định hình và phát triển của xu hướng thương mại đầu tư mới, Hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi, khả năng cạnh tranh để Việt Nam tham gia quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với các đối tác EU.
Thứ trưởng Đặng Hoàng An nêu rõ, dịch bệnh cũng kéo theo những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, điển hình như tiêu dùng bền vững và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ trực tuyến. Từ đó thúc đẩy sự định hình và phát triển của những phương thức thương mại mới với sự nở rộ của chuyển đổi số và thương mại điện tử.
“Thương mại điện tử đã trở thành một điểm sáng khi mà các phương thức thương mại truyền thống bị hạn chế bởi đại dịch”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An phát biểu.
Theo đại diện Bộ Công Thương, chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các nước EU và Việt Nam đã và đang đưa ra những giải pháp thúc đẩy kinh tế số, đặc biệt là thương mại điện tử. Đây là lĩnh vực ưu tiên trong quá trình khôi phục kinh tế hậu đại dịch, mang đến triển vọng về một kênh giao thương xuyên biên giới tiềm năng trong tương lai.
Điển hình như chúng tôi đã từng thông tin về hàng tấn vải Bắc Giang được xuất qua châu Âu thông qua nền tảng thương mại điện tử Vỏ Sò của Viettel Post, đánh dấu lần đầu tiên nông sản Việt được xuất khẩu xuyên biên giới thông qua hình thức thương mại điện tử.
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan báo thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2020
Việt Nam phản hồi về Báo cáo tự do tôn giáo, EVFTA, Mỹ điều tra gỗ dán
Cùng với lợi thế về xuất khẩu, EVFTA giúp người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận nhiều sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao từ EU và được hưởng lợi thế về nhập khẩu.
Ông Nguyễn Quang Hải, phụ trách chuỗi cung ứng của Tập đoàn TH True Milk, cho hay trước đây, điều kiện thị trường cũng như khả năng nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị trong lĩnh vực nông nghiệp từ châu Âu không được sẵn sàng, trong giai đoạn đầu khi TH bắt đầu đầu tư, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu đến từ Mỹ hoặc một số các nước khác.
Thế nhưng, sau khi có EVFTA, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu từ EU về nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, máy móc thiết bị trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm đã tăng lên.
Xét về mặt tích cực, đại dịch Covid-19 đã phần nào thúc đẩy doanh nghiệp phát triển một cách bền vững hơn, tạo sức ép để các doanh nghiệp Việt Nam chủ động thay đổi nhằm bắt kịp những xu hướng mới, nâng cao khả năng cạnh tranh và vươn lên mạnh mẽ.
Chủ tịch EuroCham Alain Cany cho rằng, Việt Nam và EU thời gian tới cần hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại vì lợi ích chung của cộng đồng doanh nghiệp.
© Ảnh : Trần Việt - TTXVNChủ tịch EuroCham Alain Cany trả lời phỏng vấn báo chí
Chủ tịch EuroCham Alain Cany trả lời phỏng vấn báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Chủ tịch EuroCham Alain Cany trả lời phỏng vấn báo chí
“Với việc dịch bệnh được kiểm soát trở lại, cùng lợi thế lớn từ EVFTA và tới đây là EVIPA (Hiệp định Bảo hộ đầu tư), Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm một điểm đến ổn định, an toàn, thịnh vượng và cạnh tranh”, ông Cany nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала