https://kevesko.vn/20211027/trung-quoc-muon-gianh-thien-cam-cua-asean-vi-muc-dich-gi-12274667.html
Trung Quốc muốn giành thiện cảm của ASEAN vì mục đích gì?
Trung Quốc muốn giành thiện cảm của ASEAN vì mục đích gì?
Sputnik Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tạo thêm cơ hội khác cho Trung Quốc trong việc dần dần vô hiệu hóa sự phản đối đối với nỗ lực của Bắc Kinh gia nhập hiệp định thương... 27.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-27T20:39+0700
2021-10-27T20:39+0700
2021-10-27T20:39+0700
thế giới
quan điểm-ý kiến
châu á
trung quốc
asean
báo chí thế giới
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/01/10581873_1:0:3642:2048_1920x0_80_0_0_1ce7040fcf126ec576af4dfaad5c282d.jpg
Trong cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo ASEAN ngày 26 tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi khối và Trung Quốc hội nhập kinh tế sâu rộng và khởi động Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) càng sớm càng tốt. Ông đề nghị hợp tác trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, khoa học , công nghệ và đổi mới sáng tạo.Bình luận về "hội nhập kinh tế" ám chỉ một trong những mục tiêu của Bắc Kinh: tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) . Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei đều thuộc thành phần của CPTPP và đặt các nước này vào vị trí gần mình là điều cần thiết để Bắc Kinh đệ đơn gia nhập, trở thành thành viên hiệp định.Tránh những vấn đề khó khăn và nỗ lực cố gắng "lôi kéo"Một số quốc gia trong số này sẽ là vấn đề thách thức cụ thể trong các cuộc đàm phán, chẳng hạn như Việt Nam, quốc gia mà Bắc Kinh đang có mâu thuẫn ở Biển Đông.Lý Khắc Cường quyết định không đề cập đến chủ đề này tại hội nghị thượng đỉnh, ông nói rằng "hòa bình ở Biển Đông phục vụ lợi ích chung của Trung Quốc và các nước ASEAN". Theo lời ông, cả hai bên nên "mở rộng hợp tác hàng hải thiết thực" và hướng tới một thỏa thuận sớm nhất về bộ quy tắc ứng xử trong khu vực.Kể từ khi nộp đơn xin gia nhập CPTPP vào tháng 9, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển sang cố gắng giành được thiện cảm của các nước khác. Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi điện cho nhà lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, và cả hai nước đều phản hồi tích cực trước đơn xin gia nhập của Bắc Kinh.Vắc xin COVID-19 là một công cụ đắc lực trong chiến dịch này. Trong cuộc trò chuyện vào cuối tháng trước với Ngoại trưởng Malaysia Sayfuddin Abdullah, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cung cấp cho nước này thêm 1 triệu liều vắc xin, nâng tổng số viện trợ lên ít nhất 1,5 triệu. Tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Ba, Lý Khắc Cường đề nghị tiếp tục hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong cuộc chiến chống đại dịch.Điều duy nhất gắn kết Trung Quốc với các thành viên ASEAN của CPTPP là sự hiện diện của một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, vốn là một trở ngại tiềm tàng để gia nhập khối thương mại tự do.Trong khi hiệp định thương mại bao gồm các hạn chế nghiêm trọng đối với các công ty nhà nước, Việt Nam, - nơi các nhóm này đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế, đã giải phóng một loạt trong số đó.Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng phát triển trong thời kỳ đại dịch. Nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN năm ngoái đạt tổng cộng 301,3 tỷ USD, gấp đôi so với con số một thập kỷ trước đó.Mối lo ngại của Hoa KỳSự "tán tỉnh" của Trung Quốc với ASEAN đã làm dấy lên báo động ở Hoa Kỳ. Tổng thống Joe Biden đã thể hiện sự cởi mở hơn trong việc tương tác với ASEAN so với người tiền nhiệm Donald Trump.Trump đã bỏ lỡ sự kiện thường niên trong ba năm liên tiếp, trong khi Biden tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo ASEAN vào thứ Ba. Điều này cho thấy khu vực này sẽ được ưu tiên cao hơn dưới thời chính quyền hiện tại. Ông đã công bố cam kết phân bổ 102 triệu USD cho các sáng kiến hỗ trợ ASEAN phục hồi sau đại dịch COVID và đặc biệt là chống biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, khả năng Mỹ giành lại ảnh hưởng bị hạn chế do Biden miễn cưỡng tiến xa để quay trở lại CPTPP, vì các liên đoàn lao động và các nguồn hỗ trợ quan trọng khác cho Đảng Dân chủ của ông lo ngại rằng thỏa thuận này có thể khiến việc làm trong nước sẽ chuyển ra nước ngoài.
https://kevesko.vn/20211026/du-luan-nhat-ban-tau-chien-nga-di-qua-bien-hoa-dong-de-pho-truong-suc-manh--12256075.html
https://kevesko.vn/20211026/thu-tuong-viet-nam-san-sang-trao-doi-chung-nhan-tiem-chung-voi-cac-nuoc-asean-12259350.html
https://kevesko.vn/20211027/covid-19-sang-2710-f0-tang-chong-mat-tai-cac-tinh-dong-cua-truong-hoc-tai-quang-nam-12264154.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/06/01/10581873_456:0:3187:2048_1920x0_80_0_0_99428eba0091e2501be8bf497853328e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, quan điểm-ý kiến, châu á, trung quốc, asean, báo chí thế giới
thế giới, quan điểm-ý kiến, châu á, trung quốc, asean, báo chí thế giới
Trung Quốc muốn giành thiện cảm của ASEAN vì mục đích gì?
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tạo thêm cơ hội khác cho Trung Quốc trong việc dần dần vô hiệu hóa sự phản đối đối với nỗ lực của Bắc Kinh gia nhập hiệp định thương mại CPTPP trong khu vực, Nikkei Asia viết.
Trong cuộc họp trực tuyến với các
nhà lãnh đạo ASEAN ngày 26 tháng 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi khối và Trung Quốc hội nhập kinh tế sâu rộng và khởi động Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) càng sớm càng tốt. Ông đề nghị hợp tác trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, khoa học , công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bình luận về "hội nhập kinh tế" ám chỉ một trong những mục tiêu của Bắc Kinh: tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) . Việt Nam, Malaysia, Singapore và Brunei đều thuộc thành phần của CPTPP và đặt các nước này vào vị trí gần mình là điều cần thiết để Bắc Kinh đệ đơn gia nhập, trở thành thành viên hiệp định.
Tránh những vấn đề khó khăn và nỗ lực cố gắng "lôi kéo"
Một số quốc gia trong số này sẽ là vấn đề thách thức cụ thể trong các cuộc đàm phán, chẳng hạn như Việt Nam, quốc gia mà Bắc Kinh đang có mâu thuẫn ở
Biển Đông.
26 Tháng Mười 2021, 18:36
Lý Khắc Cường quyết định không đề cập đến chủ đề này tại hội nghị thượng đỉnh, ông nói rằng "hòa bình ở Biển Đông phục vụ lợi ích chung của Trung Quốc và các nước ASEAN". Theo lời ông, cả hai bên nên "mở rộng hợp tác hàng hải thiết thực" và hướng tới một thỏa thuận sớm nhất về bộ quy tắc ứng xử trong khu vực.
Kể từ khi nộp đơn xin
gia nhập CPTPP vào tháng 9, Trung Quốc đã nhanh chóng chuyển sang cố gắng giành được thiện cảm của các nước khác. Chủ tịch Tập Cận Bình đã gọi điện cho nhà lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, và cả hai nước đều phản hồi tích cực trước đơn xin gia nhập của Bắc Kinh.
Vắc xin COVID-19 là một công cụ đắc lực trong chiến dịch này. Trong cuộc trò chuyện vào cuối tháng trước với Ngoại trưởng Malaysia Sayfuddin Abdullah, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cung cấp cho nước này thêm 1 triệu liều vắc xin, nâng tổng số viện trợ lên ít nhất 1,5 triệu. Tại hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Ba, Lý Khắc Cường đề nghị tiếp tục hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN trong cuộc chiến chống đại dịch.
Điều duy nhất gắn kết Trung Quốc với các thành viên ASEAN của CPTPP là sự hiện diện của một số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, vốn là một trở ngại tiềm tàng để gia nhập khối thương mại tự do.
“Việc tham gia CPTPP có thể mất nhiều thập kỷ. Bây giờ cần phải kết bạn, - giáo sư tại một trường đại học ở Bắc Kinh nói. - Trung Quốc đang chuẩn bị đàm phán với Việt Nam và Malaysia, những quốc gia có nhiều doanh nghiệp nhà nước".
26 Tháng Mười 2021, 21:02
Trong khi hiệp định thương mại bao gồm các hạn chế nghiêm trọng đối với các công ty nhà nước, Việt Nam, - nơi các nhóm này đóng vai trò trung tâm trong nền kinh tế, đã giải phóng một loạt trong số đó.
Trung Quốc có thể lưu ý điều này. Một cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc từng là đại sứ tại Đông Nam Á cho biết: "Cần có những ngoại lệ đối với những vấn đề đặc biệt khó giải quyết, chẳng hạn như các doanh nghiệp nhà nước. Thị trường Trung Quốc hấp dẫn các nước khác. Điều quan trọng là phải chứng minh những lợi ích này để đạt được lợi thế đàm phán".
Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN không ngừng phát triển trong thời kỳ đại dịch. Nhập khẩu của Trung Quốc từ ASEAN năm ngoái đạt tổng cộng 301,3 tỷ USD, gấp đôi so với con số một thập kỷ trước đó.
Sự "tán tỉnh" của Trung Quốc với ASEAN đã làm dấy lên báo động ở Hoa Kỳ. Tổng thống Joe Biden đã thể hiện sự cởi mở hơn trong việc tương tác với ASEAN so với người tiền nhiệm Donald Trump.
Trump đã bỏ lỡ sự kiện thường niên trong ba năm liên tiếp, trong khi Biden tham dự hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với các nhà lãnh đạo ASEAN vào thứ Ba. Điều này cho thấy khu vực này sẽ được ưu tiên cao hơn dưới thời chính quyền hiện tại. Ông đã công bố cam kết phân bổ 102 triệu USD cho các sáng kiến hỗ trợ ASEAN phục hồi sau
đại dịch COVID và đặc biệt là chống biến đổi khí hậu.
27 Tháng Mười 2021, 08:17
Tuy nhiên, khả năng Mỹ giành lại ảnh hưởng bị hạn chế do Biden miễn cưỡng tiến xa để quay trở lại CPTPP, vì các liên đoàn lao động và các nguồn hỗ trợ quan trọng khác cho Đảng Dân chủ của ông lo ngại rằng thỏa thuận này có thể khiến việc làm trong nước sẽ chuyển ra nước ngoài.