Thủ tướng khẳng định về nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng "0" của Việt Nam trong năm 2050

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, Việt Nam dù mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, nhưng sẽ triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, để đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

'Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo'

Như Sputnik đã đưa tin vào ngày 1/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi Khí hậu tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu () tại thành phố Glasgow, Scotland, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Phát biểu tại COP26 trước khoảng 120 nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam nói:
"Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi đánh giá cao vai trò và nỗ lực của Chính phủ Anh trong việc đăng cai tổ chức Hội nghị COP26 – Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tương lai Trái Đất, ngôi nhà chung của tất cả chúng ta".
Phạm Minh Chính
Thủ tướng nước CHXH CN Việt Nam
Thủ tướng một lần nữa khẳng định việc biến đổi khí hậu đã thực sự trở thành thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Các hiện tượng thời tiết cực đoan và tình trạng nước biển dâng đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đến sự phát triển bền vững, thậm chí đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia và cộng đồng dân cư.
"Lời cảnh báo này của tự nhiên buộc chúng ta phải hành động mạnh mẽ và không chậm trễ trên phạm vi toàn cầu" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Ông đề nghị việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành "ưu tiên cao nhất" trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân.
Khoa học phải đi trước để dẫn dắt và nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn.
Đồng thời, tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải khí nhà kính trên cơ sở nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, dựa vào hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia. Đây là đòi hỏi tất yếu để kiềm chế mức tăng nhiệt độ của Trái đất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính đang ám chỉ ai và với mục đích gì?
Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ rằng Việt Nam mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua nhưng sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình. Người đứng đầu Chính phủ phát đi thông điệp mạnh mẽ:
"Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo, sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nói thêm:

"Cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, Việt Nam nỗ lực để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050".

Là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất do biến đổi khí hậu, Việt Nam đang hết sức nỗ lực để vừa ứng phó với biến đổi khí hậu, vừa phát triển kinh tế để vươn lên, bảo đảm cuộc sống ngày càng tốt hơn cho người dân.
Đồng thời, Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế trong các chương trình, dự án đầu tư và phát triển bền vững trong thời gian tới.

Tổng thống Biden đánh giá cao cam kết của Việt Nam

Tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Joe Biden tối 1/11 trong khuôn khổ Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Tổng thống Biden tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam và các nước châu Á.
Đồng thời, khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ với Mỹ ngày càng hiệu quả, đi vào chiều sâu, ổn định.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Hội nghị.
Tổng thống Biden đánh giá cao sự tham gia chủ động, tích cực và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26, đặc biệt là việc đưa ra cam kết về phát thải ròng bằng 0, quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn.
Phát thải ròng bằng "0" là cắt giảm phát thải về mức càng gần 0 càng tốt, có thể thông qua chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và năng lượng tái tạo. Lượng khí thải còn lại được rừng và đại dương hấp thụ.
Hai lãnh đạo nhất trí thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ, trong đó có hợp tác về tài chính công nghệ để giải quyết các vấn đề khí hậu, nhất là thực hiện đầy đủ các cơ chế theo thỏa thuận Paris, hoan nghênh sự tham gia của các công ty Mỹ vào những lĩnh vực phát triển xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc, gửi lời cảm ơn đến Thái Lan

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng ngày cũng có các cuộc gặp với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha.
Trao đổi với Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn Hàn Quốc đã dành sự hỗ trợ quý giá về vaccine, thiết bị y tế chống Covid-19, giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn vừa qua. Thủ tướng khẳng định Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng đóng góp vào tiến trình phi hạt nhân hóa và một bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định.
Tổng thống Moon Jae-in cảm ơn Việt Nam ủng hộ tiến trình hòa bình ở bán đảo Triều Tiên với việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội 2019.
Gặp Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị thúc đẩy ký kết và triển khai các văn kiện hợp tác, nỗ lực đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Thái Lan lên mốc 25 tỷ USD mỗi năm theo hướng cân bằng, bền vững hơn.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha
Lãnh đạo chính phủ đề nghị Thái Lan hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi bán lẻ của nước này, ưu tiên các mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như gạo, cà phê, hạt điều, tiêu, rau quả, thuỷ sản.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khẳng định Thái Lan sẵn sàng hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có tăng cường đầu tư và mong muốn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, chuyển đổi số...
Hai lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác về vaccine và thiết lập hành lang đi lại an toàn giữa hai nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Thái Lan đã cam kết thúc đẩy xuất khẩu vaccine AstraZeneca sản xuất tại Thái Lan vào Việt Nam.
Người đứng đầu Chính Phủ cũng gửi lời cám ơn Thái Lan đã đưa Việt Nam vào nhóm nguy cơ thấp và không phải cách ly khi đến nước này, đồng thời đề nghị hai nước sớm đàm phán công nhận hộ chiếu vaccine của nhau.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала