https://kevesko.vn/20211103/tai-sao-my-san-sang-ha-muc-thue-hang-hoa-trung-quoc-12348304.html
Tại sao Mỹ sẵn sàng hạ mức thuế hàng hóa Trung Quốc?
Tại sao Mỹ sẵn sàng hạ mức thuế hàng hóa Trung Quốc?
Sputnik Việt Nam
Mỹ có thể giảm thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc để kiềm chế lạm phát. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jannet Yellen phát biểu về vấn đề này. Theo lời bà, sẽ... 03.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-03T10:05+0700
2021-11-03T10:05+0700
2021-11-03T10:05+0700
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
tác giả
cuộc chiến thương mại
https://cdn.img.kevesko.vn/img/439/14/4391473_0:231:4592:2814_1920x0_80_0_0_7a7c5b1a8e4c29019b077f18c79d5559.jpg
Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm nay, thương mại Trung-Mỹ đã tăng 35,4% so với cùng kỳ , gần 543 tỷ USD. Như vậy, Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Đồng thời, phần lớn các sản phẩm của Trung Quốc phải chịu mức thuế hải quan của Mỹ, vốn được Donald Trump đưa ra vào đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại. Khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình vào tháng 1 năm 2020, Trump đã đặt bút ký cái gọi là thỏa thuận thương mại giai đoạn I với Trung Quốc, ông nói rằng phần lớn thuế quan sẽ không bị hủy bỏ cho đến khi Trung Quốc hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.Thỏa thuận không thể thực thiTheo các điều khoản thỏa thuận, Trung Quốc sẽ tăng mua hàng hóa của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong vòng hai năm so với mức năm 2017. Tuy nhiên, hiệp định cũng quy định danh pháp hàng hóa. Cần nhấn mạnh vào việc thu mua hàng hóa nông nghiệp và các sản phẩm năng lượng. Ngược lại, việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao - ví dụ, cùng loại chip mà Trung Quốc thực sự cần, đang bị hạn chế nghiêm trọng.Do đó, việc thực hiện thỏa thuận trở thành một nhiệm vụ khó khăn đối với Bắc Kinh, đặc biệt là trong bối cảnh bất khả kháng - đại dịch COVID-19 và những bất ổn hệ lụy kéo theo trên thị trường thế giới. Ngoài ra, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng liên quan đến các biện pháp hạn chế do các quốc gia khác nhau đưa ra để chống lại đại dịch cũng dẫn đến sự chậm trễ trong cung cấp hàng hóa.Kết quả là, theo Viện kinh tế quốc tế Pitterson, năm ngoái, Trung Quốc hoàn thành kế hoạch mua sắm 60%. Năm nay, nếu mọi thứ diễn ra như hiện nay thì chỉ có thể hoàn thành 70% kế hoạch. Phía Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về vấn đề này. Và lần này, Bộ trưởng Tài chính Jannette Yellen khi trả lời phỏng vấn Reuters về việc có thể cắt giảm thuế quan, cũng không quên nhấn mạnh rằng các bước tiếp theo của Washington sẽ phụ thuộc vào cách Trung Quốc thực hiện thỏa thuận.Đòn giáng vào những người Mỹ bình thườngMặt khác, Bắc Kinh có những lập luận tương đối hợp lý. Tất cả các yếu tố trên làm phức tạp thêm việc thực hiện thỏa thuận, hoàn toàn không phụ thuộc vào Trung Quốc. Ngoài ra, thuế quan áp lên các sản phẩm của Trung Quốc khó có thể là động lực tốt để Trung Quốc tăng cường mua hàng. Trong những năm mà thuế quan đã có hiệu lực, rõ ràng chúng không giải quyết được vấn đề mất cân bằng thương mại.Năm 2017, ngay trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Vào năm 2020, mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc nói chung giảm do đại dịch COVID-19, con số này vẫn ở mức 310 tỷ USD. Như Xu Xuemei, nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề quốc tế Trung Quốc nói với Sputnik, có vẻ như Washington đã nhận ra rằng thuế quan không làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là đổ lên vai người tiêu dùng Mỹ, đẩy nhanh lạm phát và tạo thêm khó khăn cho những người Mỹ bình thường trong thời kỳ vốn đã khó khăn. Hiện vẫn chưa rõ chính quyền Mỹ sẽ thực hiện các bước tiếp theo như thế nào. Trước đó, Đại diện thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói rằng bà hy vọng có một cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở với những người đồng cấp Trung Quốc. Tiếp theo tuyên bố này là các cuộc đàm phán giữa Tai và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lưu Hạc, cũng như các cuộc đàm phán giữa Lưu Hạc và Jannet Yellen. Kết quả đàm phán không có đột phá lớn trong quan hệ, các bên chỉ giới hạn ở những tuyên bố chung chung về tính thực dụng và tính xây dựng của việc đối thoại. Tuy nhiên, thực tế Washington đưa ra tín hiệu về khả năng nới lỏng chính sách thuế quan đối với Trung Quốc cho thấy: trong vài năm của cuộc chiến thương mại, Mỹ đã đánh mất sức mạnh kinh tế của mình .Trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng, điều quan trọng là phải gác lại những tham vọng chính trị và cùng nhau đấu tranh giải quyết vấn đề. Nhân tiện xin nhắc lại, các cuộc đàm phán gần đây giữa Yellen và Lưu Hạc, như đã báo cáo, nhằm mục đích phối hợp các phương pháp tiếp cận của hai nước để điều tiết vĩ mô. Điều này có nghĩa là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dù đang cãi vã nhưng vẫn nhận thức được trách nhiệm về những tác động phụ của cuộc đối đầu mà toàn bộ nền kinh tế và hệ thống thương mại thế giới phải gánh chịu.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211102/buoc-di-moi-cua-trung-quoc-va-hoa-ky-nham-thoat-khoi-be-tac-trong-quan-he-song-phuong-12342606.html
https://kevesko.vn/20211027/bac-kinh-va-washington-tang-cuong-trao-doi-phoi-hop-ve-chinh-sach-vi-mo-12261952.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/439/14/4391473_336:0:4411:3056_1920x0_80_0_0_73d29bef7716c56f9a7d5b0cde2b8987.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, tác giả, cuộc chiến thương mại
quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, tác giả, cuộc chiến thương mại
Tại sao Mỹ sẵn sàng hạ mức thuế hàng hóa Trung Quốc?
Mỹ có thể giảm thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc để kiềm chế lạm phát. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jannet Yellen phát biểu về vấn đề này. Theo lời bà, sẽ phát triển các biện pháp, có tính đến nguyên tắc có đi có lại cho hai nước.
Theo số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm nay, thương mại Trung-Mỹ đã tăng 35,4% so với cùng kỳ , gần 543 tỷ USD. Như vậy,
Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Đồng thời, phần lớn các sản phẩm của Trung Quốc phải chịu mức thuế hải quan của Mỹ, vốn được Donald Trump đưa ra vào đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại. Khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình vào tháng 1 năm 2020, Trump đã đặt bút ký cái gọi là thỏa thuận thương mại giai đoạn I với Trung Quốc, ông nói rằng phần lớn thuế quan sẽ không bị hủy bỏ cho đến khi Trung Quốc hoàn thành các nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
2 Tháng Mười Một 2021, 16:54
Thỏa thuận không thể thực thi
Theo các điều khoản thỏa thuận,
Trung Quốc sẽ tăng mua hàng hóa của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong vòng hai năm so với mức năm 2017. Tuy nhiên, hiệp định cũng quy định danh pháp hàng hóa. Cần nhấn mạnh vào việc thu mua hàng hóa nông nghiệp và các sản phẩm năng lượng. Ngược lại, việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao - ví dụ, cùng loại chip mà Trung Quốc thực sự cần, đang bị hạn chế nghiêm trọng.
Do đó, việc thực hiện thỏa thuận trở thành một nhiệm vụ khó khăn đối với Bắc Kinh, đặc biệt là trong bối cảnh bất khả kháng - đại dịch COVID-19 và những bất ổn hệ lụy kéo theo trên thị trường thế giới. Ngoài ra, sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng liên quan đến các biện pháp hạn chế do các quốc gia khác nhau đưa ra để chống lại đại dịch cũng dẫn đến sự chậm trễ trong cung cấp hàng hóa.
Kết quả là, theo Viện kinh tế quốc tế Pitterson, năm ngoái, Trung Quốc hoàn thành kế hoạch mua sắm 60%. Năm nay, nếu mọi thứ diễn ra như hiện nay thì chỉ có thể hoàn thành 70% kế hoạch. Phía Mỹ đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về vấn đề này. Và lần này, Bộ trưởng Tài chính Jannette Yellen khi trả lời phỏng vấn Reuters về việc có thể cắt giảm thuế quan, cũng không quên nhấn mạnh rằng các bước tiếp theo của Washington sẽ phụ thuộc vào cách Trung Quốc thực hiện thỏa thuận.
27 Tháng Mười 2021, 06:10
Đòn giáng vào những người Mỹ bình thường
Mặt khác, Bắc Kinh có những lập luận tương đối hợp lý. Tất cả các yếu tố trên làm phức tạp thêm việc thực hiện thỏa thuận, hoàn toàn không phụ thuộc vào Trung Quốc. Ngoài ra, thuế quan áp lên các sản phẩm của Trung Quốc khó có thể là động lực tốt để Trung Quốc tăng cường mua hàng. Trong những năm mà thuế quan đã có hiệu lực, rõ ràng chúng không giải quyết được vấn đề mất cân bằng thương mại.
Năm 2017, ngay trước khi bắt đầu cuộc chiến thương mại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Vào năm 2020, mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc nói chung giảm do đại dịch COVID-19, con số này vẫn ở mức 310 tỷ USD. Như Xu Xuemei, nhà nghiên cứu tại Viện Các vấn đề quốc tế Trung Quốc nói với Sputnik, có vẻ như Washington đã nhận ra rằng thuế quan không làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc, mà chỉ đơn giản là đổ lên vai người tiêu dùng Mỹ, đẩy nhanh lạm phát và tạo thêm khó khăn cho những người Mỹ bình thường trong thời kỳ vốn đã khó khăn. Hiện vẫn chưa rõ chính quyền Mỹ sẽ thực hiện các bước tiếp theo như thế nào. Trước đó,
Đại diện thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói rằng bà hy vọng có một cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở với những người đồng cấp Trung Quốc. Tiếp theo tuyên bố này là các cuộc đàm phán giữa Tai và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lưu Hạc, cũng như các cuộc đàm phán giữa Lưu Hạc và Jannet Yellen. Kết quả đàm phán không có đột phá lớn trong quan hệ, các bên chỉ giới hạn ở những tuyên bố chung chung về tính thực dụng và tính xây dựng của việc đối thoại. Tuy nhiên, thực tế Washington đưa ra tín hiệu về khả năng nới lỏng chính sách thuế quan đối với Trung Quốc cho thấy: trong vài năm của cuộc chiến thương mại, Mỹ đã đánh mất sức mạnh kinh tế của mình .
Trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng, điều quan trọng là phải gác lại những tham vọng chính trị và cùng nhau đấu tranh giải quyết vấn đề. Nhân tiện xin nhắc lại, các cuộc đàm phán gần đây giữa Yellen và Lưu Hạc, như đã báo cáo, nhằm mục đích phối hợp các phương pháp tiếp cận của hai nước để điều tiết vĩ mô. Điều này có nghĩa là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới dù đang cãi vã nhưng vẫn nhận thức được trách nhiệm về những tác động phụ của cuộc đối đầu mà toàn bộ nền kinh tế và hệ thống thương mại thế giới phải gánh chịu.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.