https://kevesko.vn/20211104/chung-toi-da-tai-tro-nguon-goc-cua-covid-19-van-con-bi-tranh-cai-o-hoa-ky-12365968.html
"Chúng tôi đã tài trợ". Nguồn gốc của COVID-19 vẫn còn bị tranh cãi ở Hoa Kỳ
"Chúng tôi đã tài trợ". Nguồn gốc của COVID-19 vẫn còn bị tranh cãi ở Hoa Kỳ
Sputnik Việt Nam
Mỹ thừa nhận rằng, họ đã tài trợ cho phòng thí nghiệm Vũ Hán nghiên cứu coronavirus. Điều này làm dấy lên sự quan tâm đến giả thuyết về việc virus gây ra... 04.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-04T20:43+0700
2021-11-04T20:43+0700
2021-11-04T20:43+0700
đại dịch covid-19
khoa học
hoa kỳ
trung quốc
who
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/1b/9410899_0:321:3071:2048_1920x0_80_0_0_4538075ce0f947113ccee5642c5888a0.jpg
Sự trùng hợp hoặc hậu quả: hai giả thuyết về nguồn gốc Covid-19Vào tháng 12 năm 2019, đợt bùng phát bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây viêm phổi có thể dẫn đến tử vong đã được ghi nhận lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán. Căn bệnh này nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Sau khi các nhà khoa học giải mã bộ gen của mầm bệnh, hóa ra đây là biến thể Beta của coronavirus. Mà các nhà khoa hóc tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã làm việc với loại mầm bệnh này. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta lo lắng về khả năng mầm bệnh rò rỉ từ phòng thí nghiệm.Vào mùa xuân năm 2020, WHO cho biết nhóm chuyên gia quốc tế sẽ bắt đầu cuộc điều tra nguồn gốc của bệnh nhiễm trùng này. Các chuyên gia từ mười quốc gia đã đến Viện Virus học ở Vũ Hán, đến thăm chợ hải sản, nơi xuất hiện một trong những ổ dịch Covid-19 đầu tiên, lấy mẫu, nghiên cứu tài liệu. Tuy nhiên, họ đã không tìm thấy dấu vết của mầm bệnh COVID-19 trong phòng thí nghiệm.Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã ra lệnh phải có báo cáo tình báo về nguồn gốc của virus. Vào cuối tháng 8, các kết quả điều tra trong một báo cáo mới, cập nhật đã được công bố.Báo cáo nói rằng, cộng đồng tình báo có quan điểm chia rẽ về nguồn gốc của virus - nó bắt nguồn từ một động vật bị nhiễm hay là kết quả của một sự cố phòng thí nghiệm - cả hai giả thuyết đều có "độ tin tưởng vừa phải", nhưng dữ liệu còn thiếu. Điều duy nhất mà các cơ quan tình báo Mỹ chắc chắn là Trung Quốc không phát triển mầm bệnh COVID-19 làm vũ khí sinh học.Vượt qua lệnh cấmHoa Kỳ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Trớ trêu thay, các nghiên cứu về virus corona ở Vũ Hán đã được tài trợ bằng tiền của những người nộp thuế Mỹ.Vào năm 2012, hai nhóm các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã biến đổi gen virus cúm gia cầm H5N1. Virus này là nguy hiểm cho con người, nhưng nó không lây trực tiếp từ người sang người. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao lại như vậy, liệu có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của virus này. Họ đã biến đổi gen bằng cách đưa vào nó một phần nhỏ protein bề mặt hemagglutinin mà với sự trợ giúp của protein này virus xâm nhập vào tế bào động vật có vú, rồi đã tiêm virus cho chồn sương, cho phép virus tiến hóa và cuối cùng có một biến thể virus mới có thể lây sang loài gặm nhấm.Trong nền khoa học, các thí nghiệm như vậy được gọi là nghiên cứu “thăm dò chức năng” (Gain of Function Reasearch) có mục địch tạo ra những tính năng mới. Vào năm 2014, sau một loạt sự cố, Hoa Kỳ đã cấm thực hiện các cuộc nghiên cứu “thăm dò chức năng” với virus cúm và virus corona. Đồng thời, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã cấp các khoản tài trợ cho EcoHealth Alliance để thực hiện các cuộc nghiên cứu tại Viện Virus học ở Vũ Hán.Trong số các dự án của EcoHealth có việc nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng có khả năng gây nguy hiểm cho con người và phòng chống dịch bệnh. EcoHealth Alliance được lãnh đạo bởi ông Peter Daszak, nhà động vật học người Anh, nghiên cứu các bệnh lây truyền từ động vật sang người. Ông Daszak là đại diện duy nhất của Hoa Kỳ trong nhóm các chuyên gia WHO nói trên.EcoHealth đã chuyển 600.000 USD tài trợ cho phòng thí nghiệm do nhà virus học Giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đứng đầu. Giáo sư Thạch Chính Lệ nổi tiếng vì chính bà đã phát hiện ra hàng trăm loại Corona ở dơi với sự đa dạng di truyền đáng kinh ngạc, kể cả tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp SARS, mà một đợt bùng phát đã xảy ra ở Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Đây là những con dơi sống trong các hang động ở tỉnh Vân Nam.Một phiên bản cải tiến của virus coronaDơi được cho là nguồn gốc tự nhiên của các bệnh Ebola, Marburg, Nipah, Hendra. Đây là vật chủ của nhiều loại virus nguy hiểm lây nhiễm sang người, bao gồm cả SARS.Các loại coronavirus SARS xâm nhiễm vào tế bào vật chủ - động vật có vú - bằng cách sử dụng các protein mũi gai bề mặt để nhận ra các thụ thể ACE2 trong tế bào, đánh lừa chúng và xâm nhập vào bên trong. Hầu hết các virus dơi không thể làm được điều này, vì vậy chúng không gây nguy hiểm cho con người. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào những đột biến này lại phát sinh trong protein mũi gai. Theo một giả thuyết, virus đã tiến hóa trước đó ở vật chủ trung gian, ví dụ như tê tê.Năm 2015, kết quả nghiên cứu virus corona ở dơi của nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Thạch và nhà nghiên cứu người Mỹ Ralph Barick từ Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill dẫn đầu đã được công bố trên tạp chí Nature.Gai protein trên bề mặt của một loại coronavirus khác đã được đưa vào SARS-CoV. Chimera xuất hiện do kết quả của đột biến đã có khả năng lây nhiễm sang tế bào người và chuột được nhân hóa. Hơn nữa, các con chuột bị nhiễm virus chimeric đã bị bệnh nặng hơn.Năm 2017, Giáo sư Thạch đã công bố kết quả nghiên cứu được thực hiện trong sự hợp tác với Peter Daszak. Lần này, hai nhà khoa học đã đưa một protein đột biến từ tám coronavirus ở dơi vào virus corona WIV1 của động vật hoang dã. Các tác nhân mới lây nhiễm dòng tế bào thận HeLa của khỉ và người bằng cách sử dụng các thụ thể ACE2 như cửa ngõ.Bài báo khoa học này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi tại phiên điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng Năm năm nay. Thượng nghị sĩ Rand Paul đã nhấn mạnh rằng, đây là một cuộc nghiên cứu “thăm dò chức năng” (Gain of Function Reasearch), có nghĩa là Hoa Kỳ đang tài trợ cho những nghiên cứu bị cấm. Nhà dịch tễ học hàng đầu Mỹ Anthony Fauci đã phủ nhận điều này.Tình hình đã trở nên rõ ràng hơn sau khi Thượng viện nhận được thư điện tử từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) được phát tán rộng rãi trên Internet.Điểm mạnh và điểm yếuGiờ đây, một giả thuyết được chấp nhận tạm thời là như sau: loại virus gây nên bệnh Covid-19 đã nhảy theo cách tự nhiên từ dơi sang người, có thể là thông qua một vật chủ trung gian. Điều này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Virus gây bệnh từ động vật đã từng là thủ phạm gây nhiều dịch bệnh như HIV/AIDS, cúm gia cầm, Zika, Ebola, SARS và MERS.Lập luận chính chống lại vụ rò rỉ là như sau: có quá nhiều khác biệt giữa bộ gen của SARS-CoV-2 và những loại virus đã được thử nghiệm ở Vũ Hán.SARS-CoV-2 giống 75% ở cấp độ toàn bộ bộ gen với SARS-CoV. Nhưng, có một sự khác biệt quan trọng về cách mã hoá virus cụ thể trong bộ gen. SARS-CoV-2 có vị trí phân cắt polybasic (furin) tại ranh giới S1 và S2 thông qua việc chèn bốn nucleotide khi được liên kết với thụ thể ACE2, nhờ đó nó có thể dễ dàng hơn xâm nhập màng tế bào.Phân cắt furin ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Các loại coronavirus khác không có bộ phận này. Không rõ SARS-CoV-2 đã lấy nó ở đâu và bằng cách nào. Đây là một lập luận bổ sung chống lại giả thuyết virus này rò rỉ từ phòng thí nghiệm - không có công trình khoa học nào mà các nhà khoa học sao chép phân cắt furin giống hệt như SARS-CoV-2. EcoHealth đã lên kế hoạch tiến hành những thí nghiệm tương tự. Năm 2018, tổ chức này đã nộp đơn xin tài trợ cho DARPA - Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nhưng không thành công. Tài liệu này đã bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông nhờ vào nhóm DRASTIC (Decentralized Radical Autonomous Search Team Investigating COVID-19) -Nhóm Tìm kiếm Tự trị, Cấp tiến và Phi tập trung Điều tra COVID-19.Những người ủng hộ giả thuyết về bước nhảy tự nhiên coi đợt bùng phát bắt đầu ở Vũ Hán là một sự trùng hợp bi thảm.Nhà sinh vật học Alexander Panchin từ Viện các vấn đề truyền tải thông tin mang tên A. A. Kharkevich (IPPI) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: “Nếu đợt dịch bệnh bùng phát không phải ở Vũ Hán mà ở Bắc Kinh, người ta vẫn sẽ tìm kiếm một phòng thí nghiệm đáng ngờ gần đó”.Mới đây, ông Panchin cùng với nhà di truyền học Alexander Tyshkovsky từ Đại học MSU và Harvard, đã chỉ trích giả thuyết về vụ rò rỉ. Hai nhà khoa học nhấn mạnh, vẫn thiếu một kịch bản rõ ràng để điều này có thể trở thành khả thi, vẫn thiếu bằng chứng để bác bỏ giả thuyết về sự tiến hóa tự nhiên.Trong khi đó, nguồn gốc của SARS-CoV-2 vẫn còn là một bí ẩn. Việc tìm kiếm tổ tiên trong tự nhiên có thể mất nhiều năm và không mang lại kết quả gì. Ví dụ, quá trình tìm kiếm “người anh em xa” của SARS-CoV đã kéo dài 14 năm, và nguồn gốc của đợt bùng phát dịch Ebola năm 2014 vẫn chưa được xác định.
https://kevesko.vn/20211014/tong-giam-doc-who-khong-loai-tru-kha-nang-ro-ri-covid-19-tu-phong-thi-nghiem-12105376.html
https://kevesko.vn/20210328/toi-nam-2035-thuc-pham-thay-the-protein-co-the-tro-thanh-co-so-cua-am-thuc-truyen-thong-the-gioi-10266506.html
https://kevesko.vn/20210702/covid-sars-mers-ebola-con-nguoi-phai-cho-doi-dieu-bat-ngo-tu-than-nao-nua-tu-nhung-canh-doi-10753212.html
https://kevesko.vn/20211103/tap-chi-lancet-cong-bo-bai-bao-ve-hieu-qua-dam-bao-an-toan-cua-vaccine-sputnik-light-12359461.html
https://kevesko.vn/20211007/giao-su-singapore-du-doan-se-xuat-hien-coronavirus-chung-moi-sars-cov-3-12003894.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e4/08/1b/9410899_340:0:3071:2048_1920x0_80_0_0_55afd62dfa12eae3eb99c9978c8b44f5.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, hoa kỳ, trung quốc, who
khoa học, hoa kỳ, trung quốc, who
"Chúng tôi đã tài trợ". Nguồn gốc của COVID-19 vẫn còn bị tranh cãi ở Hoa Kỳ
Mỹ thừa nhận rằng, họ đã tài trợ cho phòng thí nghiệm Vũ Hán nghiên cứu coronavirus. Điều này làm dấy lên sự quan tâm đến giả thuyết về việc virus gây ra đại dịch COVID-19 có thể bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Một số người cho rằng, các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành các thí nghiệm nguy hiểm với virus corona mà dơi là vật chủ.
Sự trùng hợp hoặc hậu quả: hai giả thuyết về nguồn gốc Covid-19
Vào tháng 12 năm 2019, đợt bùng phát bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây viêm phổi có thể dẫn đến tử vong đã được ghi nhận lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán. Căn bệnh này nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Sau khi các nhà khoa học giải mã bộ gen của mầm bệnh, hóa ra đây là biến thể Beta của coronavirus. Mà các nhà khoa hóc tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV) thuộc Viện hàn lâm Khoa học
Trung Quốc đã làm việc với loại mầm bệnh này. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta lo lắng về khả năng mầm bệnh rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Vào mùa xuân năm 2020,
WHO cho biết nhóm chuyên gia quốc tế sẽ bắt đầu cuộc điều tra nguồn gốc của bệnh nhiễm trùng này. Các chuyên gia từ mười quốc gia đã đến Viện Virus học ở Vũ Hán, đến thăm chợ hải sản, nơi xuất hiện một trong những ổ dịch Covid-19 đầu tiên, lấy mẫu, nghiên cứu tài liệu. Tuy nhiên, họ đã không tìm thấy dấu vết của mầm bệnh COVID-19 trong phòng thí nghiệm.
14 Tháng Mười 2021, 15:54
Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã ra lệnh phải có báo cáo tình báo về nguồn gốc của virus. Vào cuối tháng 8, các kết quả điều tra trong một
báo cáo mới, cập nhật đã được công bố.
Báo cáo nói rằng, cộng đồng tình báo có quan điểm chia rẽ về nguồn gốc của virus - nó bắt nguồn từ một động vật bị nhiễm hay là kết quả của một sự cố phòng thí nghiệm - cả hai giả thuyết đều có "độ tin tưởng vừa phải", nhưng dữ liệu còn thiếu. Điều duy nhất mà các cơ quan tình báo Mỹ chắc chắn là Trung Quốc không phát triển mầm bệnh COVID-19 làm vũ khí sinh học.
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Trớ trêu thay, các nghiên cứu về virus corona ở Vũ Hán đã được tài trợ bằng tiền của những người nộp thuế Mỹ.
Vào năm 2012, hai nhóm các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã biến đổi gen virus cúm gia cầm H5N1. Virus này là
nguy hiểm cho con người, nhưng nó không lây trực tiếp từ người sang người. Các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao lại như vậy, liệu có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của virus này. Họ đã biến đổi gen bằng cách đưa vào nó một phần nhỏ protein bề mặt hemagglutinin mà với sự trợ giúp của protein này virus xâm nhập vào tế bào động vật có vú, rồi đã tiêm virus cho chồn sương, cho phép virus tiến hóa và cuối cùng có một biến thể virus mới có thể lây sang loài gặm nhấm.
Trong nền khoa học, các thí nghiệm như vậy được gọi là nghiên cứu “thăm dò chức năng” (Gain of Function Reasearch) có mục địch tạo ra những tính năng mới. Vào năm 2014, sau một loạt sự cố, Hoa Kỳ đã cấm thực hiện các cuộc nghiên cứu “thăm dò chức năng” với virus cúm và virus corona. Đồng thời, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã cấp các khoản tài trợ cho EcoHealth Alliance để thực hiện các cuộc nghiên cứu tại Viện Virus học ở Vũ Hán.
Trong số các dự án của EcoHealth có việc nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng có khả năng gây nguy hiểm cho con người và phòng chống dịch bệnh. EcoHealth Alliance được lãnh đạo bởi ông Peter Daszak, nhà động vật học người Anh, nghiên cứu các bệnh lây truyền từ
động vật sang người. Ông Daszak là đại diện duy nhất của Hoa Kỳ trong nhóm các chuyên gia WHO nói trên.
EcoHealth đã chuyển 600.000 USD tài trợ cho phòng thí nghiệm do nhà virus học Giáo sư Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli) đứng đầu. Giáo sư Thạch Chính Lệ nổi tiếng vì chính bà đã phát hiện ra hàng trăm loại Corona ở dơi với sự đa dạng di truyền đáng kinh ngạc, kể cả tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp SARS, mà một đợt bùng phát đã xảy ra ở Trung Quốc vào đầu những năm 2000. Đây là những con dơi sống trong các hang động ở tỉnh Vân Nam.
Một phiên bản cải tiến của virus corona
Dơi được cho là nguồn gốc tự nhiên của các bệnh Ebola, Marburg, Nipah, Hendra. Đây là vật chủ của nhiều loại virus nguy hiểm lây nhiễm sang người, bao gồm cả SARS.
Các loại coronavirus SARS xâm nhiễm vào tế bào vật chủ - động vật có vú - bằng cách sử dụng các protein mũi gai bề mặt để nhận ra các thụ thể ACE2 trong tế bào, đánh lừa chúng và xâm nhập vào bên trong. Hầu hết các virus dơi không thể làm được điều này, vì vậy chúng không gây nguy hiểm cho con người. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào những đột biến này lại phát sinh trong protein mũi gai. Theo một giả thuyết, virus đã tiến hóa trước đó ở vật chủ trung gian, ví dụ như tê tê.
Năm 2015,
kết quả nghiên cứu virus corona ở dơi của nhóm các nhà khoa học do Giáo sư Thạch và nhà nghiên cứu người Mỹ Ralph Barick từ Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill dẫn đầu đã được công bố trên tạp chí Nature.
Gai protein trên bề mặt của một loại coronavirus khác đã được đưa vào SARS-CoV. Chimera xuất hiện do kết quả của đột biến đã có khả năng lây nhiễm sang tế bào người và chuột được nhân hóa. Hơn nữa, các con chuột bị nhiễm virus chimeric đã bị bệnh nặng hơn.
Năm 2017,
Giáo sư Thạch đã công bố kết quả nghiên cứu được thực hiện trong sự hợp tác với Peter Daszak. Lần này, hai nhà khoa học đã đưa một protein đột biến từ tám coronavirus ở dơi vào virus corona WIV1 của động vật hoang dã. Các tác nhân mới lây nhiễm dòng tế bào thận HeLa của khỉ và người bằng cách sử dụng các thụ thể ACE2 như cửa ngõ.
Bài báo khoa học này đã gây ra cuộc tranh luận sôi nổi tại phiên điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng Năm năm nay. Thượng nghị sĩ Rand Paul đã nhấn mạnh rằng, đây là một cuộc nghiên cứu “thăm dò chức năng” (Gain of Function Reasearch), có nghĩa là Hoa Kỳ đang tài trợ cho những nghiên cứu bị cấm. Nhà dịch tễ học hàng đầu Mỹ Anthony Fauci đã phủ nhận điều này.
3 Tháng Mười Một 2021, 16:53
Tình hình đã trở nên rõ ràng hơn sau khi Thượng viện nhận được thư điện tử từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) được phát tán rộng rãi trên Internet.
"Dữ liệu bộ gen được công bố cho thấy rằng các coronavirus dơi được nghiên cứu dưới sự tài trợ của NIH và EcoHealth tại Viện Virus học Vũ Hán đã không trở thành và không thể trở thành nguồn gốc của virus SARS-CoV-2",
thư điện tử cho biết.
Giờ đây, một giả thuyết được chấp nhận tạm thời là như sau: loại virus gây nên bệnh Covid-19 đã nhảy theo cách tự nhiên từ dơi sang người, có thể là thông qua một vật chủ trung gian. Điều này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ. Virus gây bệnh từ động vật đã từng là thủ phạm gây nhiều dịch bệnh như HIV/AIDS, cúm gia cầm, Zika, Ebola, SARS và MERS.
Lập luận chính chống lại vụ rò rỉ là như sau: có quá nhiều khác biệt giữa bộ gen của SARS-CoV-2 và những loại virus đã được thử nghiệm ở Vũ Hán.
SARS-CoV-2 giống 75% ở cấp độ toàn bộ bộ gen với
SARS-CoV. Nhưng, có một sự khác biệt quan trọng về cách mã hoá virus cụ thể trong bộ gen. SARS-CoV-2 có vị trí phân cắt polybasic (furin) tại ranh giới S1 và S2 thông qua việc chèn bốn nucleotide khi được liên kết với thụ thể ACE2, nhờ đó nó có thể dễ dàng hơn xâm nhập màng tế bào.
Phân cắt furin ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. Các loại coronavirus khác không có bộ phận này. Không rõ SARS-CoV-2 đã lấy nó ở đâu và bằng cách nào. Đây là một lập luận bổ sung chống lại giả thuyết virus này rò rỉ từ phòng thí nghiệm - không có công trình khoa học nào mà các nhà khoa học sao chép phân cắt furin giống hệt như SARS-CoV-2. EcoHealth đã lên kế hoạch tiến hành những thí nghiệm tương tự. Năm 2018, tổ chức này đã nộp đơn xin tài trợ cho DARPA - Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nhưng không thành công.
Tài liệu này đã bị rò rỉ trên các phương tiện truyền thông nhờ vào nhóm DRASTIC (Decentralized Radical Autonomous Search Team Investigating COVID-19) -Nhóm Tìm kiếm Tự trị, Cấp tiến và Phi tập trung Điều tra COVID-19.
Những người ủng hộ giả thuyết về bước nhảy tự nhiên coi đợt bùng phát bắt đầu ở Vũ Hán là một sự trùng hợp bi thảm.
Nhà sinh vật học Alexander Panchin từ Viện các vấn đề truyền tải thông tin mang tên A. A. Kharkevich (IPPI) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: “Nếu đợt dịch bệnh bùng phát không phải ở Vũ Hán mà ở Bắc Kinh, người ta vẫn sẽ tìm kiếm một phòng thí nghiệm đáng ngờ gần đó”.
Mới đây, ông Panchin cùng với nhà di truyền học Alexander Tyshkovsky từ Đại học MSU và Harvard, đã
chỉ trích giả thuyết về vụ rò rỉ. Hai nhà khoa học nhấn mạnh, vẫn thiếu một kịch bản rõ ràng để điều này có thể trở thành khả thi, vẫn thiếu bằng chứng để bác bỏ giả thuyết về sự tiến hóa tự nhiên.
Trong khi đó, nguồn gốc của SARS-CoV-2 vẫn còn là một bí ẩn. Việc tìm kiếm tổ tiên trong tự nhiên có thể mất nhiều năm và không mang lại kết quả gì. Ví dụ, quá trình tìm kiếm “người anh em xa” của SARS-CoV đã kéo dài 14 năm, và nguồn gốc của đợt bùng phát dịch Ebola năm 2014 vẫn chưa được xác định.