https://kevesko.vn/20211104/lieu-tai-dai-loan-my-co-lap-lai-nhung-sai-lam-da-gay-ra-o-viet-nam-12365370.html
Liệu tại Đài Loan, Mỹ có lặp lại những sai lầm đã gây ra ở Việt Nam?
Liệu tại Đài Loan, Mỹ có lặp lại những sai lầm đã gây ra ở Việt Nam?
Sputnik Việt Nam
Mới đây, người đứng đầu chính quyền Đài Loan Thái Anh Văn công khai tuyên bố rằng quân đội Mỹ đã thường trú trên đảo từ năm 1980. Tuyên bố này đã gây ra phản... 04.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-04T13:58+0700
2021-11-04T13:58+0700
2021-11-04T13:58+0700
việt nam
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
chiến tranh
đài loan
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/776/18/7761889_0:0:3073:1728_1920x0_80_0_0_8011e6f7d882059834546e0031095948.jpg
Đó có phải là bí mật?Việc quân đội Mỹ có mặt trên đảo Đài Loan có thể đã được đoán trước, kể cả không có tuyên bố của Tổng thống Đài Loan. Khi Bắc Kinh và Washington tiến tới bình thường hóa quan hệ, bao gồm cả việc trao đổi các phái đoàn ngoại giao ở hai thủ đô, họ không thể không đề cập đến vấn đề Đài Loan. Bắc Kinh buộc Washington phải công nhận nguyên tắc một Trung Quốc, buộc phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc. Tuy nhiên, người Mỹ đã ghi lại trong các tài liệu của những năm 1970 rằng họ sẽ đảm bảo an toàn cho Đài Loan và cung cấp vũ khí cho đảo quốc.Giới lãnh đạo Trung Quốc thời đó không thực sự thích những ràng buộc này, nhưng họ đã chọn cách không chú trọng đến nó, bằng chứng là Henry Kissinger, người từng tham gia vào các cuộc đàm phán Mỹ-Trung trong những năm đó. Rốt cuộc, Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 và hai thông cáo chung khác từ năm 1979 và 1982 đã được thông qua khi giới lãnh đạo Bắc Kinh quan tâm đến việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ để đối trọng với Liên Xô, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Và điều khoản về viện trợ của Mỹ cho Đài Loan không phải là điều quan trọng nhất vào thời điểm đó.Nhưng trên thực tế, điều này có nghĩa là ở Đài Bắc, kể từ năm 1980, thay vì một đại sứ quán, người Mỹ có cái gọi là Viện Hoa Kỳ và nó được Thủy quân lục chiến Mỹ bảo vệ, và các thiết bị quân sự cung cấp cho hòn đảo này ban đầu do các chuyên gia Mỹ phục vụ. Đây là điểm xuất phát mà Thái Anh Văn nói về việc quân nhân Mỹ hiện diện ở Đài Loan.Liệu có lặp lại một Việt Nam nữa không?Liên quan đến các sự kiện hiện nay ở Đài Loan, người ta vô tình nhớ lại lịch sử Mỹ can thiệp vào các vấn đề Việt Nam, dẫn đến cuộc chiến và thất bại đáng xấu hổ của Hợp chủng quốc. Xin nhắc lại rằng sự can thiệp của Mỹ cũng bắt đầu bằng việc phái huấn luyện viên và cố vấn sang trợ giúp chế độ Ngô Đình Diệm. Và cũng như ở Đài Loan ngày nay, các cố vấn Mỹ ở miền Nam Việt Nam những năm 1950 không mặc quân phục. Quân đội Mỹ có vũ trang và quân phục đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1965.Điều gì đã khiến Mỹ can thiệp vào công việc của các dân tộc Đông Dương trong những năm đó? Nỗi lo sợ rằng chủ nghĩa cộng sản thế giới (đại diện là cộng sản Trung Quốc và Việt Nam) sẽ củng cố vị trí ở Đông Nam Á. Washington đã quyết định đặt rào cản đối với hệ tư tưởng cộng sản ở Việt Nam.Ngày nay, Washington đang cố gắng phản đối sự trỗi dậy và củng cố vị thế hàng đầu của Trung Quốc trong khu vực và trên toàn cầu.Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc không giấu giếm kế hoạch sáp nhập Đài Loan vào đại lục của CHND Trung Hoa. Đồng thời, không loại trừ điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp cưỡng bức. Và các cuộc điều động gần đây của máy bay và hải quân Trung Quốc ở eo biển Đài Loan cho thấy Bắc Kinh có đủ năng lực để làm điều đó. Nhưng Nhà Trắng phản ứng như thế nào với điều này?Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: Mỹ sẽ đến để bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công quốc đảo. Và chính quyền Mỹ có kế hoạch cử một nhóm cố vấn quân sự khác tới hòn đảo này để giúp đỡ quân đội Đài Loan. Đối với việc Mỹ cung cấp vũ khí cho quân đội Đài Loan, chúng đã tăng lên rõ rệt trong vòng 5 năm qua.Liệu kịch bản chiến tranh Việt Nam có lặp lại ở Đài Loan hay không? Về vấn đề này, tôi muốn nhắc lại lời của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác rằng tất cả các sự kiện trọng đại trong lịch sử đều lặp lại hai lần. Lần đầu tiên dưới dạng bi kịch, lần thứ hai - dưới dạng tấn hài kịch.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211028/bo-ngoai-giao-trung-quoc-phan-doi-su-hien-dien-cua-quan-doi-my-o-dai-loan-12282667.html
https://kevesko.vn/20211008/tong-thong-my-joe-biden-ky-dao-luat-ho-tro-nan-nhan-bi-anh-huong-boi-hoi-chung-havana-12037586.html
trung quốc
đài loan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/776/18/7761889_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_ee09be8d15be9ea4ddabf4a2e41f0007.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Piotr Tsvetov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/252/67/2526705_0:37:567:604_100x100_80_0_0_0a573401365ad3f30978849571cf21d7.jpg
việt nam, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, chiến tranh, đài loan, tác giả
việt nam, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, chiến tranh, đài loan, tác giả
Liệu tại Đài Loan, Mỹ có lặp lại những sai lầm đã gây ra ở Việt Nam?
Mới đây, người đứng đầu chính quyền Đài Loan Thái Anh Văn công khai tuyên bố rằng quân đội Mỹ đã thường trú trên đảo từ năm 1980. Tuyên bố này đã gây ra phản ứng tiêu cực từ Bắc Kinh. Họ tin rằng những tuyên bố như vậy chỉ vì lợi ích của những người ly khai ở Đài Loan, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Việc quân đội Mỹ có mặt trên đảo Đài Loan có thể đã được đoán trước, kể cả không có tuyên bố của Tổng thống Đài Loan. Khi Bắc Kinh và Washington tiến tới
bình thường hóa quan hệ, bao gồm cả việc trao đổi các phái đoàn ngoại giao ở hai thủ đô, họ không thể không đề cập đến vấn đề Đài Loan. Bắc Kinh buộc Washington phải công nhận nguyên tắc một Trung Quốc, buộc phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc. Tuy nhiên, người Mỹ đã ghi lại trong các tài liệu của những năm 1970 rằng họ sẽ đảm bảo an toàn cho Đài Loan và cung cấp vũ khí cho đảo quốc.
Giới lãnh đạo Trung Quốc thời đó không thực sự thích những ràng buộc này, nhưng họ đã chọn cách không chú trọng đến nó, bằng chứng là Henry Kissinger, người từng tham gia vào các cuộc đàm phán Mỹ-Trung trong những năm đó. Rốt cuộc, Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 và hai thông cáo chung khác từ năm 1979 và 1982 đã được thông qua khi giới
lãnh đạo Bắc Kinh quan tâm đến việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ để đối trọng với Liên Xô, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Và điều khoản về viện trợ của Mỹ cho Đài Loan không phải là điều quan trọng nhất vào thời điểm đó.
28 Tháng Mười 2021, 15:27
Nhưng trên thực tế, điều này có nghĩa là ở Đài Bắc, kể từ năm 1980, thay vì một đại sứ quán, người Mỹ có cái gọi là Viện Hoa Kỳ và nó được Thủy quân lục chiến Mỹ bảo vệ, và các thiết bị quân sự cung cấp cho hòn đảo này ban đầu do các chuyên gia Mỹ phục vụ. Đây là điểm xuất phát mà Thái Anh Văn nói về việc quân nhân Mỹ hiện diện ở Đài Loan.
Liệu có lặp lại một Việt Nam nữa không?
Liên quan đến các sự kiện hiện nay ở Đài Loan, người ta vô tình nhớ lại lịch sử Mỹ can thiệp vào các
vấn đề Việt Nam, dẫn đến cuộc chiến và thất bại đáng xấu hổ của Hợp chủng quốc. Xin nhắc lại rằng sự can thiệp của Mỹ cũng bắt đầu bằng việc phái huấn luyện viên và cố vấn sang trợ giúp chế độ Ngô Đình Diệm. Và cũng như ở Đài Loan ngày nay, các cố vấn Mỹ ở miền Nam Việt Nam những năm 1950 không mặc quân phục. Quân đội Mỹ có vũ trang và quân phục đổ bộ vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1965.
Điều gì đã khiến Mỹ can thiệp vào công việc của các dân tộc Đông Dương trong những năm đó? Nỗi lo sợ rằng chủ nghĩa cộng sản thế giới (đại diện là cộng sản Trung Quốc và Việt Nam) sẽ củng cố vị trí ở
Đông Nam Á. Washington đã quyết định đặt rào cản đối với hệ tư tưởng cộng sản ở Việt Nam.
Ngày nay, Washington đang cố gắng phản đối sự trỗi dậy và củng cố vị thế hàng đầu của Trung Quốc trong khu vực và trên toàn cầu.
Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc không giấu giếm kế hoạch sáp nhập Đài Loan vào đại lục của CHND Trung Hoa. Đồng thời, không loại trừ điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp cưỡng bức. Và các cuộc điều động gần đây của máy bay và hải quân Trung Quốc ở eo biển Đài Loan cho thấy Bắc Kinh có đủ năng lực để làm điều đó. Nhưng Nhà Trắng phản ứng như thế nào với điều này?
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết: Mỹ sẽ đến để bảo vệ
Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công quốc đảo. Và chính quyền Mỹ có kế hoạch cử một nhóm cố vấn quân sự khác tới hòn đảo này để giúp đỡ quân đội Đài Loan. Đối với việc Mỹ cung cấp vũ khí cho quân đội Đài Loan, chúng đã tăng lên rõ rệt trong vòng 5 năm qua.
Liệu kịch bản chiến tranh Việt Nam có lặp lại ở Đài Loan hay không? Về vấn đề này, tôi muốn nhắc lại lời của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác rằng tất cả các sự kiện trọng đại trong lịch sử đều lặp lại hai lần. Lần đầu tiên dưới dạng bi kịch, lần thứ hai - dưới dạng tấn hài kịch.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.