Khi hàng không chiến lược Hoa Kỳ sửa soạn nhấn chìm hạm đội của «kẻ thù tiềm ẩn»

© Flickr / poter.simon Rockwell B-1 Lancer
Rockwell B-1 Lancer - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2021
Đăng ký
Giới truyền thông đang bàn luận sôi nổi về cuộc tập kích tầm xa mới đây của máy bay Mỹ ném bom chiến lược B-1, thực hành các phương pháp tiêu diệt hạm đội của «kẻ thù tiềm ẩn» là Nga bằng tên lửa hành trình chống hạm mới nhất.
Hành động như vậy có khả năng thành công đến đâu và Không lực Hoa Kỳ liệu có thể mong sẽ hoàn toàn không bị trừng phạt trong trường hợp thực chiến?
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Nga về sử dụng hàng không trong chiến đấu đã cho ý kiến phân tích tình hình này.
Các tàu của Hạm đội Baltic - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Báo Mỹ nói về khả năng tiêu diệt Hạm đội Baltic của Nga

«Khoe cơ bắp» phô trương sức mạnh và khả năng

Như quan sát viên quân sự David Axe đã viết trên tạp chí Forbes, máy bay ném bom mang tên lửa siêu thanh Rockwell International B-1 Lancer với cánh quét có thể thay đổi, được sử dụng hồi đầu những năm 1980 như là một trong những «phương tiện răn đe hạt nhân» chống Liên Xô... Sau khi Liên bang Xô-viết tan rã, đội ngũ những cỗ máy bay hầm hố này hầu như bị xếp xó.
«Đã bị hao mòn trong các chiến dịch đường không ở Iraq và Afghanistan, những chiếc B-1 đang trong tình trạng xếp hàng chờ giảm biên, - tác giả bài báo cho biết. - Thay thế chúng sẽ là các máy bay ném bom «tàng hình» mới B-21. Tuy nhiên, đã rõ B-1 sẽ làm gì trong những năm cuối đời quân ngũ: mang tên lửa chống hạm tàng hình để đe dọa hạm đội của đối phương. Phi cơ ném bom có ​​tầm bay xa 8.000 km và sức chở 25 tấn được xem là lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên biển».
Như vậy, người Mỹ dự kiến sử dụng lại những cỗ máy này gần như đúng mục đích sơ khởi – để chống kẻ thù tiềm năng, mà bây giờ là Nga.
© AFP 2023 / DODB-1B Lancer
B-1B Lancer - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
B-1B Lancer
Ngày 19 tháng 10, hai chiếc B-1 cất cánh từ căn cứ không quân Anh Fairford và thực hiện chuyến bay dài 12 giờ theo hướng đông-đông nam. Với sự hộ tống của nhóm chiến đấu cơ của các đồng minh NATO trung thành nhất hiện nay - Ba Lan, Romania, cũng như Canada (bộ phận Không quân Canada đóng tại Romania), B-1B tiến vào không phận trên vùng biển trung lập của Biển Đen. Tại đó, các phi cơ này được tiếp nhiên liệu trên không từ máy bay chở dầu KC-135 (có lẽ là của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ) và nhằm hướng trên đường quay về. Và chính vào lúc đó, - như David Axe viết, - các phi cơ này đã bị «chặn giả định» bởi các chiến đấu cơ Su-30 của Nga cất cánh từ Crưm. Máy bay Mỹ không tiến vào không phận Nga, «nhưng cũng không cần làm như thế».
Có vẻ giống như một chuyến bay huấn luyện bình thường. Nhưng tại sao bây giờ người Mỹ phải huy động cả những chiếc máy bay cũ? Phải chăng chỉ là lần kế tiếp «khoe cơ bắp» phô trương sức mạnh? Việc là ở chỗ các B-1 hiện là máy bay mang loại tên lửa hành trình chống hạm LRASM kiểu mới nhất. Mỗi máy bay ném bom có ​​thể mang tới 24 quả tên lửa như vậy.
AGM-158C LRASM (tên lửa chống tàu tầm xa) là tên lửa hành trình chống hạm cận âm (ASC) phạm vi hoạt động lớn với khả năng «hạ thấp độ nhận biết của radar», được trang bị «đầu đạn dẫn đường công nghệ cao đa chế độ». Nó có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, vào bất kỳ khoảng thời gian nào của ban ngày và ban đêm, với khoảng cách ở ngoài vùng hiệu lực của hệ thống phòng không đối phương.
Không khó đoán là LRASM dành chống lại đối thủ nào. Chẳng thế mà tác giả của bài viết trên Forbes cũng đã xác nhận:
«Biển Đen đã trở nên nguy hiểm hơn nhiều kể từ sau cuộc xâm nhập của Nga vào Crưm năm 2014. Từ đó trở đi bán đảo này đã thành một pháo đài thực sự bên cánh sườn đông-nam của NATO. Điện Kremlin đã phái tàu, máy bay chiến đấu và tên lửa đến Crưm. Các chiến hạm và máy bay trinh sát của NATO liên tục hoạt động trên vùng biển và không phận quốc tế để theo dõi diễn biến sự kiện. Trong thời chiến, Biển Đen sẽ biến thành trường bắn. Và B-1 có thể là những xạ thủ giỏi nhất trong trường bắn này».
Kết luận của tác giả như sau: trong trường hợp xảy ra chiến tranh, «chỉ cần một cặp B-1 Lancer trong một lần xuất kích là có thể biến Hạm đội Biển Đen của Nga thành cái rây bột và diệt gọn cả Hạm đội Baltic».
Tàu đổ bộ cỡ lớn Ivan Gren  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
"Tàu chiến được bảo vệ vững chắc": Nga không sợ hạm đội bị hủy diệt

Chiến tranh không phải là trường bắn

Hiển nhiên, bài viết trên Forbes nhắm trước hết vào dư luận Mỹ, mà chính xác hơn là dành cho công chúng dùng tiếng Anh. Tác giả «quên» rằng các tàu nổi của Hải quân Nga sẽ không chỉ đơn giản là mục tiêu thụ động, mà sẽ quyết liệt chống lại cuộc tấn công tên lửa như vậy, ít nhất cũng là bằng tất cả những phương tiện phòng không và tác chiến điện tử hiện có.
Bình luận về chuyến bay của các «chiến lược gia» Mỹ trên Biển Đen, chuyên gia Nga về sử dụng hàng không trong chiến đấu, TS Khoa học quân sự, Đại tá Makar Aksyonenko đã lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
«Thời gian gần đây các lực lượng NATO ráo riết thực hành kịch bản hoạt động chiến sự ở Biển Đen. Dưới chiêu bài chống Nga, kế hoạch biến Crưm thành một căn cứ chủ động phục vụ khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương của chính quyền Ukraina đã bị đổ vỡ. Việc gia tăng hiện diện và khôi phục cơ sở hạ tầng quân sự của lực lượng vũ trang Nga ở Crưm và trên bờ Biển Đen thuộc LB Nga đã buộc giới lãnh đạo quân sự NATO và các thành viên hung hăng nhất của khối liên minh phải tìm kiếm chỗ yếu trong hệ thống phòng thủ của Nga theo hướng đông-nam của Biển Đen. Kịch bản tương tự đang được tính toán theo hướng tây-bắc, ở Baltic. Những cuộc hành quân gần đây nhất của tàu khu trục và khinh hạm NATO mang «vũ khí tên lửa có dẫn đường» vào Biển Đen là thám hiểm nắm vững chiến trường và tích lũy phương thức hành động, tập dượt cho các đội tàu về cuộc tấn công có thể xảy ra từ hướng này nhắm vào căn cứ của hạm đội Nga trên Biển Đen và các chủ thể cơ sở hạ tầng. Bây giờ đã đến lúc thực hành các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình từ máy bay mang hoả tiễn. Những hạn chế tự nhiên trong môi trường hoạt động quân sự của «kẻ thù tiềm ẩn» ở Biển Đen và Baltic buộc phải thi hành đòn không kích, dựa vào các đồng minh từ các nước ven biển láng giềng (Ba Lan, Romania, Estonia, Latvia, Litva)».
Trong khi đó, theo ý kiến của chuyên gia Nga, chiến thuật mà các phi hành đoàn B-1 của Mỹ thực hành thì về cơ bản không có gì mới. Và Nga đủ khả năng sẵn sàng đẩy lùi cuộc tấn công có thể xảy ra bằng tên lửa LRASM.
© Sergey AnashkevitchHải quân Nga
Hải quân Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Hải quân Nga
«Những kinh nghiệm như vậy đã được tích lũy từ thời Xô-viết, và sau đó là qua thực tế phục vụ của lực lượng hàng không mang tên lửa thuộc hải quân Nga, - chuyên gia Makar Aksyonenko nói. – Bây giờ các đối thủ tiềm năng của chúng ta cho rằng họ phát hiện được chỗ yếu của kinh nghiệm này và bắt đầu tính toán hành động. Nhưng cũng chẳng nên tin những tuyên bố lạc quan thái quá của đối thủ. Trong các học viện quân sự của hải quân và không quân Nga, những kịch bản như vậy đã được vạch ra với tất cả các phương án đa dạng có thể. Đội chiến đấu cơ của Nga đã sẵn có kinh nghiệm đánh chặn máy bay mang tên lửa hành trình từ trước khi chúng tới điểm phóng, cũng như đánh chặn tiêu diệt chính các tên lửa hành trình. Còn các thủy thủ hải quân Nga từ lâu đã coi việc đẩy lùi các cuộc tấn công ồ ạt bằng «vũ khí tấn công đường không» là một dạng nhiệm vụ điển hình. Và khi thực thi nhiệm vụ này, các chiến sĩ Nga dư sức khiến đối thủ tấn công phải sứt đầu mẻ trán nhận lấy thất bại đau đớn», - chuyên gia kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала