Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đài Loan 'thừa nhận' từng đưa tàu ngầm đến Trường Sa, lấy lý do 'bảo vệ các tuyến hàng hải'

© AP Photo / Chiang Ying-yingThủy thủ Đài Loan trên tàu ngầm Hà Lan trong lễ khởi công nhà máy xây dựng tàu ngầm Cao Hùng
Thủy thủ Đài Loan trên tàu ngầm Hà Lan trong lễ khởi công nhà máy xây dựng tàu ngầm Cao Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Phòng vệ Đài Loan xác nhận từng triển khai tàu ngầm Hải Long tham gia diễn tập gần đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao một lần nữa khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế.

Việt Nam luôn có đủ bằng chứng pháp lý khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường

Cơ quan phòng vệ Đài Loan ngày hôm qua 09/11 vừa công bố báo cáo về hoạt động phòng thủ trong năm 2021, qua đó xác nhận lực lượng cảnh sát biển của hòn đảo thường điều tàu tuần tra khu vực quanh đảo Ba Bình bị Đài Bắc chiếm đóng trái phép ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tuy giới chức Đài Loan không cho biết cụ thể về thời gian và nội dung diễn tập, nhưng nói rằng tàu ngầm Hải Long của phòng vệ Đài Loan cũng tham gia các đợt diễn tập gần đảo này. Với nhiệm vụ "bảo vệ các tuyến hàng hải trong thời bình", cũng như "tham gia tác chiến, rải thủy lôi khi xung đột nổ ra".
Quần đảo Trường Sa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.05.2021
Việt Nam bình luận việc Trung Quốc đưa thêm tàu đến đá Ba Đầu
Lực lượng phòng vệ Đài Loan hiện sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó hai chiếc lớp Hải Sư được chế tạo tại Mỹ từ Thế chiến II và là những tàu ngầm cao tuổi nhất còn trong biên chế trên thế giới. Hai tàu ngầm còn lại là Hải Long và Hải Hổ thuộc lớp Chiến Long do Hà Lan chế tạo trong giai đoạn 1982-1986.
Tàu ngầm Hải Long có lượng giãn nước 2.660 tấn khi lặn, mang được 28 ngư lôi hoặc tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon nhưng bị đánh giá là quá cũ kỹ và hiệu quả tác chiến không cao.
Báo cáo về hoạt động phòng thủ được phòng vệ Đài Loan công bố trong bối cảnh quan hệ giữa hòn đảo với Trung Quốc đại lục gần đây trở nên căng thẳng.
Trung Quốc trong những tháng qua liên tục điều máy bay quân sự áp sát vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, đặt lực lượng phòng vệ hòn đảo vào tình trạng phải luôn sẵn sàng ứng phó.
Ba Bình là đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đài Loan chiếm giữ trái phép đảo này và từng triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú. Tuy nhiên, từ năm 2000, Đài Loan thay lực lượng đồn trú trên đảo Ba Bình bằng một đơn vị cảnh sát biển, được trang bị các loại vũ khí như súng máy, cối tầm xa.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2021
Biển Đông
Việt Nam lên tiếng về việc Đội tàu gần 150 chiếc của Trung Quốc quay lại bãi Ba Đầu
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế.
Bà Hằng cũng nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động diễn tập quân sự của Đài Loan ở vùng biển xung quanh đảo Ba Bình, khẳng định đây là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Lâm KhánhNgười phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Sau khi cảnh sát biển Đài Loan tiến hành cuộc diễn tập ở đảo Ba Bình hồi tháng 6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao tuyên bố Việt Nam:
"Kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động diễn tập trái phép nêu trên và không tái diễn trong tương lai".

Đại tướng Phan Văn Giang: ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông

Sáng 10/11, đoàn Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoà đã tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM hẹp).
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng (nghỉ hưu) Pehin Datu Lailaraja Dato Paduka Seri Haji Awang Halbi bin Haji Md Yussof, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ hai của Brunei.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự trực tuyến Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 32 - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Việt Nam tham dự Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao-Kinh tế APEC
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thứ hai của Brunei nhấn mạnh trong bối cảnh các quốc gia thành viên không ngừng nỗ lực để bảo đảm xây dựng một ASEAN tự cường.
Đại diện Brunei cho biết đã sẵn sàng cho tương lai vì thịnh vượng chung, năm 2021 vẫn là một năm đầy thách thức, khẳng định tinh thần chủ đề ASEAN 2021:
"Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta thịnh vượng".
Về phần mình, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định vai trò của ADMM 15 năm qua trong việc tạo khuôn khổ đối thoại và tham vấn cấp Bộ trưởng Quốc phòng trong ASEAN về các vấn đề chiến lược, quốc phòng, an ninh.
Qua đó góp phần tăng cường lòng tin, xây dựng nhận thức chung về các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông. Khẳng định việc bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng không là lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Trọng ĐứcĐại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dự tại điểm cầu Hà Nội.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dự tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam dự tại điểm cầu Hà Nội.
Do đó, Đại tướng Phan Văn Giang cho rằng ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Đồng thời, cần thúc đẩy mạnh mẽ cam kết của các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, hành xử trách nhiệm, kiềm chế, không có hành động gây căng thẳng, làm phức tạp tình hình.
Cũng như thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy sớm hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала