Lần đầu tiên sau nhiều thập niên Pháp sẽ nối lại việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân

© Sputnik / Sergei Guneev / Chuyển đến kho ảnhEmmanuel Macron
Emmanuel Macron - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Lần đầu tiên sau nhiều thập niên Pháp sẽ nối lại việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết.
"Chúng ta cần tiết kiệm năng lượng và đầu tư vào nguồn năng lượng carbon thấp để đảm bảo sự độc lập về năng lượng của Pháp... Chúng tôi dự định lần đầu tiên sau nhiều thập niên sẽ tiếp tục xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở nước ta và tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng tái tạo", - ông Macron nói trong một thông điệp gửi đến người dân.
Vào giữa tháng 10 ông Macron đã tuyên bố về việc đầu tư vào các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ với số tiền một tỷ euro.
Hiện tại, Pháp đang xây dựng duy nhất một lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới - lò phản ứng hạt nhân nước có áp EPR (Evolution Power Reactor). Công trình bắt đầu từ năm 2007 nhưng vẫn chưa hoàn thành.
Tàu đặt ống Fortuna ở cảng thành phố Wismar của Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Mười quốc gia ủng hộ phát triển năng lượng hạt nhân do biến động giá khí đốt
Trước đó, báo chí đưa tin 10 nước EU kêu gọi đưa năng lượng hạt nhân vào danh sách của Ủy ban châu Âu về các ngành góp phần giảm thiểu tác hại môi trường. Các tác giả bài báo coi năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng an toàn và nhấn mạnh rằng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy nó góp phần gây ra sự nóng lên toàn cầu nhiều hơn các dạng năng lượng khác có trong danh sách phân loại. Ngoài ra, theo các tác giả, đây là một nguồn năng lượng ổn định, giá cả phải chăng, và khác với khí đốt, nó có thể giúp người tiêu dùng châu Âu tránh được những biến động về giá cả, đồng thời cũng làm giảm đáng kể tình trạng phụ thuộc của ngành sản xuất điện châu Âu vào các nước khác.
Theo bài báo, năng lượng hạt nhân đã cung cấp gần một nửa sản lượng điện phi carbon ở châu Âu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала