https://kevesko.vn/20211111/uoc-tinh-thiet-hai-moi-truong-do-dai-dich-covid-19-12444127.html
Ước tính thiệt hại môi trường do đại dịch COVID-19
Ước tính thiệt hại môi trường do đại dịch COVID-19
Sputnik Việt Nam
MOSKVA (Sputnik) - Tính đến cuối tháng 8/2021 lượng rác thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 đã lên tới 8 triệu tấn. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu nêu... 11.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-11T11:51+0700
2021-11-11T11:51+0700
2021-11-11T11:51+0700
đại dịch covid-19
khoa học
thiệt hại
môi trường
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/02/03/10029401_0:160:3072:1888_1920x0_80_0_0_855d090489348c9bab97486c01095828.jpg
Để thực hiện đánh giá nói trên, các nhà khoa học từ Đại học California và Đại học Nam Kinh đã sử dụng một mô hình tái tạo sự phân bố rác thải nhựa (khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm, rác thải bệnh viện) hình thành do đại dịch ở 193 quốc gia trong môi trường nước theo nhiều cách thức - dần dần phân hủy dưới tác động của ánh sáng mặt trời và sinh vật phù du, lưu chuyển trên bề mặt đại dương và chìm xuống độ sâu.Kết quả cho thấy đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc hình thành thêm 8,6 triệu tấn rác thải nhựa. Đồng thời, 87,4% tổng lượng chất thải này hình thành tại các bệnh viện. Việc sử dụng khẩu trang dùng một lần chiếm 7,6%, test chẩn đoán - 0,3%. Lượng rác lớn nhất trên biển với 25,9 nghìn tấn là do các con sông đổ ra, 73% trong số đó lưu chuyển ở châu Á. Ba con sông làm ô nhiễm nhiều nhất là Shatt al-Arab, Indus và Dương Tử (Yangtze), sông Amur xếp ở vị trí thứ sáu. Các con sông ở châu Âu chỉ chiếm 11% lượng chất thải cuốn trôi ra biển.Các nhà nghiên cứu ước tính rằng sau từ 3 đến 5 năm nữa, phần lớn rác thải trong đại dương sẽ dạt vào các bãi biển hoặc chìm xuống đáy biển. Đồng thời, một phần của nó sẽ nằm lại trong các lưu vực đại dương mà nơi được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm là Bắc Băng Dương, nơi dự báo vào năm 2025 có thể hình thành một vùng rác thải nhựa tích tụ ở khu vực vòng cực.
https://kevesko.vn/20200507/cnn-bao-dong-cuoc-dau-tranh-chong-coronavirus-lam-khung-hoang-moi-truong-tram-trong-them-9010761.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/02/03/10029401_171:0:2902:2048_1920x0_80_0_0_d1475e3d16ee7118a677bb20985ba32f.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
khoa học, thiệt hại, môi trường
khoa học, thiệt hại, môi trường
Ước tính thiệt hại môi trường do đại dịch COVID-19
MOSKVA (Sputnik) - Tính đến cuối tháng 8/2021 lượng rác thải nhựa liên quan đến đại dịch COVID-19 đã lên tới 8 triệu tấn. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu nêu trong một bài báo đăng trên Proceedings of the National Academy of Sciences, hơn 25 nghìn tấn trong số này đã đi vào đại dương.
Để thực hiện đánh giá nói trên,
các nhà khoa học từ Đại học California và Đại học Nam Kinh đã sử dụng một mô hình tái tạo sự phân bố rác thải nhựa (khẩu trang, dụng cụ xét nghiệm, rác thải bệnh viện) hình thành do đại dịch ở 193 quốc gia trong môi trường nước theo nhiều cách thức - dần dần phân hủy dưới tác động của ánh sáng mặt trời và sinh vật phù du, lưu chuyển trên bề mặt đại dương và chìm xuống độ sâu.
Kết quả cho thấy
đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc hình thành thêm 8,6 triệu tấn rác thải nhựa. Đồng thời, 87,4% tổng lượng chất thải này hình thành tại các bệnh viện. Việc sử dụng khẩu trang dùng một lần chiếm 7,6%, test chẩn đoán - 0,3%. Lượng rác lớn nhất trên biển với 25,9 nghìn tấn là do các con sông đổ ra, 73% trong số đó lưu chuyển ở châu Á. Ba con sông làm ô nhiễm nhiều nhất là Shatt al-Arab, Indus và Dương Tử (Yangtze), sông Amur xếp ở vị trí thứ sáu. Các con sông ở châu Âu chỉ chiếm 11% lượng chất thải cuốn trôi ra biển.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng sau từ 3 đến 5 năm nữa, phần lớn rác thải trong đại dương sẽ dạt vào các bãi biển hoặc chìm xuống đáy biển. Đồng thời, một phần của nó sẽ nằm lại trong các lưu vực đại dương mà nơi được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm là Bắc Băng Dương, nơi dự báo vào năm 2025 có thể hình thành một vùng rác thải nhựa tích tụ ở khu vực vòng cực.