Cuốn sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch nước Việt Nam DCCH đang làm việc, năm 1958
Chủ tịch nước Việt Nam DCCH đang làm việc, năm 1958 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2021
Đăng ký
Gần đây Sputnik đã thông báo với các bạn về những bản dịch mới, chuyển ngữ tiểu thuyết và văn học dân gian Việt Nam sang tiếng Nga. Còn cuốn sách mà bây giờ chúng tôi nói tới là gắn với luận thuyết chính trị và quân sự.
Vừa qua Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia «Sự thật» tại Hà Nội đã phát hành cuốn sách «Về binh pháp Tôn Tử» của Hồ Chí Minh bằng tiếng Nga và tiếng Việt. Bản dịch sang tiếng Nga do GS-TSKH Vladimir Kolotov Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử Viễn Đông kiêm Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg thực hiện.
Cuốn sách «Truyện cổ tích và thần thoại Việt Nam» - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2021
Có ba cô gái xinh đẹp thông minh kể chuyện cổ tích Việt Nam cho độc giả Nga hiện đại…

Luận thuyết xưa vẫn phù hợp cho ngày nay

Cuốn sách của Tôn Tử là bộ lý thuyết Trung Hoa cổ đại nổi tiếng nhất về chiến lược quân sự và chính trị, được viết vào thế kỷ thứ 5 trước CN. nhưng vẫn lưu giữ được tính thời sự của nó cho đến ngày nay. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới; được nghiên cứu trong các học viện quân sự ở các nước khác nhau. Chuyên luận đã được dịch sang tiếng Nga ba lần, bản đầu tiên, bản dịch nổi tiếng nhất, do nhà phương Đông học cựu trào của Liên Xô là Viện sĩ Nikolai Konrad chuyển ngữ trong những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

«Chủ tịch Hồ Chí Minh có hai bản dịch chuyên luận này sang tiếng Việt. Cuốn đầu tiên nhan đề «Binh pháp của ông Tôn Tử», được thực hiện vào năm 1945, trước Cách mạng Tháng Tám, còn thứ hai - «Binh pháp Tôn Tử» - được công bố dưới dạng những bài báo riêng đăng trong 18 số của tạp chí «Cứu Quốc» năm 1946, - GS Vladimir Kolotov kể. – Hai bản dịch này có sự khác nhau. Chủ tịch Hồ Chí Minh dịch sách với những mục đích khác nhau. Năm 1945, chuyện nói về việc giành chính quyền, còn năm 1946 - về giữ chính quyền, bảo vệ thành quả của cách mạng, bảo vệ tự do và độc lập của nước Việt Nam DCCH non trẻ. Để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng này, cần có những cán bộ được đào tạo bài bản, có tư duy chiến lược và chiến thuật, và các chỉ huy của QĐND Việt Nam đã nghiên cứu những quy luật chiến tranh vạch ra trong Binh pháp Tôn Tử và được Chủ tịch Hồ Chí Minh dịch một cách sinh động, giầu hình ảnh mà dễ hiểu. Trong đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thuần tuý dịch luận thuyết của Tôn Tử cổ xưa sang tiếng Việt hiện đại, mà Người còn bình luận về từng mục của binh pháp Tôn Tử, dẫn ra các ví dụ từ lịch sử, hơn nữa, không chỉ lịch sử cổ đại, mà cả hiện đại, đề cập đến những tướng lĩnh tiêu biểu như Napoléon, Đô đốc Nelson, giới thiệu những khái niệm mới, nói về các trận ném bom nguyên tử, cho thấy tầm nhìn xa khoa học và hơn thế nữa. Tức là, cuốn sách không phải là một bản dịch đơn thuần, mà là sự sáng tạo cách tân hóa luận thuyết kinh điển, thích ứng nó với điều kiện thời hiện đại. Tôi đã dịch cả hai văn bản, kiểm tra không chỉ bản gốc tiếng Trung của Tôn Tử, mà còn so sánh với các bản dịch sang các ngôn ngữ châu Âu khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga. Cần lưu ý rằng tôi đã chỉnh lý tiêu đề của cuốn sách từ cách diễn đạt «Nghệ thuật chiến tranh» quen thuộc của người Pháp, người Anh và người Nga thành «Các đạo luật chiến tranh». Chuyện ở đây nói về những định luật không do con người nghĩ ra mà tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, và tri ​​thức từ những đạo luật đó sẽ giúp đánh bại cả kẻ thù hùng mạnh nhất. Chẳng hạn, một trong những luật quan trọng nhất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến là «Biết mình, biết người». Chỉ khi tự hiểu rõ năng lực của chính mình và khả năng cũng như ý đồ của đối phương thì mới có thể giành chiến thắng. Đạo luật này không chỉ có tác dụng đối với chiến tranh, mà còn cả trong chính trị và đối với bất kỳ mối quan hệ nào với mọi người».

© Sputnik«Nghệ thuật chiến tranh»
«Nghệ thuật chiến tranh» - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
«Nghệ thuật chiến tranh»
Vào năm 2014, GS-TSKH Vladimir Kolotov bắt đầu quan tâm đến tác phẩm này của vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, khi chuyên gia Việt Nam học từ Saint-Peterburg viết bài báo nhân kỷ niệm mốc 60 năm chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy và nhà chỉ huy quân sự kiệt xuất của Việt Nam – Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nghiên cứu hoạt động của vị tướng Việt Nam, GS Nga có giả thiết rằng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng kế sách của Tôn Tử, ví dụ như «Thượng ốc trừu thê» (hay «Thượng lâu khứ thê” - Lên lầu rút thang), khi bộ đội Việt Nam biến thung lũng lòng chảo Điện Biên Phủ thành chiếc bẫy với quân Pháp, hay «Kim thiền thoát xác” (Ve sầu lột xác), khi Việt Minh xuất hiện trước sự ngỡ ngàng của kẻ thù, không hề hoang mang và thô sơ phân tán như phía Pháp tưởng, mà đã tạo được thế mạnh và là đội quân có trang bị tốt. Sau đó, nhà khoa học Nga đã tìm hiểu tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quyết định dịch sang tiếng Nga. GS-TSKH Vladimir Kolotov đã dành cho công việc này hai năm ròng. Bản dịch đã ra mắt, nhưng công trình nghiên cứu còn chưa hoàn thành. Hiện tại, GS-TSKH Vladimir Kolotov đang chuẩn bị để đưa những bình luận chi tiết vào cuốn sách.
«Thật khó hình dung rằng vào giữa thế kỷ XX với trang bị vũ khí tốt, có lực lượng hàng không và xe bọc thép mới nhất, thế mà quân đội Pháp lại bị đánh bại trên chiến địa xa xôi trước một đối thủ với nền tảng chuẩn bị kỹ thuật kém hơn nhiều. Những kế sách Trung Hoa cổ đại được vị lãnh tụ Việt Nam dịch và truyền đạt cho các chiến sĩ và chỉ huy quân đội non trẻ của đất nước, hóa ra lại hoàn toàn hiệu quả trong cuộc chiến đấu chống lại chủ nghĩa thực dân châu Âu, - nhà khoa học Nga nhận xét. - Toàn bộ cuốn sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh toát lên niềm tin tất thắng. Bởi người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã áp dụng một cách xuất sắc một trong những kế sách chính trong Binh pháp Tôn Tử: «Chiến thuật tốt nhất là đánh bại âm mưu của kẻ thù. Tiếp đến, cắt đứt liên lạc của chúng. Sau đó, phá vỡ đội quân của chúng. Chiến lược tồi tệ nhất là bao vây pháo đài». Có không ít ví dụ điển hình về việc áp dụng những đạo luật chiến tranh mà nhà thông thái Trung Hoa đã tổng kết vào cuộc kháng chiến lần thứ hai của quân dân Việt Nam chống Mỹ cứu nước. Không phải vô cớ mà người Mỹ nhắc rằng các nhà chỉ huy quân sự Việt Nam đã thuộc lòng «Quy luật chiến tranh» theo bản dịch của Chủ tịch Hồ Chí Minh».
Tôn Tử biết rõ cái giá khủng khiếp phải trả ra của chiến tranh và cho rằng chiến thắng lý tưởng trước kẻ thù đạt được bằng các phương pháp ngoại giao, mà không tham gia vào hoạt động chiến sự. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn toàn nhất trí với tư tưởng gia Trung Hoa cổ đại về điều này. Đất nước Việt Nam hiện đại tiếp tục sống theo di huấn của vị Chủ tịch đầu tiên, thể hiện nghệ thuật giữ cân bằng aco và ngoại giao khôn khéo. Sẽ thú vị hơn nữa khi đọc bản dịch cuốn sách mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh do chuyên gia khoa học Nga Vladimir Kolotov thực hiện và những bình luận kèm theo về cuốn sách đó.
Hình ảnh con rồng Việt Nam trên cột - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.07.2021
Người Nga sẽ được biết nhiều hơn về các hậu duệ của Tiên Rồng
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала