Nghị định 41 sẽ đưa 'văn hoá từ chức' vào Việt Nam?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNTiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).
Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bộ Chính trị vừa ký ban hành Bộ Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ để thay thế cho Quy định vào năm 2009. Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết: "nếu bây giờ, cán bộ rơi vào khung đó mà không tự giác, cố tình giữ vị trí khi không còn đủ tín nhiệm thì cấp có thẩm quyền sẽ miễn nhiệm".

Bước đột phá để siết chặt kỉ cương

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 41-QĐ/TW về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ. Quy định này thay thế Quy định số 260-QĐ/TW ngày 2/10/2009 của Bộ Chính trị và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quy định mới được ban hành được cho là có nhiều điểm mới, khắc phục những điểm chưa phù hợp so với quy định trước đây, đồng thời thể hiện quyết tâm chính trị cao trong xử lý cán bộ theo hình thức miễn nhiệm, từ chức.
Ông Lê Hùng Sơn - bí thư Huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Cô Tô - vừa bị đình chỉ công tác - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2021
Đình chỉ công tác, xem xét kỷ luật bí thư Huyện ủy Cô Tô
Đây được xem là một bước đột phá để siết chặt kỷ luật kỷ cương đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý các cấp.
Theo Quy định số 41 của Bộ Chính trị, việc miễn nhiệm đối với cán bộ là việc cấp có thẩm quyền quyết định cho cán bộ thôi giữ chức vụ kể cả khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm.
Nguyên nhân 'bị cho miễn nhiệm' là do không đáp ứng được yêu cầu công việc, uy tín giảm sút, có vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức. Cụ thể, việc xem xét miễn nhiệm cán bộ được căn cứ vào một trong 6 trường hợp sau:
1.
Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao.
2.
Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm.
3.
Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
4.
Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
5.
Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác.
6.
Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm.
Đồng thời, Quy định 41 quy định rõ đối với 4 trường hợp xem xét cán bộ từ chức gồm: Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng; Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định; Vì lý do chính đáng khác của cá nhân.

Số cán bộ chủ động từ nhiệm rất ít dù số cán bộ bị kỷ luật gia tăng

Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, ngoài tính pháp lý rõ ràng mà Quy định 41 đưa ra thì việc rút ngắn thời gian về quy trình xem xét từ 10-15 ngày làm việc từ cấp có thẩm quyền là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Bởi các căn cứ xem xét miễn nhiệm, từ chức được quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn thì quy trình thực hiện cần rút ngắn lại. Cũng như việc nếu kéo dài thời gian thì sẽ bị nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng tới niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ông Trần Tú Khánh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Vì sao ông Trần Tú Khánh xin từ chức?
Thừa nhận thực tế từ chức không phải là vấn đề mới mà đã được Đảng ta đề cập từ nhiều nhiệm kỳ trước và được cụ thể hóa trong Nghị quyết của Đảng, quy định của Bộ Chính trị, ông Dĩnh khẳng định:
“Trước đây chúng ta kêu gọi văn hóa từ chức nhưng người từ chức bị ràng buộc về nhiều mặt, nhất là về quyền lợi, danh dự. Còn bây giờ nếu cán bộ rơi vào khung đó mà không tự giác, cố tình giữ vị trí khi không còn đủ tín nhiệm thì cấp có thẩm quyền sẽ miễn nhiệm. Quy định có tác dụng rất rõ như vậy”.
Việc từ chức của cán bộ chưa được thực hiện tốt như chủ trương đã đề ra. Thời gian qua, số cán bộ chủ động từ nhiệm rất ít dù số cán bộ bị kỷ luật do mắc sai phạm nghiêm trọng ngày càng gia tăng theo thời gian.
Nhất là tình trạng cán bộ thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ nhưng vẫn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn phổ biến trong nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như niềm tin của nhân dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала