Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo về một cuộc khủng hoảng tên lửa mới ở châu Âu

© Sputnik / Natalia Seliverstova / Chuyển đến kho ảnhBộ Ngoại giao Nga
Bộ Ngoại giao Nga  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Moskva đang lo ngại về khả năng xuất hiện tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu, từ đó dẫn đến một cuộc khủng hoảng mới, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết.
"Chúng tôi có những câu hỏi lớn về triển vọng xuất hiện tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu, sự việc đang dẫn tới khả năng đó. Ở đây rõ ràng đang dần hình thành một cuộc khủng hoảng mới", - ông nói trên sóng truyền hình Kênh Một.
Theo ông, Moskva cũng lo ngại rằng Hoa Kỳ đang "hạ thấp ngưỡng áp dụng vũ khí hạt nhân, chuẩn bị cho điều này về mặt học thuyết và cơ sở vật chất".
Đầu năm 2019, Washington tuyên bố đơn phương rút khỏi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF), cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước trong một thời gian dài. Moskva phủ nhận mọi cáo buộc. Thỏa thuận chấm dứt hiệu lực vào ngày 2/8/2019.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp chung với Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Nga quan ngại trước kế hoạch của Mỹ đối với tên lửa tầm trung
Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã công bố một sáng kiến mới nhằm giải quyết tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng ở châu Âu sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF. Đặc biệt, ông cho biết Moskva sẵn sàng không triển khai tên lửa 9M729 trên phần lãnh thổ châu Âu của Liên bang Nga với điều kiện phía NATO cũng phải có có động thái tương ứng. Ông cũng đề nghị liên minh cùng kiểm tra các tổ hợp Aegis Ashore với bệ phóng Mk-41 tại các căn cứ ở châu Âu và tên lửa 9M729 tại các cơ sở ở Kaliningrad.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 6, các bên tham gia tuyên bố rằng họ không coi đề xuất của Nga về việc tạm hoãn triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở châu Âu sau khi hiệp ước liên quan chấm dứt là có thể chấp nhận được.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала