https://kevesko.vn/20211119/trung-quoc-dung-dan-quan-gia-lam-ngu-dan-tang-cuong-hien-dien-o-bien-dong-12551346.html
Trung Quốc dùng dân quân giả làm ngư dân tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Trung Quốc dùng dân quân giả làm ngư dân tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông với sự trợ giúp của lực lượng dân quân gả dạng các đội tàu đánh cá, Straits Times đưa... 19.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-19T23:38+0700
2021-11-19T23:38+0700
2021-11-19T23:38+0700
biển đông
thế giới
trung quốc
thương mại
tập cận bình
ngư dân
https://cdn.img.kevesko.vn/img/634/11/6341110_0:52:1000:615_1920x0_80_0_0_ede10ca18efadc2559efbde00e7daa83.jpg
CSIS viết rằng các tàu đó có vẻ như đang tham gia đánh bắt cá thương mại, nhưng trên thực tế hoạt động chiếm đóng của họ là để theo đuổi các mục tiêu chính trị và quân sự của Trung Quốc.Theo báo cáo, kể từ năm 2016, khi Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng các đảo nhân tạo - tiền đồn trong khu vực, họ đã tăng cường sử dụng các tàu dân quân ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, theo CSIS, chính quyền Trung Quốc sử dụng các lực lượng này trong các cuộc tranh chấp về các mỏ dầu khí trong khu vực với Malaysia và Việt Nam. Vào tháng 3, khoảng 200 tàu thuyền tập trung tại bãi đá ngầm Whitsun, là một phần của quần đảo Trường Sa; trong khi Whitsun nằm cách tỉnh Palawan ở miền tây Philippines 324 km.Straits Times lưu ý CSIS đã dựa trên nhiều nguồn khác nhau, từ tài liệu bằng tiếng Trung Quốc cho đến hình ảnh vệ tinh và dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy các tàu này ở lại vùng biển tranh chấp dài ngày mà không có hoạt động đánh bắt cá.CSIS lưu ý các tàu này xuất phát từ 10 cảng ở các tỉnh Quảng Đông và Hải Nam của Trung Quốc. Có khoảng 300 tàu dân quân hoạt động ở quần đảo Trường Sa mỗi ngày, một số là dân quân chuyên nghiệp và một số ngư dân được chính phủ Trung Quốc tuyển dụng cho mục đích này thông qua trợ cấp, chẳng hạn như để mua nhiên liệu và thiết bị định vị.Trước đó, Trung Quốc đã biến một số bãi đá ngầm và đảo san hô ở Biển Đông thành ít nhất 7 đảo nhân tạo, đồng thời xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự khác. Mỹ cáo buộc Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp là vi phạm luật pháp quốc tế. Đồng thời, các luồng giao thông thương mại với kim ngạch hàng nghìn tỷ đô la hàng năm đi qua khu vực này.
https://kevesko.vn/20211118/viet-nam-yeu-cau-tau-ngam-cua-dai-loan-cham-dut-viec-tap-tran-o-khu-vuc-truong-sa-12530688.html
https://kevesko.vn/20211119/chuyen-gia-dereck-grossman-trung-quoc-tu-danh-mat-uy-tin-boi-nhung-chinh-sach-cua-minh-o-bien-dong-12541828.html
biển đông
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/634/11/6341110_56:0:945:667_1920x0_80_0_0_e09c739af8dd2b32d4f99640a1ff3455.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
thế giới, trung quốc, thương mại, tập cận bình, ngư dân
thế giới, trung quốc, thương mại, tập cận bình, ngư dân
Trung Quốc dùng dân quân giả làm ngư dân tăng cường hiện diện ở Biển Đông
Trung Quốc đang tăng cường kiểm soát các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông với sự trợ giúp của lực lượng dân quân gả dạng các đội tàu đánh cá, Straits Times đưa tin hôm thứ Sáu, trích dẫn một báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
"Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy trong hơn 8 năm qua, trùng với thời điểm Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực, rõ ràng đã có một nỗ lực nhằm tạo ra và chuyên nghiệp hóa một lực lượng dân quân (trong khu vực)", nhân viên CSIS Greg Pauling, đồng tác giả của báo cáo cho biết.
CSIS viết rằng các tàu đó có vẻ như đang tham gia đánh bắt cá thương mại, nhưng trên thực tế hoạt động chiếm đóng của họ là để theo đuổi các mục tiêu chính trị và quân sự của Trung Quốc.
Theo báo cáo, kể từ năm 2016, khi Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng các đảo nhân tạo - tiền đồn trong khu vực, họ đã tăng cường sử dụng các tàu dân quân ở Biển Đông gần quần đảo Trường Sa. Ngoài ra, theo CSIS, chính quyền Trung Quốc sử dụng các lực lượng này trong các cuộc tranh chấp về các mỏ dầu khí trong khu vực với
Malaysia và Việt Nam. Vào tháng 3, khoảng 200 tàu thuyền tập trung tại bãi đá ngầm Whitsun, là một phần của quần đảo Trường Sa; trong khi Whitsun nằm cách tỉnh Palawan ở miền tây Philippines 324 km.
18 Tháng Mười Một 2021, 15:11
Straits Times lưu ý CSIS đã dựa trên nhiều nguồn khác nhau, từ tài liệu bằng tiếng Trung Quốc cho đến hình ảnh vệ tinh và dữ liệu theo dõi tàu thuyền cho thấy các tàu này ở lại vùng biển tranh chấp dài ngày mà không có
hoạt động đánh bắt cá.
"Việc một đội tàu đánh cá lớn kinh doanh theo cách này không có ý nghĩa thương mại. Dữ liệu viễn thám cho thấy các tàu dân quân biển Trung Quốc đã không hoạt động trong nhiều tuần. Nếu họ là ngư dân toàn thời gian, họ sẽ thua lỗ trong toàn bộ thời gian này", báo cáo ghi nhận.
CSIS lưu ý các tàu này xuất phát từ 10 cảng ở các tỉnh Quảng Đông và Hải Nam của Trung Quốc. Có khoảng 300 tàu dân quân hoạt động ở quần đảo
Trường Sa mỗi ngày, một số là dân quân chuyên nghiệp và một số ngư dân được chính phủ Trung Quốc tuyển dụng cho mục đích này thông qua trợ cấp, chẳng hạn như để mua nhiên liệu và thiết bị định vị.
19 Tháng Mười Một 2021, 12:30
“Chỉ cần có mặt ở đó, họ (các thủy thủ) đã biến ý tưởng về sự hiện diện của Trung Quốc là sự việc bình thường, và họ từ chối việc các quốc gia ven biển khu vực tiếp cận ngư trường“, Pauling nói.
Trước đó, Trung Quốc đã biến một số bãi đá ngầm và đảo san hô ở Biển Đông thành ít nhất 7 đảo nhân tạo, đồng thời xây dựng đường băng và các cơ sở quân sự khác. Mỹ cáo buộc Bắc Kinh thiết lập căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp là
vi phạm luật pháp quốc tế. Đồng thời, các luồng giao thông thương mại với kim ngạch hàng nghìn tỷ đô la hàng năm đi qua khu vực này.