https://kevesko.vn/20211120/nghi-quyet-hoi-nghi-tw-6-khoa-xix-cua-dcs-trung-quoc-ban-cuong-linh-thu-ba-12552730.html
Nghị quyết Hội nghị TW 6 khóa XIX của ĐCS Trung Quốc – bản “Cương lĩnh thứ ba”
Nghị quyết Hội nghị TW 6 khóa XIX của ĐCS Trung Quốc – bản “Cương lĩnh thứ ba”
Sputnik Việt Nam
"Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX của ĐCS Trung Quốc đặt ra những nền tảng cơ bản nhất để ban hành một Cương lĩnh mới còn có... 20.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-20T15:47+0700
2021-11-20T15:47+0700
2021-11-20T15:47+0700
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
tác giả
joe biden
đảng cộng sản trung quốc
chính trị
https://cdn.img.kevesko.vn/img/439/90/4399059_0:165:3347:2048_1920x0_80_0_0_98312ad0c171047870676d9443ad6299.jpg
Truyền thông Trung Quốc vừa công bố toàn văn nghị quyết 36.000 chữ do Hội nghị TW 6 khóa XIX thông qua, dài hơn hai nghị quyết lịch sử trước đây dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, có độ dài lần lượt là 27.700 và 34.100 chữ. Đây là lần đầu tiên toàn văn văn kiện được công bố. Sputnik đã tham khảo bình luận và đánh giá của một số chuyên gia Việt Nam về văn kiện này."Cương lĩnh thứ ba" chính là câu trả lời của Trung Quốc cho Mỹ sau Hội nghị Thượng đỉnhĐếm số lượng từ/chữ để đánh giá tầm quan trọng của một văn bản là một thói quen có từ xa xưa của người Trung Quốc. Theo quan niệm cổ xưa, những tác phẩm có "độ dày” càng lớn thì càng có tầm quan trọng cao hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần.Trong thời hiện đại, có những điều quan trọng hơn là văn kiện đó dù lớn hay nhỏ đều phải có những nội dung cơ bản gì? Các vấn đề được đề cập đến có mang tính cấp thiết không? Thực trạng và phạm vi ảnh hưởng của những vấn đề đó như thế nào? Các giải pháp được đưa ra có phù hợp, khả thi và có tác dụng ra sao? Đó chính là tính khoa học và thực tiễn của các văn kiện/văn bản đề cập đến các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.v.v…Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử một chút. “Cương lĩnh thứ nhất” là Nghị quyết Đại hội lần thứ 7 họp tại Diên An từ 23/4 đến 11/6/1945 do Mao Trạch Đông trình bày. Điều quan trọng nhất là “Cương lĩnh thứ nhất” đó đã vạch ra đường lối đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị và chiến tranh nhân dân để lật đổ chế độ Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, thành lập một nước Trung Hoa mới theo đường lối xã hội chủ nghĩa.Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng, Văn kiện được xem là “Cương lĩnh thứ hai” đã mở đường cho Trung Quốc bước vào một giai đoạn lịch sử mới mà người ta vẫn hay gọi là giai đoạn “náu mình chờ thời”.Về “Cương lĩnh thứ ba” thì có thể nói đó chính là câu trả lời của Trung Quốc cho Mỹ sau một cuộc gặp trực tuyến kéo dài tới 210 phút giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden, cuộc gặp mà chỉ để đi đến một thỏa thuận duy nhất là vạch ra “làn ranh đỏ” một cách tương đối cho hai bên.Văn kiện sẽ xác định vai trò dẫn dắt toàn cầu của Trung Quốc trong thế giới tương laiVấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện tại là khi đã gia nhập “Câu lạc bộ các cường quốc”, trên thực tế, đã trở thành một quốc gia hùng mạnh có sức ảnh hưởng toàn cầu thì Trung Quốc cần làm gì tiếp theo? Phải đối phó với sự cạnh tranh giữa các cường quốc hàng đầu khác như thế nào trong bối cảnh xu thế hòa bình và hợp tác, lấy đối thoại thay cho đối đầu đang trở thành xu thế chủ đạo của thế giới? Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, nhất là các cường quốc ngày càng rõ rệt, Trung Quốc cần định vị lại vai trò của mình trên thế giới như thế nào? Xác lập quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong các vấn đề toàn cầu ra sao?Không khó để nhận thấy rằng, tất cả những vấn đề trên đây đều được đặt lên bàn Hội nghị toàn thể lần thứ 6 BCH TW ĐCS Trung Quốc khóa XIX, Và câu trả lời chính là cái mà giới truyền thông vẫn gọi là “Văn kiện lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.Một vấn đề quan trọng không kém cũng được xác định chi tiết trong văn kiện Hội nghị này là vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước.Về quan hệ quốc tế, văn kiện này chỉ đề cập chung chung, nhưng vẫn toát lên những vấn đề cơ bản nhất được nêu trong ý tưởng “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc” (thường được gọi tắt là “Giấc mộng Trung Hoa”) của Chủ tịch Đảng đương nhiệm tại cuộc triển lãm “Đường tới phục hưng” tổ chức tại Bắc Kinh năm 2012 cũng như “Sáng kiến vành đai-Con đường “ mà ông là tác giả chính, được công bố tại Bắc Kinh ngày 12/5/2017 tại một Hội nghị thượng đỉnh có đại diện hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia đến từ Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.Tổng bí thư-Chủ tịch Tập Cận Bình là “hạt nhân đoàn kết” trong ĐảngTheo nghị quyết lịch sử, ĐCS Trung Quốc coi ông Tập Cận Bình là “hạt nhân đoàn kết” trong Đảng, là “hạt nhân lãnh đạo” của Đảng. “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới là chủ nghĩa Mác của Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21, là bản sắc văn hóa và tinh thần Trung Quốc của thời đại”.Theo các chuyên gia, chủ trương nói trên cũng ám chỉ một điều rằng, việc đổi mới chủ nghĩa Marx trong thế kỷ thứ XXI của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của Trung Quốc và chỉ áp dụng trong biên giới Trung Quốc. Điều này hoàn toàn phủ nhận nhận định của người Mỹ rằng Trung Quốc đang “xuất khẩu cách mạng”. Điều mà Chủ tịch Tập đã khẳng định với Tổng thống Biden rằng “Trung Quốc không hề xuất khẩu cách mạng” trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua.
https://kevesko.vn/20211119/ong-tap-giai-thich-tai-sao-chi-co-ong-moi-co-the-dan-dat-trung-quoc-den-mot-tuong-lai-tot-dep-12546008.html
https://kevesko.vn/20211118/trung-quoc-va-hoa-ky-hop-tac-bat-buoc-trong-khong-khi-thu-dich-12529507.html
https://kevesko.vn/20211118/ong-tap-can-binh-muon-tiep-tuc-lam-tong-bi-thu-dcs-trung-quoc-viet-nam-binh-luan-ra-sao-12530978.html
https://kevesko.vn/20210906/tham-nhung-van-de-doa-su-ton-vong-cua-dang-cong-san-viet-nam-va-che-do-11038144.html
trung quốc
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/439/90/4399059_278:0:3009:2048_1920x0_80_0_0_49c16eb66bfaef37b49f0801be322a3e.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Hoàng Hoa
https://cdn.img.kevesko.vn/img/592/84/5928448_0:0:959:959_100x100_80_0_0_34c9391189769b2e23a9a6c64a303c8f.jpg
quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, tác giả, joe biden, đảng cộng sản trung quốc, chính trị
quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, tác giả, joe biden, đảng cộng sản trung quốc, chính trị
Nghị quyết Hội nghị TW 6 khóa XIX của ĐCS Trung Quốc – bản “Cương lĩnh thứ ba”
"Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX của ĐCS Trung Quốc đặt ra những nền tảng cơ bản nhất để ban hành một Cương lĩnh mới còn có tính lịch sử lớn hơn nữa tại Đại hội Đảng lần thứ XX sẽ họp vào cuối năm 2022", - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng bình luận, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Truyền thông Trung Quốc vừa công bố toàn văn nghị quyết 36.000 chữ do Hội nghị TW 6 khóa XIX thông qua, dài hơn hai nghị quyết lịch sử trước đây
dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình, có độ dài lần lượt là 27.700 và 34.100 chữ. Đây là lần đầu tiên toàn văn văn kiện được công bố. Sputnik đã tham khảo bình luận và đánh giá của một số chuyên gia Việt Nam về văn kiện này.
"Cương lĩnh thứ ba" chính là câu trả lời của Trung Quốc cho Mỹ sau Hội nghị Thượng đỉnh
Đếm số lượng từ/chữ để đánh giá tầm quan trọng của một văn bản là một thói quen có từ xa xưa của người Trung Quốc. Theo quan niệm cổ xưa, những tác phẩm có "độ dày” càng lớn thì càng có tầm quan trọng cao hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng một phần.
19 Tháng Mười Một 2021, 17:29
Trong thời hiện đại, có những điều quan trọng hơn là văn kiện đó dù lớn hay nhỏ đều phải có những nội dung cơ bản gì? Các vấn đề được đề cập đến có mang tính cấp thiết không? Thực trạng và phạm vi ảnh hưởng của những vấn đề đó như thế nào? Các giải pháp được đưa ra có phù hợp, khả thi và có tác dụng ra sao? Đó chính là tính khoa học và thực tiễn của các văn kiện/văn bản đề cập đến các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.v.v…
“Hơn nữa, việc công bố một văn kiện chính trị của một tổ chức chính trị quan trọng như ĐCS thường diễn ra vào những dịp kỷ niệm trọng đại. Và năm nay là năm kỷ niệm 100 ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xét về nhiều mặt, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa XIX của ĐCS Trung Quốc có thể được xem như một bản “Cương lĩnh thứ ba” của họ, tiếp theo sau hai văn kiện quan trọng của đảng này”, - Chuyên gia về Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Chúng ta cùng nhìn lại lịch sử một chút. “Cương lĩnh thứ nhất” là Nghị quyết Đại hội lần thứ 7 họp tại Diên An từ 23/4 đến 11/6/1945 do Mao Trạch Đông trình bày. Điều quan trọng nhất là “Cương lĩnh thứ nhất” đó đã vạch ra đường lối đấu tranh vũ trang kết hợp với chính trị và chiến tranh nhân dân để lật đổ chế độ Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, thành lập một nước Trung Hoa mới theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
“Cương lĩnh thứ hai”là báo cáo của Đặng Tiểu Bình tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa 11 diễn ra đầu năm 1978/ Chịu ảnh hưởng của chính sách kinh tế mới (NEP) của Lênin, Đặng Tiểu Bình đã đề ra hai mục tiêu chính của ĐCS Trung Quốc là “Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” và đặt nền móng cho khái niệm “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
18 Tháng Mười Một 2021, 14:28
“Cũng trong văn kiện lịch sử này, Đăng Tiểu Bình đã đề ra mục tiêu cấp bách trước mắt đối với Trung Quốc là hiện đại hóa trên 4 lĩnh vực trọng yếu là công nghiệp, nông nghiệp, khoa học và quốc phòng; thường được gọi tắt là “Bốn hiện đại hóa”, - Ông Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Theo chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng, Văn kiện được xem là “Cương lĩnh thứ hai” đã mở đường cho Trung Quốc bước vào một giai đoạn lịch sử mới mà người ta vẫn hay gọi là giai đoạn “náu mình chờ thời”.
“Trong hơn 30 năm kể từ Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 của ĐCS Trung Quốc, chính sách cải cách và mở cửa với 4 nội dung hiện đại hóa đã đưa Trung Quốc phát triển vượt bậc và trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới về nhiều mặt, cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh cũng như một hệ thống chính trị tương đối ổn định, làm nền tảng duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
Về “Cương lĩnh thứ ba” thì có thể nói đó chính là câu trả lời của Trung Quốc cho Mỹ sau một cuộc gặp trực tuyến kéo dài tới 210 phút giữa
Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden, cuộc gặp mà chỉ để đi đến một thỏa thuận duy nhất là vạch ra “làn ranh đỏ” một cách tương đối cho hai bên.
“Văn kiện Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIX của ĐCS Trung Quốc đặt ra những nền tảng cơ bản nhất để ĐCS Trung Quốc ban hành một Cương lĩnh mới còn có tính lịch sử lớn hơn nữa tại Đại hội Đảng lần thứ XX sẽ họp vào cuối năm 2022”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng bình luận, trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Văn kiện sẽ xác định vai trò dẫn dắt toàn cầu của Trung Quốc trong thế giới tương lai
Vấn đề đặt ra đối với Trung Quốc hiện tại là khi đã gia nhập “Câu lạc bộ các cường quốc”, trên thực tế, đã trở thành một quốc gia hùng mạnh có sức ảnh hưởng toàn cầu thì Trung Quốc cần làm gì tiếp theo? Phải đối phó với sự cạnh tranh giữa các cường quốc hàng đầu khác như thế nào trong bối cảnh xu thế hòa bình và hợp tác, lấy đối thoại thay cho đối đầu đang trở thành xu thế chủ đạo của thế giới? Trong xu thế toàn cầu hóa, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, nhất là các cường quốc ngày càng rõ rệt, Trung Quốc cần định vị lại vai trò của mình trên thế giới như thế nào? Xác lập quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình trong các vấn đề toàn cầu ra sao?
Không khó để nhận thấy rằng, tất cả những vấn đề trên đây đều được đặt lên bàn Hội nghị toàn thể lần thứ 6 BCH TW ĐCS Trung Quốc khóa XIX, Và câu trả lời chính là cái mà giới truyền thông vẫn gọi là “Văn kiện lịch sử thứ ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
“Văn kiện đó ít nhất sẽ xác định vai trò dẫn dắt toàn cầu của Trung Quốc trong thế giới tương lai; đặt vấn đề tiếp tục xây dựng một Trung Quốc không chỉ hiện đại mà còn hùng mạnh; đồng thời tìm lại bản sắc văn hóa đặc trưng của nó để làm các tiêu chí cho giá trị nhân văn đặc sắc Trung Quốc, làm nền tảng cho sự ổn định và phát triển của xã hội Trung Quốc, trước hết là về con người”, - Chuyên gia về Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Một vấn đề quan trọng không kém cũng được xác định chi tiết trong văn kiện Hội nghị này là vấn đề xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước.
“Bên cạnh việc củng cố lại tổ chức bộ máy, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, cải cách hành chính và lề lối là việc thì những vấn đề quan trọng không kém như chủ trương điều chỉnh luật pháp và đặc biệt là phòng chống tham nhũng cũng được nghị quyết đề cập đến. Điều chắc chắn là ĐCS Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến dịch “Đả hổ, đập ruồi, săn cáo, diệt muỗi” để làm trong sạch bộ máy, nâng cao uy tín và sức chiến đấu của đảng viên, làm cho Đảng đoàn kết hơn, năng động sáng tạo hơn, đủ sức gánh vác nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn gần nửa thế kỷ tiếp theo.Trong văn kiện quan trọng này, quan trọng hơn cả là những chủ trương chỉ đạo các quyết sách hành động có tính dài hạn và chiến lược”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nói tiếp với Sputnik.
Về quan hệ quốc tế, văn kiện này chỉ đề cập chung chung, nhưng vẫn toát lên những vấn đề cơ bản nhất được nêu trong ý tưởng “Sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ lớn nhất của Trung Quốc” (thường được gọi tắt là “Giấc mộng Trung Hoa”) của Chủ tịch Đảng đương nhiệm tại cuộc triển lãm “Đường tới phục hưng” tổ chức tại Bắc Kinh năm 2012 cũng như “Sáng kiến vành đai-Con đường “ mà ông là tác giả chính, được công bố tại Bắc Kinh ngày 12/5/2017 tại một Hội nghị thượng đỉnh có đại diện hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó có 29 nguyên thủ quốc gia đến từ Châu Á, Châu Âu và Châu Phi.
Tổng bí thư-Chủ tịch Tập Cận Bình là “hạt nhân đoàn kết” trong Đảng
Theo nghị quyết lịch sử, ĐCS Trung Quốc coi ông Tập Cận Bình là “hạt nhân đoàn kết” trong Đảng, là “hạt nhân lãnh đạo” của Đảng. “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới là chủ nghĩa Mác của Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21, là bản sắc văn hóa và tinh thần Trung Quốc của thời đại”.
“Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiếp thu học thuyết về “Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” từ ông Đặng Tiểu Bình. Sự phát triển của Chủ tịch Tập về một “Chủ nghĩa Mác của Trung Quốc đương đại, chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21, là bản sắc văn hóa và tinh thần Trung Quốc của thời đại” đã chỉ ra rằng ĐCS Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển Chủ nghĩa Marx, làm mới chủ nghĩa ấy cho phù hợp với những biến đổi của xã hội đương đại trong khi vấn giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Marx chứ không phải là xây dựng một chủ nghĩa Marx hoàn toàn mới, tách rời với học thuyết Marx cổ điển”, - Chuyên gia về Trung Quốc Nguyễn Hồng Long nói trong cuộc trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
18 Tháng Mười Một 2021, 15:30
“Đây là điều hoàn toàn bình thường trong sự phát triển về tư duy và nhận thức của loài người, có sự kế thừa, có sự tiếp biến, đổi mới và sáng tạo”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nếu ý kiến của mình trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Theo các chuyên gia, chủ trương nói trên cũng ám chỉ một điều rằng, việc đổi mới chủ nghĩa Marx trong thế kỷ thứ XXI của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của Trung Quốc và chỉ áp dụng trong biên giới Trung Quốc. Điều này hoàn toàn phủ nhận nhận định của người Mỹ rằng Trung Quốc đang “xuất khẩu cách mạng”. Điều mà Chủ tịch Tập đã
khẳng định với Tổng thống Biden rằng “Trung Quốc không hề xuất khẩu cách mạng” trong cuộc gặp thượng đỉnh vừa qua.