https://kevesko.vn/20211121/trung-quoc-cho-doi-eu-dua-ra-nhung-nhuong-bo-dau-tien-12538373.html
Trung Quốc chờ đợi EU đưa ra những nhượng bộ đầu tiên
Trung Quốc chờ đợi EU đưa ra những nhượng bộ đầu tiên
Sputnik Việt Nam
EU nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc. Đây là điều kiện tiên quyết để ký kết thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và EU. Đại sứ... 21.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-21T10:33+0700
2021-11-21T10:33+0700
2021-11-21T10:33+0700
quan điểm-ý kiến
trung quốc
eu
đài loan
tác giả
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/13/12538865_0:0:1201:676_1920x0_80_0_0_da40855e7456cd2490f8371ad669a1bc.jpg
Sức ép từ bên ngoài càng lớn, người dân Trung Quốc càng kiên quyết chống lại nó.Trương Minh có lý do để nhắc đến vấn đề Đài LoanThời gian gần đây, các quan chức cấp cao của Brussels tăng cường tiếp xúc với các đại diện của Đài Loan. Ví dụ, gần đây, phái đoàn chính thức của Nghị Viện Châu Âu đã ở thăm Đài Loan và người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) đã thực hiện chuyến thăm châu Âu. Trong cả hai trường hợp này, Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ. Tất nhiên, về mặt chính thức, các quan chức châu Âu phủ nhận mọi ràng buộc chính trị, và chỉ ra rằng, Brussels đang tìm cách phát triển tương tác kinh tế với Đài Bắc, mà không phủ nhận nguyên tắc "một Trung Quốc". Tuy nhiên, chính trị và kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau. Do đó, rất khó để duy trì sự cân bằng.Ví dụ, Đài Loan muốn ký kết một thỏa thuận đầu tư với Liên minh châu Âu, tương tự như thỏa thuận được lên kế hoạch giữa Brussels và Bắc Kinh mà cuộc đàm phán về thỏa thuận này đã bị đình trệ ở giai đoạn cuối do quan hệ giữa EU và CHND Trung Hoa leo thang. Nhìn chung, đối với Brussels, thỏa thuận đầu tư với Đài Loan không có ý nghĩa gì cả về mặt kinh tế. Dòng vốn đầu tư giữa các nước EU và Đài Loan không bị giới hạn, các khoản vốn di chuyển tự do theo cả hai hướng. Hơn nữa, nhiều quốc gia EU có mối liên hệ chặt chẽ về mặt công nghệ với các công ty Đài Loan chuyên sản xuất, ví dụ, vi điện tử. Đến lượt mình, Đài Loan không thể làm được nếu không có các công nghệ cơ bản của phương Tây, mà ngành công nghiệp vi điện tử của hòn đảo đang hoạt động trên cơ sở đó. Có nghĩa là, việc ký kết bất kỳ thỏa thuận kinh tế chính thức nào với Đài Loan chỉ đơn giản là một động thái chiến lược mà chính quyền Đài Loan muốn lợi dụng để đạt thêm điểm chính trị.Đối với Brussels, các cân nhắc chính trị và lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau. Một mặt, do các lệnh trừng phạt của EU đối với các quan chức Trung Quốc, kết quả các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm về việc ký kết thỏa thuận đầu tư đã bị hủy bỏ. Bây giờ, như ông Trương Minh nhắc nhở, EU trước hết phải sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, nếu không sẽ không có thỏa thuận. Dù dự thảo thỏa thuận khung có những nhược điểm, nó vẫn có lợi cho cả Bắc Kinh và Brussels. Nhưng, châu Âu có những động cơ chính trị. EU ở cái thế kẹt giữa hai cường quốc trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ, vì thế Brussels buộc phải đoàn kết với đồng minh chính của mình. Do đó, các hoạt động nhằm phát triển hơn nữa các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, bao gồm cả việc ký kết thỏa thuận đầu tư, sẽ mang tính chính trị, - Wang Peng, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về Hồng Kông, Macao, Đài Loan và thế giới tại Viện Truyền thông Trung Quốc, nói với Sputnik.Châu Âu đang cố gắng khôi phục các mối liên hệ với Bắc Kinh, chẳng hạn, họ muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 27 nước thành viên EU và Trung Quốc. Nhưng, mọi việc không diễn ra suôn sẻ. Nguyên nhân nằm ở các vấn đề nội bộ Liên minh châu Âu, các nước thành viên ngày càng ít có khả năng thống nhất lập trường chung. Đôi khi những quốc gia thành viên, không phải là các cường quốc hàng đầu, ví dụ như Lithuania, bắt đầu vượt qua ranh giới đỏ của Bắc Kinh. Sau đó, các thành viên không thể thống nhất lập trường đối với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh. Các quốc gia Đông Âu đang cố gắng phát triển quan hệ kinh tế song phương với Trung Quốc bất chấp chính sách chung của EU, và hai cường quốc Đức và Pháp nhìn nhận vấn đề tương tác với Trung Quốc từ một góc độ khác – để bảo vệ lợi thế cạnh tranh của chính họ, vì thế hai nhóm nước này có các lợi ích trái ngược nhau. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, trong cuộc họp tham vấn thường niên EU - Đài Loan ở cấp thứ trưởng vào tháng 12, hai bên dự kiến thông qua một kế hoạch bí mật nhằm mở rộng quan hệ thương mại, trao đổi khoa học và kỹ thuật và tạo cơ chế cho các cuộc gặp thường xuyên giữa các quan chức. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị bỏ rơi vào giây phút cuối cùng. Rõ ràng, tính toán thực dụng của Brussels đã chiếm ưu thế trước lời kêu gọi của một số chính trị gia thể hiện rõ lập trường cứng rắn khi tiếp xúc với Bắc Kinh. Xét theo mọi việc, lời tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại EU chỉ xác nhận điều mà Châu Âu cuối cùng đã bắt đầu nhận thức: cần phải nhận ra lợi ích của chính mình và không cố gắng tham gia vào cuộc đấu đá phe phái khác.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211118/dai-loan-chinh-thuc-mo-van-phong-dai-dien-tai-litva-12534478.html
https://kevesko.vn/20211104/trung-quoc-phan-doi-eu-ve-chuyen-tham-dai-loan-cua-phai-doan-nghi-vien-chau-au-12374598.html
trung quốc
đài loan
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/13/12538865_31:0:1098:800_1920x0_80_0_0_86dc03f973cec6067a614164e27630fa.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Leonid Kovachich
https://cdn.img.kevesko.vn/img/921/10/9211094_0:-1:602:602_100x100_80_0_0_7068db2c296662007146c0aa0990a2fb.jpg
quan điểm-ý kiến, trung quốc, eu, đài loan, tác giả
quan điểm-ý kiến, trung quốc, eu, đài loan, tác giả
Trung Quốc chờ đợi EU đưa ra những nhượng bộ đầu tiên
EU nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc. Đây là điều kiện tiên quyết để ký kết thỏa thuận đầu tư giữa Trung Quốc và EU. Đại sứ Trung Quốc tại EU Trương Minh (Zhang Ming) đã đưa ra tuyên bố này. Theo ông, có một số vấn đề mà Trung Quốc sẽ "không lùi bước", chẳng hạn như vấn đề Đài Loan.
Sức ép từ bên ngoài càng lớn, người dân Trung Quốc càng kiên quyết chống lại nó.
Trương Minh có lý do để nhắc đến vấn đề Đài Loan
Thời gian gần đây, các quan chức cấp cao của Brussels tăng cường tiếp xúc với các đại diện của Đài Loan. Ví dụ, gần đây, phái đoàn chính thức của Nghị Viện Châu Âu đã ở thăm Đài Loan và người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) đã thực hiện chuyến thăm châu Âu. Trong cả hai trường hợp này, Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ. Tất nhiên, về mặt chính thức, các quan chức châu Âu phủ nhận mọi ràng buộc chính trị, và chỉ ra rằng, Brussels đang tìm cách phát triển tương tác kinh tế với Đài Bắc, mà
không phủ nhận nguyên tắc "một Trung Quốc". Tuy nhiên, chính trị và kinh tế gắn bó chặt chẽ với nhau. Do đó, rất khó để duy trì sự cân bằng.
18 Tháng Mười Một 2021, 18:18
Ví dụ, Đài Loan muốn ký kết một thỏa thuận đầu tư với Liên minh châu Âu, tương tự như thỏa thuận được lên kế hoạch giữa Brussels và Bắc Kinh mà cuộc đàm phán về thỏa thuận này đã bị đình trệ ở giai đoạn cuối do quan hệ giữa EU và CHND Trung Hoa leo thang. Nhìn chung, đối với Brussels, thỏa thuận đầu tư với Đài Loan không có ý nghĩa gì cả về mặt kinh tế. Dòng vốn đầu tư giữa các nước EU và Đài Loan không bị giới hạn, các khoản vốn di chuyển tự do theo cả hai hướng. Hơn nữa, nhiều quốc gia EU có mối liên hệ chặt chẽ về mặt công nghệ với các công ty Đài Loan chuyên sản xuất, ví dụ, vi điện tử. Đến lượt mình,
Đài Loan không thể làm được nếu không có các công nghệ cơ bản của phương Tây, mà ngành công nghiệp vi điện tử của hòn đảo đang hoạt động trên cơ sở đó. Có nghĩa là, việc ký kết bất kỳ thỏa thuận kinh tế chính thức nào với Đài Loan chỉ đơn giản là một động thái chiến lược mà chính quyền Đài Loan muốn lợi dụng để đạt thêm điểm chính trị.
Đối với Brussels, các cân nhắc chính trị và lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau. Một mặt, do các lệnh trừng phạt của EU đối với các quan chức Trung Quốc, kết quả các cuộc đàm phán kéo dài nhiều năm về việc ký kết thỏa thuận đầu tư đã bị hủy bỏ. Bây giờ, như ông Trương Minh nhắc nhở, EU trước hết phải sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, nếu không sẽ không có thỏa thuận. Dù dự thảo thỏa thuận khung có những nhược điểm, nó vẫn có lợi cho cả Bắc Kinh và Brussels. Nhưng, châu Âu có những động cơ chính trị
. EU ở cái thế kẹt giữa hai cường quốc trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ, vì thế Brussels buộc phải đoàn kết với đồng minh chính của mình. Do đó, các hoạt động nhằm phát triển hơn nữa các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, bao gồm cả việc ký kết thỏa thuận đầu tư, sẽ mang tính chính trị, - Wang Peng, nhà nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề về Hồng Kông, Macao, Đài Loan và thế giới tại Viện Truyền thông Trung Quốc, nói với Sputnik.
Châu Âu đang cố gắng khôi phục các mối liên hệ với Bắc Kinh, chẳng hạn, họ muốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 27 nước thành viên
EU và Trung Quốc. Nhưng, mọi việc không diễn ra suôn sẻ. Nguyên nhân nằm ở các vấn đề nội bộ Liên minh châu Âu, các nước thành viên ngày càng ít có khả năng thống nhất lập trường chung. Đôi khi những quốc gia thành viên, không phải là các cường quốc hàng đầu, ví dụ như Lithuania, bắt đầu vượt qua ranh giới đỏ của Bắc Kinh. Sau đó, các thành viên không thể thống nhất lập trường đối với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh. Các quốc gia Đông Âu đang cố gắng phát triển quan hệ kinh tế song phương với Trung Quốc bất chấp chính sách chung của EU, và hai cường quốc Đức và Pháp nhìn nhận vấn đề tương tác với Trung Quốc từ một góc độ khác – để bảo vệ lợi thế cạnh tranh của chính họ, vì thế hai nhóm nước này có các lợi ích trái ngược nhau. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, trong cuộc họp tham vấn thường niên EU - Đài Loan ở cấp thứ trưởng vào tháng 12, hai bên dự kiến thông qua một kế hoạch bí mật nhằm mở rộng quan hệ thương mại, trao đổi khoa học và kỹ thuật và tạo cơ chế cho các cuộc gặp thường xuyên giữa các quan chức. Tuy nhiên, ý tưởng này đã bị bỏ rơi vào giây phút cuối cùng. Rõ ràng, tính toán thực dụng của Brussels đã chiếm ưu thế trước lời kêu gọi của một số chính trị gia thể hiện rõ lập trường cứng rắn khi tiếp xúc với Bắc Kinh. Xét theo mọi việc, lời tuyên bố của Đại sứ Trung Quốc tại EU chỉ xác nhận điều mà Châu Âu cuối cùng đã bắt đầu nhận thức: cần phải nhận ra lợi ích của chính mình và không cố gắng tham gia vào cuộc đấu đá phe phái khác.
4 Tháng Mười Một 2021, 23:24
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.