Tại sao Trung Quốc có lợi nhuận đối với khí đường ống?

© Ảnh : GazpromXây dựng tuyến đường ống "Sức mạnh Siberia"
Xây dựng tuyến đường ống Sức mạnh Siberia - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Đăng ký
Hơn một phần ba tổng kim ngạch thương mại kinh tế giữa Nga và Trung Quốc thuộc về các sản phẩm nhiên liệu và năng lượng, đóng vai trò then chốt trong hợp tác song phương. Điều này được Phó Thủ tướng Nga Alexandr Novak tuyên bố sau cuộc họp Ủy ban Liên chính phủ Nga - Trung về Hợp tác Năng lượng.
Ủy ban Liên chính phủ Nga - Trung về Hợp tác Năng lượng được tổ chức mỗi năm một lần. Cuộc họp năm nay là lần thứ 18. Trong cuộc họp, Phó Thủ tướng Nga Novak lưu ý Nga vẫn là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho CHND Trung Hoa - vào năm 2020, kim ngạch xuất khẩu lên tới 81,7 triệu tấn. Nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cũng đang tăng lên. Năm nay, khối lượng cung cấp khí đốt tự nhiên đã vượt quá 12 tỷ mét khối, mới chỉ tính dọc theo tuyến đường phía đông - đường ống dẫn khí đốt «Sức mạnh Siberia». Hiện đang tiến hành công việc thiết kế đường ống dẫn khí đốt «Sức mạnh Siberia 2» . Trong lĩnh vực dầu khí, các dự án chung to lớn cũng đang được triển khai như Udmurtneft, Yamal LNG, Arctic LNG 2, Phó Thủ tướng Nga Alexandr Novak liệt kê.
Phó Thủ tướng Han Zheng, người đại diện Trung Quốc tham gia cuộc họp, khen ngợi sự tăng trưởng nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga. Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ tài nguyên năng lượng lớn nhất thế giới, do đó, hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng tất nhiên là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc đã vượt qua Mỹ vào năm 2017 và đứng đầu thế giới về nhập khẩu dầu thô - hơn 8 triệu thùng mỗi ngày. Theo dự báo của tập đoàn dầu khí Trung Quốc Sinopec Corp, đỉnh cao tiêu thụ dầu ở Trung Quốc sẽ đến vào năm 2026 và lên tới 16 triệu thùng/ngày.
Than - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021
Hứa giảm lượng khí thải độc hại nhưng Trung Quốc lại bắt đầu mua than gấp hai lần

Tiêu thụ dầu sẽ giảm

Tuy nhiên, trong dài hạn, tiêu thụ dầu mỏ sẽ giảm, giống như than đá. Trung Quốc đã đặt mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060 và mức phát thải không khí cao nhất tới vào năm 2030. Điều này có nghĩa là Trung Quốc phải rời xa nhiên liệu hóa thạch để chuyển sang sử dụng năng lượng sạch. Đương nhiên, quốc gia này đang dần tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo - với số lượng các tấm pin mặt trời được sản xuất, cũng như máy phát điện gió - Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu thế giới.
Đồng thời, thực tiễn đã chỉ ra, với trình độ phát triển công nghệ hiện nay, việc chỉ dựa vào năng lượng xanh là điều thiển cận. Các quốc gia Châu Âu đi theo con đường này, năm nay bị thiếu hụt nguồn năng lượng, giá điện tăng cao. Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu xảy ra, xét trên nhiều khía cạnh, xuất phát từ thực tế là công suất điện gió trong một mùa hè không có gió không đạt được sản lượng như mong đợi. Trung Quốc hiểu rằng việc chuyển sang năng lượng tái tạo trong một sớm một chiều là không thực tế.
Đó là lý do tại sao khí thiên nhiên nên trở thành một mắt xích trung gian trên con đường chuyển hóa năng lượng. Đây là loại nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn nhiều so với dầu mỏ và hơn nữa là than đá. Sinopec Corp dự đoán tiêu thụ khí đốt ở Trung Quốc sẽ đạt đỉnh không sớm hơn năm 2040. Nhu cầu khí đốt đến thời điểm đó sẽ vào khoảng 620 tỷ mét khối. Không giống như nhiều loại nhiên liệu hóa thạch khác, khí đốt dễ vận chuyển hơn. Do đó tỷ lệ khí đốt sử dụng sẽ chỉ có tăng lên, theo Xu Qinhua - Phó giám đốc Viện Chiến lược và Phát triển thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Môi trường và Năng lượng Quốc tế nói với Sputnik .
Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2021
Gazprom có thể tăng nguồn cung cấp khí đốt qua Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ
Nhiều quốc gia hiểu rõ điều này và cố gắng nắm bắt cơ hội để có được chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc. Ví dụ, Hoa Kỳ, bất chấp mọi mâu thuẫn chính trị, đang nỗ lực phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Đặc biệt, trong nửa đầu năm nay, Hoa Kỳ đã tăng gấp 3 lần khối lượng khí hóa lỏng LNG xuất khẩu sang Trung Quốc - lên tới 5,4 triệu tấn. Như vậy, Mỹ trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ hai cho Trung Quốc sau Australia. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể chỉ dựa vào LNG. Nguồn cung cấp như vậy, mặc dù linh hoạt hơn về khối lượng, nhưng lại kém hơn so với nguồn cung cấp qua đường ống về độ tin cậy. Do đó, việc ký kết các thỏa thuận chắc chắn với Nga và phát triển các dự án đường ống cung cấp khí đốt là rất quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng, chuyên gia Trung Quốc nói.
Như lưu ý trong Ủy ban liên chính phủ, Nga và Trung Quốc cũng đang phát triển các dự án thay thế khác, bao gồm sản xuất và cung cấp LNG. Trong dự án Yamal LNG - nhà máy hóa lỏng khí của công ty Novatek (Nga), 20% thuộc về CNPC của Trung Quốc và 9,9% thuộc về Quỹ Con đường Tơ lụa. Ngoài ra, vào năm 2019, Novatek ký hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Shenergy (Trung Quốc) về việc cung cấp 3 triệu tấn LNG từ dự án LNG-2 ở Bắc Cực trong vòng 15 năm (khoảng 200 nghìn tấn mỗi năm). Năm ngoái, Nga đã tăng gấp đôi nguồn cung cấp LNG cho Trung Quốc lên 5 triệu tấn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала