Virus "tự hủy diệt". Sự biến mất bí ẩn của dịch bệnh COVID-19 ở Nhật Bản
18:04 23.11.2021 (Đã cập nhật: 16:09 12.01.2022)
© AP Photo / Koji SasaharaCô gái đeo khẩu trang.
© AP Photo / Koji Sasahara
Đăng ký
COVID-19 đang “biến mất bí ẩn” ở Nhật Bản. Làn sóng dịch bệnh thứ 5 do biến chủng siêu lây nhiễm Delta gây ra bất ngờ suy giảm.Theo một nhóm các nhà nghiên cứu, virus đã mất đi chức năng tự sửa lỗi gene của chính nó, cuối cùng dẫn tới "tự hủy diệt". Về sự suy yếu của dịch COVID-19 ở Nhật Bản có chút "kỳ lạ" - trong tài liệu Sputnik.
Delta tiêu diệt các đối thủ và tự hủy diệt
Ba tháng trước, đại dịch do sự lây lan của chủng Delta ở Nhật Bản đạt đỉnh, gần 26.000 ca mắc Covid-19 được ghi nhận mỗi ngày. Nhưng, bây giờ Nhật Bản chỉ ghi nhận trung bình khoảng 200 ca mắc mới mỗi 24 giờ. Bên cạnh đó, mấy tuần qua, nước này không ghi nhận bất cứ ca tử vong vì Covid-19 nào. Tỷ lệ tiêm chủng cao và kỷ luật thường được coi là những yếu tố chính giúp Nhật Bản lật ngược tình thế. Tuy nhiên, các chuyên gia của Viện Di truyền Quốc gia và Đại học Niigata, đứng đầu là giáo sư Ituro Inoue, cho rằng, nguyên nhân chính của hiện tượng này là biến đổi gene của virus trong quá trình tự nhân bản.
Sau khi hiển thị trong một sơ đồ các biến thể khác nhau của SARS-CoV-2, các nhà khoa học nhận thấy rằng, biến chủng Alpha, vốn là yếu tố chính trong làn sóng lây nhiễm thứ 4 của Nhật Bản kể từ tháng 3 đến tháng 6, là rất đa dạng về di truyền của virus: nó bao gồm năm nhóm chính với đột biến nhiều nhánh. Các nhà khoa học đã cho rằng, biến chủng Delta dễ lây nhiễm và hung hãn hơn sẽ còn đa dạng hơn. Nhưng, kỳ lạ thay, họ phát hiện ra điều ngược lại: lúc đầu, biến chủng Delta tích lũy quá nhiều đột biến có chức năng sửa lỗi di truyền, hệ quả là virus dần mất đi chức năng tự sửa lỗi gene, cuối cùng dẫn tới "tự hủy diệt".
Một phần đáng kể của những biến đổi xảy ra ở vị trí A394V của protein không cấu trúc nsp14, vị trí này chịu trách nhiệm sửa lỗi di truyền. Theo các nhà nghiên cứu, vào một thời điểm nào đó, khi virus cố gắng sửa chữa lỗi, nó chỉ đơn giản mất khả năng nhân lên.
"Chúng tôi thực sự bị sốc khi phát hiện điều này. - Giáo sư Inoue nói trong cuộc phỏng vấn của The Japan Times. - Biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm rất mạnh, lấn át các biến chủng khác. Nhưng, khi các đột biến xuất hiện nhiều hơn, virus bị lỗi và mất khả năng tự nhân bản".
Trên thực tế, protein nsp14 là cực kỳ quan trọng để bảo vệ các axit nucleic, - Giáo sư Takeshi Urano tại Khoa Y của Đại học Shimane nhấn mạnh.
"Nsp14 có vai trò quan trọng là bảo vệ không để virus RNA bị phân hủy. Các nghiên cứu đã cho thấy khi nsp14 bị tê liệt, khả năng tự nhân bản của virus giảm đáng kể. Đây có thể là một yếu tố khiến dịch bệnh hạ nhiệt", - Giáo sư Urano nói.
Điều tương tự đã xảy ra trong quá khứ. Ví dụ, vào năm 2003, đợt bùng phát dịch hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) đột ngột chấm dứt.
Các thí nghiệm đã xác nhận rằng, các đột biến trong protein nsp14 ngăn chặn sự nhân lên của virus. Ở Nhật Bản, tất cả các hạn chế đã được dỡ bỏ, nhưng tỷ lệ mắc bệnh không tăng.
Delta đã tiêu diệt các đối thủ và tự hủy diệt
Giáo sư Inoue cho rằng, một số yếu tố trùng hợp ở đây. Thứ nhất, tiêm chủng đại trà (hơn 75% dân số được tiêm chủng đầy đủ) và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch COVID. Thứ hai, Nhật Bản may mắn là biến chủng Delta có khả năng lây nhiễm rất mạnh, đã lấn át các biến chủng khác vào cuối tháng 8. Sự tiến hóa của virus chỉ giới hạn trong một dòng, cuối cùng virus bị lỗi đã mất khả năng tự nhân bản.
© AP Photo / Koji SasaharaCác cô gái đeo khẩu trang ở Tokyo, Nhật Bản.
Các cô gái đeo khẩu trang ở Tokyo, Nhật Bản.
© AP Photo / Koji Sasahara
Tuy nhiên, ở đây có một chi tiết đáng chú ý. Các nhà khoa học từ Viện Di truyền Quốc gia và Đại học Niigata đã phát hiện ra rằng, nhiều người dân châu Á sở hữu enzyme phòng vệ tên APOBEC3A có khả năng tấn công các virus RNA, trong đó có virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, số người châu Âu, châu Phi sở hữu enzyme này ít hơn hẳn. Điều này quan trọng như thế nào và APOBEC3A tương tác với protein nsp14 như thế nào vẫn chưa rõ – quá trình nghiên cứu đang tiếp tục. Ít nhất là ở Hàn Quốc, quốc gia gần gũi về mặt di truyền với Nhật Bản, các ca bệnh nặng vẫn tiếp tục tăng.
Và giáo sư Testuo Fukawa, nhà xã hội học thuộc Viện Phúc lợi Tương lai ở Tokyo, cho rằng, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 thấp cùng tuổi thọ cao của Nhật Bản có thể liên quan đến tình trạng béo phì. Chỉ 3,6% người Nhật bị xếp vào nhóm béo phì, gần như thấp nhất thế giới.
Tạm thời hay mãi mãi?
Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để ăn mừng chiến thắng trước virus, ngay cả trên quy mô của một quốc gia.
"Chúng tôi đang làm rất tốt cho đến nay, bởi vì biến chủng Delta đã khiến các biến chủng khác không lan rộng ở Nhật Bản. Nhưng lúc này biến chủng Delta đã không còn, các biến chủng khác sẽ có cơ hội lấp chỗ trống. Chỉ một biện pháp tiêm chủng là không đủ để chấm dứt đại dịch. Chúng tôi cần kiểm soát nhập cư, vì chúng tôi không biết điều gì sẽ đến từ các quốc gia khác", - Giáo sư Inoue nhấn mạnh.
Các nhà khoa học cảnh báo công chúng cần cảnh giác và bảo vệ bản thân trước COVID, cần phải chuẩn bị cho làn sóng tiếp theo. Và trên hết - nên tiếp tục tiêm chủng.