https://kevesko.vn/20211129/sri-lanka-mot-lan-nua-thu-hut-trung-quoc-hien-dai-hoa-co-so-ha-tang-cang-12664621.html
Sri Lanka một lần nữa thu hút Trung Quốc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng
Sri Lanka một lần nữa thu hút Trung Quốc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng
Sputnik Việt Nam
Chính phủ Sri Lanka đã tìm thấy một sự thoả hiệp đáp ứng lợi ích của cả Trung Quốc và Ấn Độ trong việc hiện đại hóa cảng Colombo. Đồng thời, trong tương... 29.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-29T20:43+0700
2021-11-29T20:43+0700
2022-01-10T19:04+0700
thế giới
quan điểm-ý kiến
trung quốc
sri lanka
cảng
tác giả
hợp tác
xây dựng
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/1d/12665316_0:320:3072:2048_1920x0_80_0_0_8c33d2321471ed5fe40240fe91f2b86f.jpg
Nội các Bộ trưởng Sri Lanka đã thông qua đề xuất của Bộ trưởng Cảng vụ Vận tải biển và phê duyệt cho Tổng Công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc (Công ty China Harbour Engineering Company Limited) quyền xây dựng Bến container phía Đông ở cảng Colombo. Đề xuất dựa trên kết quả của một cuộc đấu thầu quốc tế. Dự án sẽ được thực hiện cùng với công ty Access Engineering của Sri Lanka.Quyết định của chính phủ giải quyết một vấn đề chính trị đã xuất hiện sau khi chính phủ Tổng thống Gotabaya Rajapaksa hủy bỏ thỏa thuận trước đó với Ấn Độ và Nhật Bản về phát triển bến container phía Đông của Cảng Colombo. Khi đó, các công đoàn cảng nhất quyết từ bỏ thỏa thuận với Ấn Độ và Nhật Bản. Họ đã lập luận rằng, thỏa thuận liên quan đến Tập đoàn Adani của Ấn Độ sẽ dẫn đến việc bán một bến cảng có lãi. Họ đã yêu cầu để việc xây dựng bến container được thực hiện dưới sự giám sát của Cơ quan quản lý cảng Sri Lanka.Vào tháng 9, Sri Lanka đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Adani của Ấn Độ để xây dựng Bến cảng container phía Tây. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Alexei Kupriyanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại IMEMO RAN (Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga), chuyên gia tại Câu lạc bộ thảo luận Valdai, nhận xét rằng, bằng cách này chính phủ Sri Lanka đặt nền tảng cho một giải pháp trọn gói:Trong dự án này, phía Sri Lanka sở hữu 51% cổ phần, phía Trung Quốc - 49%. Trị giá dự án phát triển này chưa được tiết lộ, tuy nhiên, trước đây đã có tin rằng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đóng góp từ 500 đến 700 triệu USD. Chuyên gia Alexei Kupriyanov cho rằng, xét theo mọi việc, chiến dịch chính trị xoay quanh các khoản nợ nước ngoài của Sri Lanka đã không ảnh hưởng đến lựa chọn của chính phủ chỉ định công ty Trung Quốc xây dựng một cảng container:Công ty China Harbour Engineering Company, một công ty con của China Communications Construction Company thuộc sở hữu nhà nước, đã tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược ở Sri Lanka, bao gồm việc xây dựng thị trấn cảng Colombo, cũng như đường cao tốc bốn làn nối Colombo với ngoại ô. Các dự án này được định giá 1 tỷ đô la mỗi dự án. Theo các điều khoản của thỏa thuận đường cao tốc, công ty nhà nước của Trung Quốc sở hữu và vận hành nó trong 15 năm và sau đó sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho Sri Lanka.
https://kevesko.vn/20211123/nga-va-sri-lanka-nhat-tri-hop-tac-chong-khung-bo-12581427.html
https://kevesko.vn/20211119/trung-quoc-va-an-do-dong-y-cung-giai-quyet-cac-van-de-bien-gioi-con-ton-dong-12543831.html
trung quốc
sri lanka
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0b/1d/12665316_210:0:2941:2048_1920x0_80_0_0_ccadf7852383f0c9b61a6ee3dfdb3b90.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
thế giới, quan điểm-ý kiến, trung quốc, sri lanka, cảng, tác giả, hợp tác, xây dựng
thế giới, quan điểm-ý kiến, trung quốc, sri lanka, cảng, tác giả, hợp tác, xây dựng
Sri Lanka một lần nữa thu hút Trung Quốc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cảng
20:43 29.11.2021 (Đã cập nhật: 19:04 10.01.2022) Chính phủ Sri Lanka đã tìm thấy một sự thoả hiệp đáp ứng lợi ích của cả Trung Quốc và Ấn Độ trong việc hiện đại hóa cảng Colombo. Đồng thời, trong tương lai gần sẽ không có sự thay thế nào cho vốn đầu tư của Trung Quốc vào Sri Lanka, các chuyên gia cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.
Nội các Bộ trưởng Sri Lanka đã thông qua đề xuất của Bộ trưởng Cảng vụ Vận tải biển và phê duyệt cho Tổng Công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc (Công ty China Harbour Engineering Company Limited) quyền xây dựng Bến container phía Đông ở cảng Colombo. Đề xuất dựa trên kết quả của một
cuộc đấu thầu quốc tế. Dự án sẽ được thực hiện cùng với công ty Access Engineering của Sri Lanka.
Quyết định của chính phủ giải quyết một vấn đề chính trị đã xuất hiện sau khi chính phủ Tổng thống Gotabaya Rajapaksa hủy bỏ thỏa thuận trước đó với Ấn Độ và Nhật Bản về phát triển bến container phía Đông của Cảng Colombo. Khi đó, các công đoàn cảng nhất quyết từ bỏ thỏa thuận với Ấn Độ và Nhật Bản. Họ đã lập luận rằng, thỏa thuận liên quan đến Tập đoàn Adani của Ấn Độ sẽ dẫn đến việc bán một bến cảng có lãi. Họ đã yêu cầu để việc xây dựng bến container được thực hiện dưới sự giám sát của Cơ quan quản lý cảng Sri Lanka.
23 Tháng Mười Một 2021, 12:54
Vào tháng 9, Sri Lanka đã ký thỏa thuận với Tập đoàn Adani của Ấn Độ để xây dựng Bến cảng container phía Tây. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Alexei Kupriyanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại IMEMO RAN (Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga), chuyên gia tại
Câu lạc bộ thảo luận Valdai, nhận xét rằng, bằng cách này chính phủ Sri Lanka đặt nền tảng cho một giải pháp trọn gói:
“Trong trường hợp này, Sri Lanka đang cố gắng ngồi trên hai chiếc ghế để nhận vốn đầu tư cả từ Ấn Độ và Trung Quốc, đồng thời không làm mất lòng bên nào, không gây cãi vã với bên nào. Chính phủ Sri Lanka đang cố gắng tách Trung Quốc và Ấn Độ ra, vấn đề với Bến container phía Đông là vấn đề cạnh tranh vốn. Vì thế chính phủ Sri Lanka đang cố gắng làm thế nào để vốn đầu tư của hai bên không cạnh tranh với nhau mà cùng tồn tại. Cơ sở hạ tầng của Sri Lanka có thể chấp nhận một lượng lớn vốn đầu tư của cả Trung Quốc và Ấn Độ".
19 Tháng Mười Một 2021, 14:16
Trong dự án này, phía Sri Lanka sở hữu 51% cổ phần, phía Trung Quốc - 49%. Trị giá dự án phát triển này chưa được tiết lộ, tuy nhiên, trước đây đã có tin rằng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đóng góp từ 500 đến 700 triệu USD. Chuyên gia Alexei Kupriyanov cho rằng, xét theo mọi việc, chiến dịch chính trị xoay quanh các khoản nợ nước ngoài của Sri Lanka đã không ảnh hưởng đến lựa chọn của chính phủ chỉ định công ty Trung Quốc xây dựng một cảng container:
“Phần lớn nợ của Sri Lanka không phải là các khoản vay của Trung Quốc, mà chủ yếu là nợ các công ty tư nhân và ngân hàng châu Âu, vì vậy những lời nói về việc Sri Lanka rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc không có sức thuyết phục. Trên thực tế, hiện nay không có giải pháp nào thay thế cho vốn đầu tư của Trung Quốc vào Sri Lanka. Ví dụ, nếu Tập đoàn Adani có thể tài trợ cho việc xây dựng tất cả các bến container ở Colombo, trong khi không đưa ra bất kỳ yêu cầu chính trị nào, không yêu cầu cổ phần kiểm soát, mà chỉ rót tiền vào, thì rất có thể vị thế của Tập đoàn Ấn Độ sẽ là mạnh mẽ hơn. Nhưng, bất chấp sức mạnh của đế chế kinh doanh Adani, tập đoàn này không sánh được với các công ty Trung Quốc về tầm ảnh hưởng và khối lượng đầu tư. Cho đến nay, không ai ngoại trừ Trung Quốc có thể cho Sri Lanka vay với số lượng lớn như vậy, cung cấp tiền cho nước này với những điều kiện có lợi như vậy”.
Công ty China Harbour Engineering Company, một công ty con của China Communications Construction Company thuộc sở hữu nhà nước, đã tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược ở Sri Lanka, bao gồm việc xây dựng thị trấn cảng Colombo, cũng như đường cao tốc bốn làn nối Colombo với ngoại ô. Các dự án này được định giá 1 tỷ đô la mỗi dự án. Theo các điều khoản của thỏa thuận đường cao tốc, công ty nhà nước của Trung Quốc sở hữu và vận hành nó trong 15 năm và sau đó sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho
Sri Lanka.