https://kevesko.vn/20211130/chien-luoc-ngan-chan-cua-nhat-ban-la-don-giang-manh-vao-doi-thoai-voi-trung-quoc--12676914.html
Chiến lược ngăn chặn của Nhật Bản là đòn giáng mạnh vào đối thoại với Trung Quốc
Chiến lược ngăn chặn của Nhật Bản là đòn giáng mạnh vào đối thoại với Trung Quốc
Sputnik Việt Nam
Tuyên bố về khả năng tấn công phủ đầu vào các căn cứ của đối phương, Thủ tướng Nhật Bản khiến nghi ngờ gia tăng trong quan hệ với các nước láng giềng, bao gồm... 30.11.2021, Sputnik Việt Nam
2021-11-30T17:24+0700
2021-11-30T17:24+0700
2022-01-12T16:09+0700
quan điểm-ý kiến
châu á
trung quốc
tác giả
nhật bản
https://cdn.img.kevesko.vn/img/633/91/6339165_61:0:2865:1577_1920x0_80_0_0_932a960a4e228ee70faaafdb05ecb8ee.jpg
Mối đe dọa quân sự của Trung QuốcNhật Bản bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đối thoại an ninh với Hoa Kỳ trong định dạng 2 + 2. Hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn tin trong chính phủ Nhật Bản cho biết: cuộc họp có thể xảy ra vào tháng 1 với sự tham gia của những người đứng đầu bộ đối ngoại và bộ quốc phòng của hai nước. Mục tiêu đàm phán sẽ là củng cố liên minh để chống lại mối đe dọa quân sự được cho là ngày càng gia tăng của Trung Quốc.Trước cuộc họp 2 + 2, Nhật Bản dự kiến sẽ gánh thêm chi phí triển khai quân đội Mỹ tại Nhật Bản từ năm tài chính 2022 theo yêu cầu từ Washington. Trong cuộc họp tương tự vào tháng 1, nội các của Fumio Kishida sẽ thông qua dự thảo ngân sách kêu gọi tăng chi tiêu quân sự. Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản. Hội đàm diễn ra vào tháng 10, nhưng chi tiết này mới được truyền thông Nhật Bản biết đến vào Chủ nhật tuần trước từ các nguồn ngoại giao. Việc rò rỉ thông tin rất có thể được thực hiện nhằm củng cố lập luận của những người ủng hộ việc quân sự hóa Nhật Bản trước khi ngân sách được thông qua.Trước đó một ngày, ngày 27/11, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tỏ thái độ ủng hộ.Ông hứa sẽ xem xét "tất cả các phương án" để tăng cường phòng thủ trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên trong lần phát biểu trước các quân nhân trong doanh trại của Lực lượng Phòng vệ mặt đất. Ông không loại trừ việc sử dụng tấn công phòng ngừa vào các căn cứ của đối phương như một biện pháp phòng thủ.Nhật Bản đi đến chỗ tự sát?Quá trình quân sự hóa của Nhật Bản rõ ràng đang được Hoa Kỳ kích thích, nhà phân tích quân sự Vladimir Yevseev cho biết ý kiến trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:Vị chuyên gia này cũng không loại trừ khả năng Mỹ và Nhật Bản có những hành động chung:Trong cuộc trò chuyện với Sputnik, chuyên gia về Trung Quốc, Giám đốc Viện Đông Bắc Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Hắc Long Giang Da Zhigang cho rằng Thủ tướng Nhật Bản với tuyên bố của mình, chỉ làm tăng thêm sự ngờ vực trong quan hệ với Trung Quốc, cố tình tạo ra căng thẳng mới, gây bất lợi cho sự ổn định và hợp tác trong toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chuyên gia bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố của Kishida chỉ nhằm mục đích làm hài lòng các chính trị gia bảo thủ địa phương.Năm 2015, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật cho phép Lực lượng Phòng vệ tham gia vào các hoạt động thù địch bên ngoài đất nước. Đạo luật tai tiếng đã bị phản ứng dữ dội trong xã hội, cụ thể là ở Tokyo, hàng nghìn người đã xuống đường tham gia phong trào biểu tình. Hiện nay, không loại trừ khả năng tấn công phủ đầu vào các căn cứ của đối phương, trên thực tế, Thủ tướng khiến Nhật Bản trở thành mục tiêu của đòn trả đũa trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211112/lieu-co-phai-nguoi-dung-dau-bo-ngoai-giao-nhat-ban-la-chinh-tri-gia-than-trung-quoc-12453641.html
https://kevesko.vn/20211113/nhat-ban-va-hoa-ky-thoa-thuan-hop-tac-trong-tat-ca-cac-van-de-xung-quanh-trung-quoc-12471480.html
https://kevesko.vn/20210429/nhat-ban-choi-nuoc-doi-voi-trung-quoc-va-hoa-ky-10444163.html
trung quốc
nhật bản
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/633/91/6339165_411:0:2514:1577_1920x0_80_0_0_cf5822017b72ef322deb8c37069ae795.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_26c37068d1588452ae13ba278c0133f9.jpg
quan điểm-ý kiến, châu á, trung quốc, tác giả, nhật bản
quan điểm-ý kiến, châu á, trung quốc, tác giả, nhật bản
Chiến lược ngăn chặn của Nhật Bản là đòn giáng mạnh vào đối thoại với Trung Quốc
17:24 30.11.2021 (Đã cập nhật: 16:09 12.01.2022) Tuyên bố về khả năng tấn công phủ đầu vào các căn cứ của đối phương, Thủ tướng Nhật Bản khiến nghi ngờ gia tăng trong quan hệ với các nước láng giềng, bao gồm cả Trung Quốc. Theo ý kiến các chuyên gia mà Sputnik phỏng vấn, chiến lược ngăn chặn của Nhật Bản là bản sao kế hoạch tương tự của Mỹ.
Mối đe dọa quân sự của Trung Quốc
Nhật Bản bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đối thoại an ninh với Hoa Kỳ trong định dạng 2 + 2. Hãng thông tấn Kyodo dẫn nguồn tin trong chính phủ Nhật Bản cho biết: cuộc họp có thể xảy ra vào tháng 1 với sự tham gia của những người đứng đầu bộ đối ngoại và bộ quốc phòng của hai nước. Mục tiêu đàm phán sẽ là củng cố liên minh để chống lại mối đe dọa quân sự được cho là ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
12 Tháng Mười Một 2021, 10:51
Trước cuộc họp 2 + 2, Nhật Bản dự kiến sẽ gánh thêm chi phí triển khai quân đội Mỹ tại Nhật Bản từ năm tài chính 2022 theo yêu cầu từ Washington. Trong cuộc họp tương tự vào tháng 1, nội các của Fumio Kishida sẽ thông qua dự thảo ngân sách kêu gọi tăng chi tiêu quân sự. Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra trong cuộc điện đàm với
Thủ tướng Nhật Bản. Hội đàm diễn ra vào tháng 10, nhưng chi tiết này mới được truyền thông Nhật Bản biết đến vào Chủ nhật tuần trước từ các nguồn ngoại giao. Việc rò rỉ thông tin rất có thể được thực hiện nhằm củng cố lập luận của những người ủng hộ việc quân sự hóa Nhật Bản trước khi ngân sách được thông qua.
Trước đó một ngày, ngày 27/11, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tỏ thái độ ủng hộ.
13 Tháng Mười Một 2021, 13:16
Ông hứa sẽ xem xét "tất cả các phương án" để tăng cường phòng thủ trước các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên trong lần phát biểu trước các quân nhân trong doanh trại của Lực lượng Phòng vệ mặt đất. Ông không loại trừ việc sử dụng tấn công phòng ngừa vào các căn cứ của đối phương như một biện pháp phòng thủ.
Nhật Bản đi đến chỗ tự sát?
Quá trình quân sự hóa của Nhật Bản rõ ràng đang được Hoa Kỳ kích thích, nhà phân tích quân sự Vladimir Yevseev cho biết ý kiến trong cuộc phỏng vấn với Sputnik:
"Tôi tin rằng sáng kiến của Kishida là một bản fotocopy chiến lược của Mỹ, ở đó hiện cũng đang xem xét khả năng thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu. Tất nhiên, thật nực cười khi nói rằng làm thế nào mà Nhật Bản phi hạt nhân hóa có thể tung ra đòn phủ đầu nhằm vào Trung Quốc, quốc gia hạt nhân. Nhưng bản thân thực tế của việc sử dụng chiến lược này cho thấy rằng không thể loại trừ khả năng lựa chọn hạt nhân cho Nhật Bản. Chiến lược này rõ ràng ngụ ý thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hạt nhân chứ không phải các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường".
Vị chuyên gia này cũng không loại trừ khả năng Mỹ và Nhật Bản có những hành động chung:
"Hoặc đó có thể là các hành động chung của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong trường hợp này, các cuộc tấn công sẽ do người Mỹ thực hiện, việc sử dụng chiến lược này khiến Nhật Bản sẽ bị nghi ngờ về tình trạng phi hạt nhân hóa. Đi theo chính sách đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản không nhận thức được điều này có thể dẫn đến điều gì. Các cuộc tấn công phủ đầu thực chất là đòn tự sát đối với Nhật Bản. Đây là một chiến lược thiển cận, có thể dẫn đất nước đến những hậu quả rất nghiêm trọng".
Trong cuộc trò chuyện với Sputnik, chuyên gia về Trung Quốc, Giám đốc Viện Đông Bắc Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Hắc Long Giang Da Zhigang cho rằng Thủ tướng Nhật Bản với tuyên bố của mình, chỉ làm tăng thêm sự ngờ vực trong quan hệ với Trung Quốc, cố tình tạo ra căng thẳng mới, gây bất lợi cho sự ổn định và hợp tác
trong toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chuyên gia bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố của Kishida chỉ nhằm mục đích làm hài lòng các chính trị gia bảo thủ địa phương.
Năm 2015, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua luật cho phép Lực lượng Phòng vệ tham gia vào các hoạt động thù địch bên ngoài đất nước. Đạo luật tai tiếng đã bị phản ứng dữ dội trong xã hội, cụ thể là ở Tokyo, hàng nghìn người đã xuống đường tham gia phong trào biểu tình. Hiện nay, không loại trừ khả năng tấn công phủ đầu vào các căn cứ của đối phương, trên thực tế, Thủ tướng khiến Nhật Bản trở thành mục tiêu của đòn trả đũa trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.