Lý giải dân chủ quanh việc tham nhũng ở Việt Nam tăng

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNTrung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát biểu
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Đăng ký
Chỉ trong 10 tháng năm 2021, Bộ Công an đã phát hiện 306 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ, tăng 25,41% so với cùng kỳ năm trước. Có phải tình hình tham nhũng ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng?
Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, theo báo cáo của Bộ Công an, hầu hết các loại tội phạm đều giảm. Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc đánh giá, việc kéo giảm tội phạm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhưng xu hướng này còn chưa bền vững.

Giết người thân, ngáo đá, “tâm thần” ngày càng nhiều?

Sáng 30/11, Hội đồng Lý luận Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay”, trong đó có đề cập đến tình hình tội phạm tham nhũng tại Việt Nam.
Thông tin về tình hình tội phạm các tháng đầu năm nay, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho hay, trong 10 tháng đầu năm 2021, tại Việt Nam đã xảy ra 34.638 vụ phạm tội về trật tự xã hội, giảm 11,23% so cùng kỳ năm 2020 và giảm 17,16% so với cùng kỳ năm 2019.
 Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Vụ án buôn lậu 51kg vàng 9999 và Mười Tường: An Giang đình chỉ 3 cán bộ Công an
Báo cáo của Bộ Công an cho biết, hầu hết các loại tội phạm đều giảm. Đáng chú ý, tội phạm giết người của Việt Nam giảm đi (-7,65%), giết người, cướp tài sản cũng hạn chế hơn (-17,24%), cố ý gây thương tích (-15,52%), hiếp dâm (-4,04%), hiếp dâm trẻ em (-0,21%), trộm cắp tài sản (-13,72%), cướp tài sản (-20,67%), cướp giật tài sản (-15,44 %), cưỡng đoạt tài sản (-2,23%).
Tuy nhiên, theo Bộ Công an, tình hình hoạt động của tội phạm hình sự còn diễn biến phức tạp.
“Số vụ rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tăng (xảy ra 3.987 vụ, tăng 15, 57%), cho thấy tính chất của tội phạm nghiêm trọng hơn”, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết.
Báo cáo của Bộ Công an nhấn mạnh đến nhóm tội phạm tính bạo lực cao còn xảy ra nhiều. Cụ thể, có 24 vụ giết người cướp tài sản, 22 vụ giết người từ 2 người trở lên, nhiều vụ giết người thân, giết người do “ngáo đá”, “tâm thần”.
Ngoài ra, theo Bộ Công an, tình trạng thanh thiếu niên đánh nhau ở địa phương làm nhiều người chết và bị thương, bạo lực gia đình, bạo hành, xâm hại trẻ em tăng. Cùng với đó, số vụ giao cấu với trẻ em tăng 2,81%, mua bán người dưới 16 tuổi tăng cao – tới 66,67%. Đây là thực tế đáng báo động.
Bộ Công an cũng lưu ý, nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu như cướp, cướp giật, cưỡng đoạt, lừa đảo, trộm cắp chiếm tỷ lệ cao (49,67%), trong đó, tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 4,51%, nhất là lừa đảo qua internet, mạng xã hội, với nhiều vụ vi phạm lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo tướng Hoàng Anh Tuyên cũng nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 làm gia tăng 44,44% số vụ vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người, chống người thi hành công vụ tăng 37,08%, trong đó, chống lại lực lượng phòng, chống dịch và lực lượng Công an tăng 56,34%.
Cùng với đó, báo cáo của cơ quan an ninh cũng cho biết, do giãn cách xã hội, tăng cường làm việc trực tuyến, sử dụng mạng internet, mạng xã hội nên tội phạm, vi phạm pháp luật sử dụng công nghệ cao tăng mạnh lên đến 85,54% số vụ.
Bộ Công an đặc biệt chú ý đến tội phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử và nhấn mạnh, tình hình còn diễn ra “phức tạp”, nhất là thủ đoạn lợi dụng xuất nhập khẩu và hoạt động của doanh nghiệp FDI để gian lận, giả mạo xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, lẩn tránh thuế, trục lợi thương mại.

Thấy gì qua việc tội phạm tham nhũng ở Việt Nam ngày càng tăng?

Liên quan đến tội phạm tham nhũng, báo cáo của Bộ Công an cho biết, 10 tháng đầu năm, Bộ Công an cũng phát hiện 306 vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ (nhiều hơn 25,41%).
Việc phát hiện ngày càng nhiều các vụ việc liên quan đến tham nhũng, án kinh tế, lạm dụng chức vụ quyền hạn không hẳn là “chỉ dấu” cho thấy tình trạng tham nhũng ở Việt Nam ngày càng trầm trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự buổi tiếp xúc cử tri - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đạo đức tốt thì làm gì phải tham nhũng”
Thực tế này cho thấy công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, ngăn chặn tham ô, hối lộ của Đảng, Nhà nước, cụ thể là dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày càng được đẩy mạnh, tăng cường, do đó, số vụ được phát hiện, số cán bộ, công chức “nhúng chàm” được đưa ra ánh sáng có xu hướng tăng lên.
Đồng thời, đây cũng có thể được coi là lý giải khách quan, công bằng, dân chủ về việc Việt Nam ngày càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực hơn.
Cũng theo báo cáo của Bộ Công an, trong 10 tháng năm 2021, cơ quan chức năng đã phát hiện 3,939 vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế (giảm 40,08%).
Đáng chú ý, Bộ Công an tiếp tục phát hiện, điều tra nhiều vụ liên quan tài chính, ngân hàng, đất đai, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng tài sản, vốn đầu tư công.
Cũng như Sputnik đã thông tin trước đó, cơ quan chức tiếp tục phát hiện nhiều vụ vi phạm đấu thầu trong lĩnh vực y tế (vụ tại BV Tim Hà Nội, Bạch Mai, một số BV, Sở Y tế Cần Thơ, Sơn La, Hà Tĩnh, TP.HCM), lĩnh vực giáo dục (tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Điện Biên, Thanh Hóa, Cần Thơ) và một số cơ sở y tế khác.
Đặc biệt, Bộ Công an cũng đã đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế liên quan chức vụ, tham nhũng nhất là các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo và các vụ án dự luận Việt Nam quan tâm.

Tội phạm ma túy hoạt động mạnh, dùng cả xe “luồng xanh”

Báo cáo của Bộ Công an cũng cho thấy, tình hình tội phạm ma túy vẫn là nỗi lo của Việt Nam.
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin, lực lượng Công an và cơ quan chức năng đã tiến hành triệt phá nhiều đường dây lớn, xuyên quốc gia, nhiều vụ mua bán, vận chuyển ma túy đường bưu điện, đường biển, đường hàng không.
Bộ Công an cũng phát hiện nhiều nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội để giao dịch, mua bán ma túy, lợi dụng xe “luồng xanh” để vận chuyển ma túy vào các địa bàn giãn cách ly, phong tỏa.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2021
Cũng như Trung Quốc, ở Việt Nam đề nghị không bỏ án tử hình tội tham nhũng
Bộ Công an cũng cảnh báo việc tại nhiều địa phương tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy tổng hợp trong quá bar, vũ trường, nhà hàng, karaoke xảy ra còn nhiều, xu hướng tăng.
Việt Nam đã phát hiện có hơn 230.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó, có hơn 2.500 đối tượng có biểu hiện “ngáo đáo”.
“Đây là một trong những nguyên nhân, điều kiện phát sinh nhiều tội phạm”, báo cáo của Bộ Công an nhận định.

“Kéo giảm tội phạm có ý nghĩa nhân văn, sâu sắc”

Tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra khẳng định, tình hình tội phạm “được kiềm chế”.
Chỉ số giảm hàng năm cho thấy xu hướng tích cực này. Theo ông Ngọc, những năm gần đây, số vụ phạm tội về hình sự giảm qua từng năm. Điển hình như năm 2018 giảm 0,61%, năm 2019 giảm 7,39%, năm 2020 giảm 5,43%. Cũng như báo cáo của Bộ Công an, trong 10 tháng của năm 2021, số vụ phạm tội hình sự giảm 11,23% so với cùng kỳ năm 2020.
“Việc kéo giảm tội phạm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bởi chỉ cần giảm được 5% số vụ phạm tội hằng năm, nước ta sẽ có 2.000 gia đình không bị tội phạm xâm hại, cùng với đó có khoảng 2.000 người không phải chấp hành hình phạt, các cơ quan tư pháp bớt đi được số lượng lớn công việc cần phải giải quyết, tiết kiệm chi phí xã hội rất lớn”, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh.
Tuy nhiên, tướng Ngọc cũng thẳng thắn lưu ý, tình trạng “kéo giảm tội phạm” hiện nay chưa bền vững. Do các loại hình tội phạm còn diễn biến rất phức tạp và đang hình thành những loại hình tội phạm mới gắn liền quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, đại dịch còn kéo dài, chưa có dấu hiệu kết thúc, tác động sâu rộng đến đến mọi mặt của đời sống xã hội, từ đó làm xuất hiện nhiều hành vi phạm tội mới, lợi dụng dịch bệnh và chính sách phòng, chống dịch bệnh để trục lợi.
© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNQuang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Quang cảnh Hội thảo
Các dự báo về dịch Covid-19 cho thấy bức tranh khó khăn về kinh tế-xã hội, sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng, hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tác động trực tiếp đến việc làm, thu nhập, đời sống của nhân dân và những vấn đề an sinh xã hội. Do đó, nguy cơ gia tăng tội phạm rất lớn, theo Bộ Công an.
Một lần nữa, Bộ Công an lưu ý đến sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra nhanh chóng, kéo theo sự xuất hiện của hàng loạt loại hình tội phạm phi truyền thống mới, điển hình là hoạt động trên không gian mạng ngày càng phức tạp.
Do đó, ông Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh, công tác phòng ngừa tội phạm cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho rằng, vì công tác phòng ngừa tội phạm có phạm vi rất rộng nên đòi hỏi sự tham gia đồng bộ của các bộ, ngành, địa phương, toàn xã hội và toàn dân.
“Chỉ riêng lực lượng Công an không thể thực hiện được. Ví dụ như với tội phạm giết người, trung bình một năm ở nước ta xảy ra khoảng 1.000 vụ, trong đó 90% vụ giết người là do nguyên nhân mâu thuẫn xã hội, gia đình. Nếu những mâu thuẫn này được phát hiện từ sớm sẽ không phát sinh ra hành vi phạm tội”, ông Ngọc nói.
Riêng về vấn đề lý luận phòng ngừa tội phạm, tại hội thảo, các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá những vấn đề mới về phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn hiện nay, nhất là công tác phòng ngừa xã hội, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong công tác phòng ngừa tội phạm, đặc biệt là các thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Bộ trưởng Tô Lâm: Vụ án mua sắm trang thiết bị y tế có yếu tố tư lợi, tham ô, tham nhũng
Bộ Công an trong thời gian tới sẽ tập trung phát hiện, điều tra, xử lý nhóm tội phạm hình sự, tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, tội phạm vi phạm về môi trường; tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về ma túy.
Thời gian qua, Bộ Công an đã đẩy mạnh tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong và sau dịch Covid-19, tập trung đấu tranh với tội phạm có tổ chức, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, siết nợ, đòi nợ thuê, tội phạm cướp, cướp giật tài sản, đánh bạc, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm nguy hiểm, nhiều đường dây tội phạm có tổ chức, quy mô lớn, xuyên quốc gia về ma túy, đánh bạc, mua bán người, tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, hàng giả, rửa tiền, trốn thuế…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала