Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Đằng sau việc Đại sứ Việt Nam kêu gọi các nước cùng tham gia nhóm Luật biển UNCLOS

© Ảnh : TTXVN - Vũ Khắc HiếuViệt Nam tái đắc cử vào Ủy ban luật quốc tế của LHQ
Việt Nam tái đắc cử vào Ủy ban luật quốc tế của LHQ - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại cuộc họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Đại sứ Phạm Hải Anh kêu gọi các nước tiếp tục tham gia nhóm Bè bạn của UNCLOS do Việt Nam và Đức sáng lập hiện đã có 112 thành viên. Đồng thời, khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề Biển Đông trong phiên họp của LHQ ngày 7/12.

'Quyền tự do hàng hải trên Biển Đông phải được đảm bảo'

Ngày 7/12, tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76 về Đại dương và Luật biển diễn ra tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, các nước đã đề cao giá trị Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS).
Khẳng định Công ước về biển UNCLOS là khuôn khổ pháp lý quốc tế điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, phản ánh các nguyên tắc của luật tập quán quốc tế, do đó ràng buộc tất cả các nước kể cả không phải thành viên UNCLOS.
Đồng thời, các vấn đề quyền cơ bản của người đi biển, ô nhiễm môi trường biển do rác thải nhựa đại dương, các thách thức do biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng cũng được nhiều nước chia sẻ.
Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tham gia các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Biển Đông
Chuyên gia Việt Nam: Tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động dày đặc ở Biển Đông
Các nước khẳng định cam kết thúc đẩy hoàn thành thương lượng văn kiện pháp lý ràng buộc về đa dạng sinh học ngoài vùng quyền tài phán quốc gia và đóng góp vào thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, nhất là Mục tiêu 14.
Đáng chú ý, các nước Mỹ, Đức, Nhật Bản, Australia và Philippines bày tỏ quan ngại về các yêu sách chủ quyền hoặc các vùng biển có phạm vi quá rộng và trái pháp luật tại Biển Đông.
Cũng như các sự cố, hành vi cản trở hoạt động khai thác dầu khí bình thường của các nước, bao gồm sử dụng tầu hải cảnh nhằm cưỡng chế.
Các nước nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, các yêu sách về các vùng biển cần phải được xác lập phù hợp với UNCLOS. Các bên liên quan có nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và cơ chế tài phán, bảo đảm các quy định, chính sách nội bộ quốc gia phải phù hợp với UNCLOS.
Đồng thời tôn trọng phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực (PCA) tại La Haye về vấn đề Biển Đông năm 2016.

Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán tại Liên Hợp Quốc

Trước phiên họp với sự có mặt của gần 50 quốc gia và nhóm nước, Đại sứ Phạm Hải Anh, Đại biện lâm thời của Việt Nam tại Liên hợp quốc, khẳng định Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS, đánh giá cao đóng góp của các cơ quan được thành lập theo UNCLOS trong thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển.
Đáng chú ý, Đại sứ Phạm Hải Anh đã kêu gọi các nước tiếp tục tham gia nhóm Bè bạn của UNCLOS do Việt Nam và Đức sáng lập hiện đã có 112 thành viên với mục đích thúc đẩy hơn nữa nhận thức và thực thi Công ước này.
Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.07.2021
Việt Nam và Đức cùng khởi xướng sáng lập "Nhóm luật biển" UNCLOS
Trước các diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, Đại sứ khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Cụ thể, các bên liên quan cần tuân theo Công ước về Luật biển UNCLOS, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
Đại diện Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không quân sự hóa hoặc tiến hành các hoạt động làm phức tạp tình hình, gia tăng tranh chấp, ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải và hàng không tại Biển Đông.
Các nước liên quan không đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thiện Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có nội dung thực chất và có hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Điều này cũng đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần lên tiếng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала