https://kevesko.vn/20211210/bat-ngo-phat-hien-mo-vang-trang-o-phu-tho-12824119.html
Bất ngờ phát hiện mỏ ‘vàng trắng’ ở Phú Thọ
Bất ngờ phát hiện mỏ ‘vàng trắng’ ở Phú Thọ
Sputnik Việt Nam
Mỏ ‘vàng trắng’ (mỏ khoáng sản cao lanh) được bất ngờ phát hiện trong quá trình thực hiện dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, đoạn qua xã Đại An, huyện Thanh... 10.12.2021, Sputnik Việt Nam
2021-12-10T22:01+0700
2021-12-10T22:01+0700
2021-12-10T22:01+0700
việt nam
khoáng sản
công nghiệp
phú thọ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/0a/12823273_0:100:1921:1180_1920x0_80_0_0_6b1d4b048f8d5d2c5980a3a5f30a5ef9.jpg
Sau khi phát hiện mỏ ‘vàng trắng’, huyện Thanh Ba đã xin dừng thi công, chờ ý kiến lãnh đạo để có hướng xử lý phù hợp.Phát hiện mỏ ‘vàng trắng’ cao lanh ở Phú ThọTruyền thông Việt Nam đưa tin, mỏ ‘vàng trắng’ – mỏ khoáng sản cao lanh vừa bất ngờ được phát hiện trong quá trình thi công, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Cụ thể, chiều ngày 9/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Đỗ Xuân Hoàn xác nhận về việc phát hiện mỏ cao lanh trên địa bàn.Theo ông Hoàn, trong quá trình giải phóng mặt bằng, tiến hành san lấp địa hình nhằm phục vụ dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư xã Đại An, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ (thuộc Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ) lực lượng chức năng đã phát hiện một mỏ khoáng sản cao lanh.Theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba, địa phương đang xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cũng như cơ quan chức năng về vấn đề này.Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ có tổng chiều dài 40,2km, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư trên 3.100 tỷ đồng.Dự án xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đã chính thức động thổ từ 23/2/2021.Sau khi hoàn thành xây dựng, tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 2, nâng cao hiệu quả khai thác của cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện nay.Tính chung, khoảng gần 29km chiều dài dự án chạy qua địa phận tỉnh Phú Thọ trên địa bà 4 huyện gồm thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, Thanh Ba và Đoan Hùng. Riêng tại huyện Thanh Ba có hơn 5,3km cao tốc chạy qua thuộc các xã Đại An, Quảng Yên, Khải Xuân.Ngăn vận chuyển cao lanh khỏi địa bànĐại diện lãnh đạo UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thông tin cụ thể hơn về việc phát hiện mỏ cao lanh cũng như vì sao phải yêu cầu đơn vị thi công ngừng san lấp.Cụ thể, trao đổi với báo giới, ông Nguyên Trung Tình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba cũng xác nhận, cơ quan chức năng địa phương vừa yêu cầu Công ty CP Toàn Thịnh, nhà thầu Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư xã Đại An (thuộc Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ) tạm dừng việc san lấp để làm rõ những bất thường trong quá trình thi công.Đáng chú ý, ông Tình còn khẳng định, hôm 2/12, huyện đã gửi UBND tỉnh Phú Thọ, Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường, đề nghị kiểm tra, xác định để có biện pháp xử lý theo quy định.Theo văn bản mà Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba đề cập, trong quá trình thi công san hạ cốt nền Khu tái định cư xã Đại An (Khu 1, xã Đại An), người dân phản ánh đơn vị thi công đã vận chuyển một phần đất (nghi ngờ là khoáng sản cao lanh) ra khỏi địa bàn huyện Thanh Ba.Ngày 12/11/2021, Công an huyện Thanh Ba phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và tạm giữ một số phương tiện vận chuyển của đơn vị thi công để xem xét, xử lý theo quy định.Theo Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Trung Tình, do tình trạng vận chuyển đất ra khỏi địa phương tiếp diễn kéo dài nên hôm 30/11, UBND huyện Thanh Ba đã yêu cầu Công ty Toàn Thịnh phải dừng hoàn toàn hoạt động san lấp, rút hết máy móc và phương tiện khỏi khu vực thi công. Tuy nhiên, xác nhận trên Lao Động, ông Tình nhấn mạnh, do thời hạn bàn giao mặt bằng đã cận kề, nên việc tạm dừng có thể khiến tiến độ chung của Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ gặp trở ngại.Cao lanh là gì và ứng dụng của loại khoáng sản được coi là ‘vàng trắng’Cao lanh (kaolinite - kaolin) là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh…Cao lanh là thành phần quan trọng và thiết yếu trong sản xuất đồ sành, sứ, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, cao su, sơn, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, xi măng trắng.Chưa hết, nhờ có khả năng hấp thụ đặc biệt không chỉ các chất béo, chất đạm mà còn có khả năng hấp thụ cả các loại vi rut và vi khuẩn, vì vậy, kaolinin được ứng dụng cả trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, mỹ phẩm…Lịch sử tên gọi của cao lanh xuất phát từ Cao Lĩnh thổ (tức đất sét trắng tại Cao Lĩnh) một khu vực đồi tại Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc nơi loại khoáng sản này được phát hiện và khai thác trong nhiều thế kỷ.Ban đầu, các mỏ đất sét trắng (cao lanh) tại đây được khai thác để làm nguồn nguyên liệu sản xuất đồ sứ Trung Quốc.Tên gọi cao lanh - kaolin được các giáo sĩ dòng Tên người Pháp du nhập vào châu Âu trong thế kỷ 18 (khi dẫn chứng về loại vật liệu được người Trung Hoa xưa sử dụng làm đồ sứ tinh xảo).Theo các chuyên gia, do là nguyên liệu mang tính chất kỹ thuật cao, giá trị kinh tế lớn, ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân, nên cao lanh còn được ví như ‘vàng trắng’.Tuy vậy, chất lượng và khả năng sử dụng cao lanh trong từng ngành công nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật.Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản cao lanh trên thế giới. Cao lanh phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Đông Bắc Bộ.Theo một số thống kê, khu vực miền Đông Bắc Bộ của Việt Nam chỉ đứng sau Đông Nam Bộ về tiềm năng cao lanh. Đồng thời, cho đến nay, rất nhiều mỏ cao kanh ở Đông Bắc Bộ đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu.Với tiềm năng lớn và chất lượng tốt, Kaolin Đông Bắc Bộ Việt Nam hiện đã và đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung.Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát hiện nhiều mỏ cao lanh ở các huyện như Thanh Ba, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Hạ Hoà. Cùng với đó, ước tính, trung bình mỗi khối cao lanh ở Phú Thọ hiện nay có giá khoảng 280.000 – 320.000 đồng, giá trị lợi nhuận kinh tế cao.
https://kevesko.vn/20211207/cong-an-quang-binh-pha-chuyen-an-khai-thac-quang-trai-phep-quy-mo-lon-12766369.html
https://kevesko.vn/20210531/vua-thep-viet-mua-mo-quang-sat-o-australia-hoa-phat-lam-chu-roper-valley-10577271.html
https://kevesko.vn/20211126/viet-nam-co-kho-bau-lon-thu-hai-the-gioi-nhung-vi-sao-chua-the-khai-thac-dat-hiem-12623964.html
phú thọ
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/0a/12823273_106:0:1813:1280_1920x0_80_0_0_91c5587037f75032868ce8d9420e50be.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, khoáng sản, công nghiệp, phú thọ
việt nam, khoáng sản, công nghiệp, phú thọ
Sau khi phát hiện mỏ ‘vàng trắng’, huyện Thanh Ba đã xin dừng thi công, chờ ý kiến lãnh đạo để có hướng xử lý phù hợp.
Phát hiện mỏ ‘vàng trắng’ cao lanh ở Phú Thọ
Truyền thông Việt Nam đưa tin, mỏ ‘vàng trắng’ – mỏ khoáng sản cao lanh vừa bất ngờ được phát hiện trong quá trình thi công, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
Cụ thể, chiều ngày 9/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ Đỗ Xuân Hoàn xác nhận về việc phát hiện mỏ cao lanh trên địa bàn.
Theo ông Hoàn, trong quá trình giải phóng mặt bằng, tiến hành san lấp địa hình nhằm phục vụ dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư xã Đại An, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ (thuộc Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ) lực lượng chức năng đã phát hiện một mỏ khoáng sản cao lanh.
7 Tháng Mười Hai 2021, 15:27
Theo Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba, địa phương đang xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ cũng như cơ quan chức năng về vấn đề này.
“Hiện đơn vị thi công đang tạm dừng hoạt động san lấp (giải phóng mặt bằng)”, ông Đỗ Xuân Hoàn thông tin.
Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ có tổng chiều dài 40,2km, kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công với tổng mức đầu tư trên 3.100 tỷ đồng.
Dự án xây dựng cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ đã chính thức động thổ từ 23/2/2021.
Sau khi hoàn thành xây dựng, tuyến cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ được kỳ vọng đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 2, nâng cao hiệu quả khai thác của cao tốc Nội Bài - Lào Cai hiện nay.
Tính chung, khoảng gần 29km chiều dài dự án chạy qua địa phận tỉnh Phú Thọ trên địa bà 4 huyện gồm thị xã Phú Thọ, huyện Phù Ninh, Thanh Ba và Đoan Hùng. Riêng tại huyện Thanh Ba có hơn 5,3km cao tốc chạy qua thuộc các xã Đại An, Quảng Yên, Khải Xuân.
Ngăn vận chuyển cao lanh khỏi địa bàn
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ thông tin cụ thể hơn về việc phát hiện mỏ cao lanh cũng như vì sao phải yêu cầu đơn vị thi công ngừng san lấp.
Cụ thể, trao đổi với báo giới, ông Nguyên Trung Tình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba cũng xác nhận, cơ quan chức năng địa phương vừa yêu cầu Công ty CP Toàn Thịnh, nhà thầu Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư xã Đại An (thuộc
Dự án cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ) tạm dừng việc san lấp để làm rõ những bất thường trong quá trình thi công.
Đáng chú ý, ông Tình còn khẳng định, hôm 2/12, huyện đã gửi UBND tỉnh Phú Thọ, Sở GTVT, Sở Tài nguyên và Môi trường, đề nghị kiểm tra, xác định để có biện pháp xử lý theo quy định.
Theo văn bản mà Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Ba đề cập, trong quá trình thi công san hạ cốt nền Khu tái định cư xã Đại An (Khu 1, xã Đại An), người dân phản ánh đơn vị thi công đã vận chuyển một phần đất (nghi ngờ là khoáng sản cao lanh) ra khỏi địa bàn huyện Thanh Ba.
Ngày 12/11/2021, Công an huyện Thanh Ba phối hợp Phòng Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và tạm giữ một số phương tiện vận chuyển của đơn vị thi công để xem xét, xử lý theo quy định.
“UBND huyện Thanh Ba đã thông báo tình hình với Chủ đầu tư và đề nghị đơn vị thi công tạm dừng vận chuyển đất ra khỏi địa bàn huyện”, văn bản nêu rõ.
Theo Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Trung Tình, do tình trạng vận chuyển đất ra khỏi địa phương tiếp diễn kéo dài nên hôm 30/11, UBND huyện Thanh Ba đã yêu cầu Công ty Toàn Thịnh phải dừng hoàn toàn hoạt động san lấp, rút hết máy móc và phương tiện khỏi khu vực thi công. Tuy nhiên, xác nhận trên Lao Động, ông Tình nhấn mạnh, do thời hạn bàn giao mặt bằng đã cận kề, nên việc tạm dừng có thể khiến tiến độ chung của Dự án đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ gặp trở ngại.
“Tuy nhiên, đây lại là giải pháp tốt nhất để tránh những hệ lụy về sau. Nếu trữ lượng khoáng sản ở đó đủ lớn thì phải tiến hành cấp phép khai thác theo đúng quy định. Như thế mới tránh được thất thu tài nguyên, thất thu ngân sách”, vị Phó Chủ tịch huyện nhấn mạnh.
Cao lanh là gì và ứng dụng của loại khoáng sản được coi là ‘vàng trắng’
Cao lanh (kaolinite - kaolin) là một loại đất sét màu trắng, bở, chịu lửa, với thành phần chủ yếu là khoáng vật kaolinit cùng một số khoáng vật khác như illit, montmorillonit, thạch anh…
Cao lanh là thành phần quan trọng và thiết yếu trong sản xuất đồ sành, sứ, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, cao su, sơn, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, xi măng trắng.
Chưa hết, nhờ có khả năng hấp thụ đặc biệt không chỉ các chất béo, chất đạm mà còn có khả năng hấp thụ cả các loại vi rut và vi khuẩn, vì vậy, kaolinin được ứng dụng cả trong các lĩnh vực y tế, dược phẩm, mỹ phẩm…
Lịch sử tên gọi của cao lanh xuất phát từ Cao Lĩnh thổ (tức đất sét trắng tại Cao Lĩnh) một khu vực đồi tại Cảnh Đức Trấn, Giang Tô, Trung Quốc nơi loại khoáng sản này được phát hiện và khai thác trong nhiều thế kỷ.
Ban đầu, các mỏ đất sét trắng (cao lanh) tại đây được khai thác để làm nguồn nguyên liệu sản xuất đồ sứ Trung Quốc.
26 Tháng Mười Một 2021, 04:29
Tên gọi cao lanh - kaolin được các giáo sĩ dòng Tên người Pháp du nhập vào châu Âu trong thế kỷ 18 (khi dẫn chứng về loại vật liệu được người Trung Hoa xưa sử dụng làm đồ sứ tinh xảo).
Theo các chuyên gia, do là nguyên liệu mang tính chất kỹ thuật cao, giá trị kinh tế lớn, ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất của nền kinh tế quốc dân, nên cao lanh còn được ví như ‘vàng trắng’.
Tuy vậy, chất lượng và khả năng sử dụng cao lanh trong từng ngành công nghiệp lại phụ thuộc chủ yếu vào thành phần hóa học, đặc điểm cơ lý, thành phần khoáng vật.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản cao lanh trên thế giới. Cao lanh phân bố khá rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có Đông Bắc Bộ.
Theo một số thống kê, khu vực miền Đông Bắc Bộ của Việt Nam chỉ đứng sau Đông Nam Bộ về tiềm năng cao lanh. Đồng thời, cho đến nay, rất nhiều mỏ cao kanh ở Đông Bắc Bộ đã được tìm kiếm, thăm dò, khai thác phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu.
Với tiềm năng lớn và chất lượng tốt, Kaolin Đông Bắc Bộ Việt Nam hiện đã và đang giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong ngành công nghiệp khai khoáng nói riêng và trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã phát hiện nhiều mỏ cao lanh ở các huyện như Thanh Ba, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Hạ Hoà. Cùng với đó, ước tính, trung bình mỗi khối cao lanh ở Phú Thọ hiện nay có giá khoảng 280.000 – 320.000 đồng, giá trị lợi nhuận kinh tế cao.