Công nhân Việt Nam giỏi hơn robot của Đức?

© Ảnh : Chí Tưởng -TTXVNCông nhân trở lại nhà máy làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương)
Công nhân trở lại nhà máy làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Đăng ký
Một trong những đặc điểm của nền sản xuất hiện đại là việc dịch chuyển sản xuất từ các nước phương Tây, nơi đặt đại bản doanh của các công ty lớn, sang Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Nam Á có nhân công rẻ. Trong một thời gian dài, các chuyên gia đã nói về mối nguy cơ đang đe dọa các quốc gia này.
Các nước phương Tây có ý định tạo ra các doanh nghiệp tự động hóa hoàn toàn bằng robot. Robot sẽ thay thế con người và sẽ thực hiện tất cả các công việc nhanh hơn, tốt hơn và đáng tin cậy hơn. Kết quả là, robot sẽ cướp hết công ăn việc làm của hàng triệu công dân châu Á đang làm việc tại các nhà máy lắp ráp, nhà máy dệt may và sản xuất giày dép. Có phải như vậy không?

Adidas trở lại Việt Nam

Adidas là một trong những thương hiệu nổi tiếng thế giới. Gần một nửa số giày dép của Adidas được sản xuất tại Việt Nam. Vào những năm 2016 và 2017, Adidas đã xây dựng các nhà máy sản xuất giày chạy bộ công nghệ cao tại thành phố Ansbach của Đức và gần thành phố Atlanta của Mỹ. Hai nhà máy này vận hành bằng robot, còn gọi là công nghệ speedfactory. Hãng thể thao đã làm như vậy để quảng bá nhanh chóng hơn các kiểu dáng giày dép mới tại các thị trường chính của công ty. Nhưng, hai nhà máy thông minh chỉ hoạt động trong 3-4 năm, rồi vào mùa xuân năm 2020, ban lãnh đạo công ty thông báo họ sẽ đóng cửa các nhà máy công nghệ cao sản xuất bằng robot và dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Adidas giải thích thêm rằng, việc triển khai một số công nghệ được sử dụng tại các nhà máy này ở châu Á sẽ "tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn".
Nike. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Gần 200 nhà máy sản xuất trở lại, Nike cam kết mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, trên thực tế việc duy trì và cập nhật cơ sở hạ tầng tại các nhà máy này, bao gồm cả việc bảo trì, bảo dưỡng robot công nghiệp, hệ thống máy tính, các thiết bị cơ khí chính xác và nhiều hơn nữa, đòi hỏi chi phí quá cao, có thể so sánh hoặc thậm chí vượt quá chi phí tiền lương cho lao động Việt Nam. Đặc biệt là, tại các nhà máy của Adidas ở Việt Nam, Indonesia và Campuchia, mức lương trung bình của người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu mà luật pháp qui định, theo báo cáo của công ty thương mại và dịch vụ CCC.

Xây dựng nguồn nhân lực cách mạng 4.0

Vì vậy, không nên mong đợi việc robot hóa ngành công nghiệp nhẹ sẽ xảy ra trong tương lai gần. Các cơ sở sản xuất sẽ không quay trở lại các nước phương Tây và hàng chục triệu cư dân của các nước châu Á sẽ không mất việc làm. Nhưng, các quốc gia châu Á không nên có cảm giác thỏa mãn vì điều này. Các công nghệ mới đi vào sản xuất đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra những yêu cầu mới đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, và Việt Nam đang thực hiện rất nhiều việc theo hướng này.
© Sputnik / Rostislav Netisov / Chuyển đến kho ảnhRobot Promobot V.4.
Robot Promobot V.4. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Robot Promobot V.4.

Làm thế nào để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia phát triển với thu nhập cao

"Việt Nam đang đi theo con đường phát triển của các con hổ châu Á, vì thế nước này cũng phải đối mặt với nguy cơ “bẫy thu nhập trung bình” và có thể mất đi một trong những con át chủ bài chính - lao động giá rẻ, - chuyên gia Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của IFES RAS, cho biết. - Để tránh bẫy này, Việt nam cần phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao của riêng mình và đào tạo nhân lực thích hợp cho việc này. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra nhiệm vụ đầy tham vọng để Việt Nam trở thành quốc gia phát triển với thu nhập cao vào năm 2045. Để thực hiệm nhiệm vụ này, cần phải bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới, cụ thể là áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Và chúng tôi thấy rằng, CHXHCN Việt Nam đang kiên trì hướng tới những mục tiêu này. Việt Nam xếp thứ 42 trên 131 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020, đứng thứ ba trong số các nước ASEAN, và trong bảng xếp hạng của Liên hợp quốc, Việt Nam vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao”.

Thế giới đang thay đổi quá nhanh, các công nghệ phát triển nhanh đến mức khó hình dung điều gì sẽ xảy ra sau 25 năm nữa và những yêu cầu nào sẽ được đặt ra đối với các quốc gia thuộc nhóm thu nhập cao. Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua một chặng đường dài trong thời gian ngắn. Nhưng, chúng tôi chắc chắn rằng, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ bế mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Đề xuất của Việt Nam liên quan tới trụ cột an ninh và kinh tế của ASEAN
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала