Việt Nam muốn Đảng viên ‘tự miễn dịch’, không ‘đa chiều’ hay có 2 quốc tịch

© Ảnh : TTXVNĐồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Đăng ký
Ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ, cán bộ, Đảng viên Việt Nam ở nước ngoài phải có khả năng tự miễn dịch, tự đề kháng, tỉnh táo, không để bị tác động ảnh hưởng đa chiều hay bị các thế lực, tổ chức, cá nhân lôi kéo với bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào.
Ông Võ Văn Thưởng cũng nói về việc xử lý Đảng viên có hai quốc tịch. Việt Nam có đang ‘siết chặt’ chất lượng Đảng viên, nhất là cán bộ hải ngoại, nước ngoài?

Không đa chiều

Tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 (Sputnik Việt Nam đã cập nhật nhiều thông tin liên quan), ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư lưu ý nhiều vấn đề về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Đảng viên, cán bộ đối ngoại.
Theo Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, với 13.000 Đảng viên, Đảng bộ Bộ Ngoại giao có đặc thù riêng, quy mô lớn nhất trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.
Thành phần đảng viên đa dạng, không chỉ từ các ban, bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà còn đang công tác, lao động, học tập ở nước ngoài.
“Các tổ chức Đảng và Đảng viên có mặt rộng khắp các châu lục trên thế giới, có điều kiện tiếp cận những thành tựu của nhân loại về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, nhưng cũng dễ bị tác động tiêu cực bởi thông tin đa chiều”, ông Võ Văn Thưởng lưu ý.
Đây là những đặc điểm “vừa thuận lợi, vừa khó khăn”, thách thức cho các tổ chức Đảng ở nước ngoài.
Thống kê sơ bộ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện có khoảng 5,3 triệu người đang sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% ở các nước phát triển. Theo ông Thưởng, đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại, luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Theo Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Đảng bộ Bộ Ngoại giao luôn quan tâm đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng phát triển đảng viên ở ngoài nước.
© Ảnh : TTXVNĐồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu chỉ đạo
Đồng chí Võ Văn Thưởng biểu dương việc Đảng bộ Bộ Ngoại giao đã kịp thời nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiều chủ trương, giải pháp quan trọng về đấu tranh ngoại giao bảo vệ biên giới trên bộ, trên biển, nhất là Biển Đông.
Ngoài ra, các công tác người Việt Nam ở nước ngoài, về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở hoạt động ở nước ngoài, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, hoàn thành trách nhiệm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, tổ chức thành công các hội nghị quốc tế lớn, chương trình đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh ngoại giao vaccine phục vụ chống dịch Covid-19.
Bên cạnh những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Đảng bộ Bộ Ngoại giao, thời gian qua, còn một số hạn chế như công tác giáo dục, chính trị tư tưởng cho Đảng viên hiệu quả chưa cao, có nơi, có lúc chưa phù hợp với thực tế, công tác kiểm tra giám sát còn mang tính hình thức.
“Một số cán bộ đảng viên ngoài nước chưa phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, chưa làm tròn trách nhiệm thậm chí làm ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh đất nước”, ông Võ Văn Thưởng lưu ý.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, cần nhìn thẳng, đánh giá đúng các hạn chế, yếu kém. Theo ông Thưởng, đối với các tổ chức đảng ngoài nước có nhiều khó khăn hơn. Cần lưu ý đến việc việc nắm tình hình cộng đồng, tham mưu kiến nghị và phối hợp triển khai chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài sâu sát, chặt chẽ kịp thời hơn, qua đó, phát huy tiềm năng thế mạnh của kiều bào.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu chỉ đạo hội nghị.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Công tác ngoại giao của Việt Nam nay đã khác

Xử lý Đảng viên mang hai quốc tịch như thế nào?

Phát biểu với lãnh đạo, cán bộ Bộ Ngoại giao, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng lưu ý, thời gian tới, các cáp ủy, tổ chức Đảng bộ Bộ Ngoại giao cần sớm triển khai nghiên cứu, học tập Kết luận 21 Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng chỉnh đốn Đảng và Quy định 37 về những điều Đảng viên không được làm.
Đồng chí Võ Văn Thưởng yêu cầu, cần mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ về công tác xây dựng, chính đốn Đảng và hệ thống chính trị.
“Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lủi, xử lý nghiêm cán bộ, Đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", trên cơ sở đó nâng cao nhận thức, xác định quyết tâm, tập trung xây dựng, chính đốn Đảng, xây dựng ngành Ngoại giao thực sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại, vì khát vọng, mục tiêu, tầm nhìn phát triển và nâng cao vị thế đất nước”, ông Thưởng bày tỏ.
Cùng với đó, ông Võ Văn Thưởng nêu rõ, ngay sau Hội nghị này, căn cứ nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, Kết luận 21 và Quy định 37, Đảng bộ chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm công tác kiểm điểm, tự phê bình và phê binh theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt là người đứng đầu, người chủ trị phải gương mẫu, tự giác làm trước, nghiêm túc tự phê bình, kiểm điểm, tự soi lại mình, đơn vị mình, gia đình minh, cái gì tốt thì phát huy, cái gì khiếm khuyết thi tự điều chỉnh, cái gì xấu thì tự gột rửa, tự sửa mình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Công cuộc “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam: Bao nhiêu đảng viên đã ‘vào lò’?
Đồng thời, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình cần được chuẩn bị thật chu đáo, chỉ đạo tỉ mỉ, chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, làm đến đầu chắc đến đó, đạt kết qua cụ thể, thực chất.
Ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, tại Quy định Đảng viên không được làm kỳ này rõ hơn, gọn hơn, nhưng yêu cầu cao hơn. Đặc biệt, vấn đề xử lý Đảng viên có hai quốc tịch, trước đây, dù ở Việt Nam đã có, nhưng “chưa sâu”.
“Kỳ này trong quy định những điều đảng viên không được làm khẳng định mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Cho nên, cần có bước rất khẩn trương, có bước chuyển phù hợp để xử lý (chuyện Đảng viên có hai quốc tịch – PV) vì vấn đề này liên quan tới công tác thường xuyên của tổ chức Đảng ngoài nước”, theo Thường trực Ban Bí thư.
Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng nhắc lại việc khắc phục tình trạng xuề xòa, nể nang, thậm chí biến cuộc họp tự phê bình và phê bình thành nơi vuốt ve, ca tụng lẫn nhau. Ngoài ra, cần ngăn chặn tránh lợi dụng để đấu đá, hạ bệ nhau với những động cơ không trong sáng, nghiêm khắc xử lý những trường hợp trù dập, phê bình và vu cáo người khác, như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thường trực Ban Bí thư cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền nghiên cứu phát triển, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đối ngoại.
Người đàn ông với hộ chiếu - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.08.2020
Vụ ông Phạm Phú Quốc: Quan chức Việt Nam không được phép mang hai quốc tịch
“Cán bộ Đảng viên ở nước ngoài xa Tổ quốc, hoạt động độc lập, càng cần nhận thức đúng, kiên định lý tưởng cách mạnh, bản lĩnh chính trị vững vàng, khả năng tự miễn dịch, tự đề kháng cao, luôn tỉnh táo, không bị tác động lôi kéo bởi bất cứ âm mưu, thủ đoạn của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào”, ông Võ Văn Thưởng khẳng định.
Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, cán bộ Đảng viên Ngoại giao còn phải là chiến sĩ tiên phong tuyên truyền, vận động thuyết phục đồng bào ta ở nước ngoài thấy rõ những quan điểm sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

‘Nhà ngoại giao giỏi phải là nhà chính trị giỏi’

Ông Võ Văn Thưởng đề cập đến một vấn đề quan trọng nữa tại Hội nghị Ngoại giao nhằm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hàng ngũ cán bộ đối ngoại.
Dẫn lại lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà ngoại giao, một nhà hoạt động đối ngoại giỏi trước hết phải là một nhà chính trị giỏi, luôn lấy lợi ích của quốc gia, dân tộc, chế độ làm kim chỉ nam trong hành động đồng thời phải có phong cách ứng xử văn hóa...
“Các nhà ngoại giao, các nhà hoạt động đối ngoại cần luôn ghi nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, đất nước, nhân dân, phải tự tin vững vàng, kiên định, khôn khéo và mưu lược”, ông Thưởng nhắc lại.
Thường trực Ban Bí thư bày tỏ, cán bộ ngành ngoại giao ít luân chuyển sang các lĩnh vực khác, và ngược lại cũng có ít cán bộ lĩnh vực khác được phân công bổ sung cho ngành ngoại giao đã “vô tình tạo ra sự khép kín”.
Vậy nên, thời gian tới, ngành ngoại giao cần nghiên cứu để làm tốt hơn việc cung cấp cán bộ cho ngành khác đồng thời tiếp nhận cán bộ ngành khác cho ngành ngoại giao.
© Ảnh : Lâm Khánh - TTXVNThường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham quan trưng bày ảnh về các hoạt động ngoại giao nổi bật của Việt Nam
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham quan trưng bày ảnh về các hoạt động ngoại giao nổi bật của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.12.2021
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham quan trưng bày ảnh về các hoạt động ngoại giao nổi bật của Việt Nam
Đồng chí Võ Văn Thưởng lưu ý, việc phân công Đại sứ làm Bí thư đảng ủy các đảng bộ tại nước ngoài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tuy nhiên, cũng phải chú ý phân định rõ vai trò, không nhầm lẫn công tác tránh độc đoán, chuyên quyền. Theo Thường trực Ban Bí thư, các chi bộ, Đảng bộ trong nước bị cái này nhiều thì tổ chức ngoài nước cũng không ngoại lệ, nên nếu không chú ý dễ mắc khuyết điểm này.
Bên cạnh đó, việc quản lý Đảng viên là vấn đề khó nhất, do đó không được để Đảng viên nào ra nước ngoài mà “không được bố trí sinh hoạt Đảng hay quản lý, giao nhiệm vụ”. Đối với Đảng viên mới cũng phải sâu sát, tạo điều kiện bổ sung sinh lực, chất lượng.
Ngoài tăng cường kiểm tra, giám sát, theo đồng chí Võ Văn Thưởng, phải kịp thời phát hiện sai phạm từ nội bộ, không để vi phạm nhỏ thành sai phạm lớn, tăng cường công tác bảo vệ cán bộ, chính trị nội bộ, bí mật của Đảng và Nhà nước.
“Phải chủ động phỏng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa”, Thường trực Ban Bí thư nêu rõ và nhấn mạnh, cần vận động kiều bào còn có định kiến để củng cố niềm tin, yên tâm hướng về Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала