https://kevesko.vn/20211221/10-nam-giac-mo-chinh-phuc-cong-nghe-vu-tru-cua-viet-nam-12965608.html
10 năm giấc mơ chinh phục công nghệ vũ trụ của Việt Nam
10 năm giấc mơ chinh phục công nghệ vũ trụ của Việt Nam
Sputnik Việt Nam
Trong suốt chặng đường phát triển, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã từng bước hiện thực hóa giấc mơ chinh phục vũ trụ của người Việt. 21.12.2021, Sputnik Việt Nam
2021-12-21T20:54+0700
2021-12-21T20:54+0700
2021-12-21T20:54+0700
việt nam
khoa học
vũ trụ
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/15/12965583_0:0:2000:1125_1920x0_80_0_0_5898c635de342aee895d8d8ecc214c80.jpg
Sáng 21/12, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập.Chặng đường hơn 10 năm cho giấc mơ vũ trụ của người ViệtPhát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Anh Tuấn – Tổng giám đốc VNSC nhấn mạnh, “giấc mơ” của Việt Nam về tự chủ phát triển vũ trụ trải qua chặng đường hơn 10 năm.Ông Tuấn cho biết, ý tưởng xây dựng một Trung tâm Vũ trụ quốc gia được ông đề xuất năm 2007 khi tham gia triển khai "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020". Điều này đã được ông ấp ủ sau khi đến thăm các cơ sở nghiên cứu và đào tạo vũ trụ ở nước ngoài.Ý tưởng của ông được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ủng hộ, đưa ra phác thảo, trao đổi với các đối tác Nhật Bản.Ngày 18/8/2008, Việt Nam chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Tư vấn Nhật Bản để lập báo cáo tiền khả thi cho dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam”. Ba nội dung chính của thỏa thuận bao gồm việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ vũ trụ và đào tạo nguồn nhân lực.Tháng 4.2009, Thủ tướng Chính phủ nhận được báo cáo đệ trình và đã ngay lập tức đồng ý chủ trương đầu tư. Trong vòng 3 năm, các đoàn cấp cao của Chính phủ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã đến Nhật Bản để thăm các cơ sở vũ trụ, vận động và ký kết vay vốn ODA cho dự án.Ngày 16/9/2011 là một dấu mốc của ngành vũ trụ Việt Nam khi Chính phủ chính thức thành lập Trung tâm Vệ tinh quốc gia thuộc VAST. Đơn vị sau đó được đổi tên thành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.Ngày 19/9/2012, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây được xem là dự án khoa học – công nghệ lớn nhất thời điểm đó.Các cơ sở khác của VNSC lần lượt được xây dựng, bao gồm Trung tâm Ứng dụng công nghệ vũ trụ TP.HCM (năm 2014), Phòng Vật lý thiên văn và Vũ trụ (năm 2015)… Cùng với đó là đội ngũ cán bộ, nhà khoa học, nghiên cứu dần được hoàn thiện, bổ sung.Dự kiến, toàn bộ dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ được chính thức hoàn thành vào năm 2023.Những thành quả bước đầu và mục tiêu tạo dựng nền công nghiệp vũ trụCác kết quả nghiên cứu của VNSC trong những năm vừa qua đã được đưa vào sử dụng trong các hệ thống theo dõi rừng, theo dõi lúa và nông nghiệp.Trong thời gian tới, trung tâm sẽ tập trung khai thác ảnh vệ tinh do hệ thống Vietnam Data Cube và vệ tinh LOTUSat-1 cung cấp. Bên cạnh đó, VNSC cũng phát triển hệ thống VietSCO nhằm ứng biến với thiên tai, theo dõi môi trường nước, sạt lở bờ biển.Ngày 9/11/2021, vệ tinh NanoDragon được phóng lên vũ trụ cùng 8 vệ tinh khác tại Nhật Bản. Đây là vệ tinh 100% của Việt Nam, do các nhà khoa học tại VNSC nghiên cứu, thiết kế, sản xuất trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano”.PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết, đội ngũ cán bộ nghiên cứu trình độ cao của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã được phát triển liên tục trong suốt chặng đường 10 năm vừa qua.Trung tâm nghiên cứu nhiều mảng trong lĩnh vực vũ trụ, phối hợp với các trường đại học hàng đầu trong nước. Ngoài ra, VNSC còn hết sức lưu ý đến công tác hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan vũ trụ trên thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Trung tâm cũng là thành viên của các tổ chức vũ trụ quốc tế như GEO, CEOS…PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết VNSC hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về vũ trụ, từ đó tạo kết nối nghiên cứu vũ trụ với doanh nghiệp, xây dựng nền công nghiệp vũ trụ để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.Kỳ vọng vào khả năng làm chủ công nghệTại lễ kỷ niệm, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trần Tuấn Anh đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao của Chính phủ về những thành tích trong công tác nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Trung tâm.PGS.TS. Trần Tuấn Anh cho biết, VNSC là đơn vị trẻ nhất cả về thời gian thành lập lẫn đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, những gì mà VNSC đã làm được trong 10 năm qua là rất xứng đáng được tuyên dương.Hai nhiệm vụ quan trọng nhất của VNSC là từng bước làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh Việt Nam và thực hiện Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.Theo PGS.TS. Trần Tuấn Anh, ban lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo, cán bộ VNSC sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Chia sẻ tại lễ kỷ niệm, TS Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - bày tỏ sự xúc động và mối lương duyên lâu dài với lĩnh vực này.Về phần mình, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng đã nhắc lại yêu cầu “phải làm chủ công nghệ” của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.TS. Nguyễn Văn Lạng xúc động chia sẻ, có thể những dấu ấn mà VNSC tạo ra chưa lớn nhưng bước đi, tầm nhìn và kỳ vọng là rất lớn. Cũng từ đó, Việt Nam nay đã chính thức góp mặt vào danh sách các quốc gia tham gia chinh phục vũ trụ của thế giới.Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tin rằng, Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ là dự án thành công.
https://kevesko.vn/20211216/viet-nam-muon-lot-top-the-gioi-viettel-lam-chu-5g-nham-den-6g-va-cong-nghiep-vu-tru-12884786.html
https://kevesko.vn/20211109/phong-thanh-cong-ten-lua-mang-ve-tinh-nanodragon-cua-viet-nam-vao-vu-tru-12412969.html
https://kevesko.vn/20211001/ve-tinh-nanodragon-cua-viet-nam-chinh-thuc-duoc-phong-vao-vu-tru-tu-nhat-ban-11138086.html
https://kevesko.vn/20210212/viet-nam-nay-da-khac-viettel-vao-chuoi-cung-ung-hang-khong-vu-tru-toan-cau-10077274.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/15/12965583_257:0:1757:1125_1920x0_80_0_0_912a7e8006f33cafea17497aecaf38f3.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, khoa học, vũ trụ
việt nam, khoa học, vũ trụ
Sáng 21/12, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) đã tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập.
Chặng đường hơn 10 năm cho giấc mơ vũ trụ của người Việt
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Phạm Anh Tuấn – Tổng giám đốc VNSC nhấn mạnh, “giấc mơ” của Việt Nam về tự chủ phát triển vũ trụ trải qua chặng đường hơn 10 năm.
Ông Tuấn cho biết, ý tưởng xây dựng một Trung tâm Vũ trụ quốc gia được ông đề xuất năm 2007 khi tham gia triển khai "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020". Điều này đã được ông ấp ủ sau khi đến thăm các cơ sở nghiên cứu và đào tạo
vũ trụ ở nước ngoài.
16 Tháng Mười Hai 2021, 01:14
Ý tưởng của ông được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam ủng hộ, đưa ra phác thảo, trao đổi với các đối tác Nhật Bản.
Ngày 18/8/2008, Việt Nam chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Tư vấn Nhật Bản để lập báo cáo tiền khả thi cho dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam”. Ba nội dung chính của thỏa thuận bao gồm việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ vũ trụ và đào tạo nguồn nhân lực.
Tháng 4.2009, Thủ tướng Chính phủ nhận được báo cáo đệ trình và đã ngay lập tức đồng ý chủ trương đầu tư. Trong vòng 3 năm, các đoàn cấp cao của Chính phủ và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã đến Nhật Bản để thăm các cơ sở vũ trụ, vận động và ký kết vay vốn ODA cho dự án.
Ngày 16/9/2011 là một dấu mốc của ngành vũ trụ Việt Nam khi Chính phủ chính thức thành lập Trung tâm Vệ tinh quốc gia thuộc VAST. Đơn vị sau đó được đổi tên thành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Ngày 19/9/2012, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam được khởi công xây dựng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây được xem là dự án khoa học – công nghệ lớn nhất thời điểm đó.
Các cơ sở khác của VNSC lần lượt được xây dựng, bao gồm Trung tâm Ứng dụng công nghệ vũ trụ TP.HCM (năm 2014), Phòng Vật lý thiên văn và Vũ trụ (năm 2015)… Cùng với đó là đội ngũ cán bộ, nhà khoa học, nghiên cứu dần được hoàn thiện, bổ sung.
Dự kiến, toàn bộ dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ được chính thức hoàn thành vào năm 2023.
Những thành quả bước đầu và mục tiêu tạo dựng nền công nghiệp vũ trụ
Các kết quả nghiên cứu của VNSC trong những năm vừa qua đã được đưa vào sử dụng trong các hệ thống theo dõi rừng, theo dõi lúa và nông nghiệp.
Trong thời gian tới, trung tâm sẽ tập trung khai thác ảnh vệ tinh do hệ thống Vietnam Data Cube và vệ tinh LOTUSat-1 cung cấp. Bên cạnh đó, VNSC cũng phát triển hệ thống VietSCO nhằm ứng biến với thiên tai, theo dõi môi trường nước, sạt lở bờ biển.
9 Tháng Mười Một 2021, 09:30
Ngày 9/11/2021, vệ tinh NanoDragon được phóng lên vũ trụ cùng 8 vệ tinh khác tại Nhật Bản. Đây là vệ tinh 100% của Việt Nam, do các nhà khoa học tại VNSC nghiên cứu, thiết kế, sản xuất trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano”.
PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết, đội ngũ cán bộ nghiên cứu trình độ cao của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã được phát triển liên tục trong suốt chặng đường 10 năm vừa qua.
Trung tâm nghiên cứu nhiều mảng trong lĩnh vực vũ trụ, phối hợp với các trường đại học hàng đầu trong nước. Ngoài ra, VNSC còn hết sức lưu ý đến công tác hợp tác quốc tế với nhiều cơ quan vũ trụ trên thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…). Trung tâm cũng là thành viên của các tổ chức vũ trụ quốc tế như GEO, CEOS…
PGS.TS Phạm Anh Tuấn cho biết VNSC hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về vũ trụ, từ đó tạo kết nối nghiên cứu vũ trụ với doanh nghiệp, xây dựng nền công nghiệp vũ trụ để đóng góp vào sự
phát triển kinh tế - xã hội.
“Giấc mơ, và giờ đây là con đường phát triển vũ trụ Việt Nam còn rất nhiều khó khăn và chông gai. Nhưng đúng như slogan – Liftoff your dream, VNSC với đội ngũ trẻ, tràn đầy tâm huyết đang có những bước đi vững chắc để tiếp tục hiện thực hóa giấc mơ và con đường ấy, cho vũ trụ Việt Nam bay lên”, Tổng giám đốc VNSC bày tỏ.
Kỳ vọng vào khả năng làm chủ công nghệ
Tại lễ kỷ niệm, Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trần Tuấn Anh đã trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao của Chính phủ về những thành tích trong công tác nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ vũ trụ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Trung tâm.
PGS.TS. Trần Tuấn Anh cho biết, VNSC là đơn vị trẻ nhất cả về thời gian thành lập lẫn đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, những gì mà VNSC đã làm được trong 10 năm qua là rất xứng đáng được tuyên dương.
Hai nhiệm vụ quan trọng nhất của VNSC là từng bước làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh Việt Nam và thực hiện Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.
Theo PGS.TS. Trần Tuấn Anh, ban lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam luôn tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo, cán bộ VNSC sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Chia sẻ tại lễ kỷ niệm, TS Nguyễn Văn Lạng - Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - bày tỏ sự xúc động và mối lương duyên lâu dài với lĩnh vực này.
Về phần mình, Chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Văn Lạng đã nhắc lại yêu cầu “phải làm chủ công nghệ” của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
“Tôi nghĩ rằng công nghệ cao, trong đó có công nghệ vũ trụ, và Trung tâm Vũ trụ Việt Nam là dự án lớn nhất được đầu tư về cơ sở hạ tầng Khoa học – Công nghệ từ trước đến nay”, TS. Nguyễn Văn Lạng cho biết.
TS. Nguyễn Văn Lạng xúc động chia sẻ, có thể những dấu ấn mà VNSC tạo ra chưa lớn nhưng bước đi, tầm nhìn và kỳ vọng là rất lớn. Cũng từ đó, Việt Nam nay đã chính thức góp mặt vào danh sách các quốc gia tham gia chinh phục vũ trụ của thế giới.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tin rằng, Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam sẽ là dự án thành công.