Sáng 28/12: Việt Nam về đích sớm tiêm chủng, điều trị hơn 7.600 ca COVID-19 nặng
© Ảnh : Văn Dũng-TTXVNĐà Nẵng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cung cấp dịch vụ thiết yếu.
© Ảnh : Văn Dũng-TTXVN
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 1,26 triệu bệnh nhân COVID-19 đã điều trị khỏi bệnh. Gần 70% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Bao phủ 2 mũi tiêm cho gần 70% dân số
Đây là kết quả đáng khích lệ của Việt Nam trong nỗ lực phòng, chống dịch COVID-19 suốt thời gian qua.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng thứ 52/63 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thực hiện mục tiêu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 66% dân số.Tỉ lệ này đã vượt mức mục tiêu mà WHO đề ra đến hết năm 2021 là 40% dân số của mỗi quốc gia được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Việt Nam xếp thứ 8 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Mexico, Pakistan, Đức về số liều vaccine được tiêm. Trong số đó, chỉ có Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức là đạt được mục tiêu tiêm bao phủ 2 mũi vaccine cho người dân.
© Ảnh : Minh Quyết - TTXVNHà Nội triển khai tiêm vaccine diện rộng tại khu công nghiệp.
Hà Nội triển khai tiêm vaccine diện rộng tại khu công nghiệp.
© Ảnh : Minh Quyết - TTXVN
Cũng theo đánh giá của WHO, tốc độ tiêm bao phủ vaccine “thần tốc” của Việt Nam thể hiện rõ qua quyết sách đúng đắn, kịp thời về phòng, chống dịch COVID-19.
Tuy nhiên, theo tính toán của WHO đến tháng 4/2022 Việt Nam mới có thể đạt được mục tiêu bao phủ vaccine cho người dân. WHO tin tưởng rằng, với những nỗ lực trong việc tiếp cận nguồn vắc xin, thực hiện chiến dịch tiêm chủng và sự hưởng ứng của người dân, Việt Nam đã về đích sớm.
Nhờ vào việc đẩy nhanh công tác tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản đang giúp tỉ lệ tử vong do COVID-19 tại Việt Nam ở mức 1,9% ca bệnh. Đây là mức thấp so với các nước trong khu vực.
Các chuyên gia khuyến cáo mặc dù đã tiêm đủ liều vaccine, nhưng mọi người vẫn cần tuân thủ 5K để tránh bị nhiễm SARS-CoV-2.
28 Tháng Mười Hai 2021, 07:32
TP. HCM đẩy nhanh tiến độ tiêm phủ, COVID-19 tại miền Tây chưa hạ nhiệt
Như Sputnik đã đưa tin trước đó, tình hình dịch tại TP. HCM có dấu hiệu khả quan. Phát biểu tại họp báo chiều 27/12, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP. HCM, cho biết:
“TP. HCM hiện đã tiêm được 133.037 liều bổ sung, 367.724 liều nhắc lại. Theo kế hoạch ban đầu, Thành phố hoàn thành tiêm mũi 3 vào quý 1/2022. Tuy nhiên, trong tình hình mới, Thành phố sẽ quyết tâm, cố gắng tiêm trước ngày 30/1/2022 để bà con được đảm bảo an toàn, an tâm về quê đón tết Nguyên đán”.
Từ kinh nghiệm triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trước đây, TP. HCM sẽ không tổ chức tiêm tập trung đông người nhằm đảm bảo giãn cách an toàn. Do vậy từng quận huyện sẽ lên kế hoạch chi tiết về việc tiêm chủng mũi 3 trên địa bàn.
Các địa phương huy động từ tất cả các nguồn gồm y tế tư nhân (bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân, phòng khám đa khoa, chuyên khoa..) và y tế công lập (trạm y tế), thành lập các đội tiêm đủ tiêu chuẩn đi đến từng cơ sở, cơ quan, xí nghiệp, các khu chế xuất… để tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
© Ảnh : Thu Hương - TTXVNTP Hồ Chí Minh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu.
TP Hồ Chí Minh triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho lực lượng tuyến đầu.
© Ảnh : Thu Hương - TTXVN
Hiện nay, TP.HCM vẫn còn khoảng 1,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại.
Trong khi đó, các tỉnh miền Tây vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt về số ca nhiễm COVID-19. Cà Mau vẫn là tỉnh có số ca nhiễm cao nhất tại khu vực này trong thời gian gần đây. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Cà Mau ghi nhận 1.009 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 910 F0 cộng đồng.
Đứng thứ hai là tỉnh Vĩnh Long. Tới ngày 28/12 ghi nhận 892 ca mắc COVID-19, trong đó 489 F0 cộng đồng; trong ngày thêm 12 ca tử vong nâng số tử vong lên 290.
Một số các tỉnh thành khác tại đây như TP. Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu…có số lượng F0 từ hơn 500 - 700 ca.