Vụ kit xét nghiệm Việt Á: Bộ KH&CN đổi lỗi cho ‘báo chí’?
© Ảnh : TTXVN phát Nhân viên y tế huyện Con Cuông lấy mẫu test nhanh cho người dân địa phương
© Ảnh : TTXVN phát
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Với lý giải “do các cơ quan báo chí chính thống”, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) mới đây đã có động thái đính chính thông tin "kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Á được WHO chấp thuận".
Liệu đây có phải là bước đi “đổ lỗi” của cơ quan chức năng liên quan đến vụ việc nêu trên?
Tổng hợp thông tin sai từ báo chính thống
Bộ KH&CN cho biết, cơ quan này đã gỡ bỏ thông tin liên quan đến việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận kit xét nghiệm Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á trên website của Bộ. Ngay sau đó, Bộ KH&CN đã đính chính trên cổng thông tin của mình.
“Nội dung thông tin xin được đính chính như sau: 'Ngày 24/4/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận yêu cầu xin đánh giá sử dụng khẩn cấp (EUL) cho bộ kit LightPower iVA SAR-CoV-2 1st RT-rPCR Kit của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á” - bản tin của Bộ KH&CN nêu.
Theo giải thích của Bộ KH&CN, từ ngày 25 đến 26-4-2020, một số cơ quan báo chí chính thống đã đăng tải bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới (WHO) chấp thuận.
© Ảnh : extranet.who.int/ScreenshotKết quả thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới với bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á là “Not Accepted”
Kết quả thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới với bộ xét nghiệm Covid-19 của Việt Á là “Not Accepted”
© Ảnh : extranet.who.int/Screenshot
Do tổng hợp nguồn tin từ các cơ quan báo chí chính thống, vào lúc 15 giờ 36 ngày 26/4/2020, bản tin "Bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức y tế thế giới chấp thuận" đã được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN (www.most.gov.vn).
Đáng chú ý, bản tin này sau đó đã được gửi tới một số phóng viên theo dõi lĩnh vực KH&CN tham khảo.
"Sau khi phát hiện có sai sót, để có thời gian xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình, bản tin đã được tạm gỡ trên Cổng thông tin của Bộ KH&CN" - Bộ KH&CN cho biết.
Thừa nhận sơ suất, rút bài học kinh nghiệm
Sau khi sự việc xảy ra, ông Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các khối ngành Kinh tế - Kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, thừa nhận:
“Bộ đã chưa xem xét kỹ lưỡng thông tin phản hồi của WHO về bộ kit test của Công ty Việt Á. WHO mới chỉ "chấp thuận đưa kit test này vào quy trình đánh giá xem xét sử dụng", không phải "chấp thuận sử dụng”. Đây là sơ suất của Bộ KH&CN”.
Như Sputnik đã đưa tin, ngày 17/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.
Trước đó, vào tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành cho sản phẩm kit xét nghiệm COVID-19. Đến nay, Công ty Việt Á đã cung ứng các kit xét nghiệm này cho CDC và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, ông Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Bước đầu, cơ quan điều tra làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm COVID-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỷ đồng.